Vai trò của ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước ở việt nam (Trang 26 - 31)

1.1. Cơ sở lý luận về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước

1.1.5. Vai trò của ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước:

1.1.5.1. Vai trò của ứng dụng CNTT đối với phát triển xã hội nói chung:

Ngày nay CNTT đã ở một bước phát triển cao và có tác động vô cùng to lớn đối với xã hội loài người, CNTT không chỉ thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế, mà còn kéo theo sự biến đổi trong phương thức sáng tạo của cải, trong lối sống và tư duy của con người trong nền kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế toàn cầu hoá hiện nay, với sự phát triển của internet, thương mại điện tử đang trở thành một lĩnh vực phát triển rất mạnh mẽ, nó thúc đẩy các ngành sản xuất dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới, và đặc biệt quan trọng với các nước đang phát triển, nhất là đối với những vùng xa xôi hẻo lánh, các nước và các vùng này có cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế. CNTT là chiếc chìa khoá để mở cánh cổng vào nền kinh tế tri thức. CNTT sẽ nhanh chóng thay đổi thế giới một cách mạnh mẽ, sự chuyển đổi này có vị thế trong lịch sử như một cuộc cách mạng KT-XH và có ảnh hưởng to lớn đến đời sống con người. Đối với y tế, việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và CNTT đã trở thành một hình thức phổ biến có tác dụng hỗ trợ kịp thời và thiết thực trong việc chữa bệnh cho nhân dân. Trong lĩnh vực Giáo dục, đào tạo việc ứng dụng CNTT đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp, các bậc học, mở rộng thêm nhiều loại hình đào tạo như đào tạo từ xa, phối hợp liên kết giữa các trường, các Quốc gia với nhau đang nhằm đưa chất lượng giáo dục của nước ta ngang bằng với các nước trong khu vực và trên thế giới. Sự phát triển của CNTT đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế, phương thức tổ chức và sản xuất, cách tiếp cận của từng người tới tri thức, giải trí, phương pháp tư duy và giải quyết công việc và các mối quan hệ trong xã hội. Sáng tạo ra những giá trị mới và các việc làm mới, cuộc cách mạng này sẽ mang lại những thị trường mới và những nghề nghiệp mới với những đột phá công nghệ có tính thách thức đối với toàn thế giới. An ninh, quốc

phòng cũng có những thay đổi cơ bản, CNTT đã tạo ra những thế hệ vũ khí, phương tiện chiến tranh "thông minh", từ đó xuất hiện hình thái chiến tranh, phương thức tác chiến mới, làm thay đổi sâu sắc học thuyết quân sự của nhiều quốc gia.

Vì vậy với sự phát triển như vũ bão của CNTT hiện nay, quốc gia nào, dân tộc nào nhanh chóng nắm bắt và làm chủ được CNTT thì sẽ khai thác được nhiều hơn, nhanh hơn lợi thế của mình. Và cũng chính từ đây nảy sinh một thách thức rất lớn đối với các nước đang phát triển như nước ta đó là làm thế nào để phát huy được thế mạnh của CNTT thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay tất yếu phải khai thác được những tiềm năng thế mạnh của CNTT, thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT, coi đó là một điều kiện cần thiết để đạt được những mục tiêu của giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Xác định rõ vai trò quan trọng của CNTT đối với sự phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước đã chú trọng đến việc thúc đẩy ứng dụng Công nghệ thông tin với nhiều chủ trương, chỉ thị, văn bản, nghị quyết phù hợp với tình hình đất nước trong từng giai đoạn, trong đó đáng chú ý là:

Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30/03/1991 của Bộ Chính trị về khoa

học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới đã nêu: “Tập trung sức phát triển

của một số ngành khoa học công nghệ mũi nhọn như điện tử, tin học, …”.

Nghị quyết số 49/CP ngày 04/08/1993 của Chính phủ về “Phát triển

công nghệ thông tin ở Việt Nam trong những năm 90”.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa VII,

ngày 30/07/1994 xác định: “Ưu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ

tiên tiến, như công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu điện tử hóa và tin học hóa nền kinh tế quốc dân”.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh:

“Ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo

ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả; hình thành mạng thông tin quốc gia liên kết với một số mạng thông tin quốc tế…”

Đặc biệt là chỉ thị số 58-CT/TW, ngày 17/10/2000, về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa: “Công nghệ thông tin là một trong các công cụ và động lực

quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của thế giới hiện đại. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

1.1.5.2. Vài trò của ứng dụng CNTT đối với hoạt động của các CQNN:

Ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước góp phần nâng cao năng lực quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước, phục vụ tốt hơn, có hiệu quả hơn cho người dân và doanh nghiệp và góp phần đẩy nhanh tiến trình đơn giản hóa thủ tục hành chính. Cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính cần được chứng minh theo một cách nhanh chóng, có thể đo lường được cần phải ứng dụng tin học, ngược lại ứng dụng tin học phải được xem là chìa khóa để “mở và đo lường được” nhận thức về công khai, minh bạch trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính như các quốc gia phát triển đã từng thành công.

- Tăng năng suất, hiệu quả công việc của CBCNV: Ứng dụng CNTT sẽ giúp CBNV rút ngắn thời gian giải quyết công việc, giải quyết được nhiều công việc hơn trong một đơn vị thời gian; sự phối hợp hợp tác trong công việc dễ dàng hơn, nhanh hơn và rộng hơn nhiều so với không ứng dụng CNTT.

Bên cạnh đó, CNTT giúp cho CBCNV lao động chuyên nghiệp, khoa học và năng động hơn. Bởi lẽ, khi ứng dụng CNTT sẽ loại bỏ được nhiều quy trình, thủ tục rườm rà; cho phép sắp xếp, lưu trữ, tra cứu hồ sơ tài liệu dễ dàng hơn, nhanh hơn, ngăn nắp hơn; tốc độ trao đổi, hồi đáp thông tin nhanh hơn, đòi hỏi CBCNV phải năng động hơn.

- Giảm chi phí hành chính: Ứng dụng CNTT sẽ giúp giảm văn bản giấy, từ đó giảm chi phí văn phòng phẩm; trao đổi qua phương tiện điện tử sẽ giảm chi phí bưu phẩm, thư tín, nhân công; sử dụng văn bản điện tử sẽ giảm chi phí hạ tầng phục vụ lưu trữ bản giấy;... CNTT cho phép tổ chức các hội nghị, hội thảo, cuộc họp trực tuyến, từ đó giảm chi phí đi lại, ăn ở,...

- Là yếu tố thức đẩy thực hiện quả chính sách tinh giản biên chế: Ứng dụng CNTT sẽ giúp tăng năng suất lao động, nhu cầu về nhân lực sẽ giảm bớt, từ đó giảm sức ép tăng biên chế của mỗi cơ quan đơn vị, mặt khác nó sẽ giúp cơ cấu lại lao động hợp lý hơn, đó cũng là cơ sở để tinh giản biên chế.

- Đơn giản hóa, tinh gọn quy trình, thủ tục nội bộ: Quy trình, thủ tục càng đơn giản bao nhiêu, thì việc ứng dụng CNTT càng khả thi bấy nhiêu. Một phần mềm tin học viết cho một nghiệp vụ, nếu càng ít bước thực hiện, ít điều kiện kèm theo, thì càng dễ viết và thực hiện ít bị vướng mắc. Như vậy có thể nói, để ứng dụng CNTT hiệu quả, các quy trình, thủ tục cần phải đơn giản hóa tối đa.

- Tham mưu tốt hơn nhờ có nhiều thông tin: Ứng dụng CNTT sẽ giúp công chức nhà nước thu thập được nhiều thông tin hơn ngược lại chia sẻ thông tin tốt hơn, từ đó có được thông tin đa chiều để nghiên cứu, tham khảo

trước khi đưa ra ý kiến tham mưu, đề xuất. Một ý kiến tham mưu, một quyết định hành chính được đưa ra từ kết quả phân tích, đánh giá thông tin đa chiều sẽ đem lại tính đúng đắn cao.

- Xử lý công việc mọi lúc, mọi nơi: CNTT giúp CNCBV nhà nước có thể xử lý công việc, cung cấp thông tin, cũng như giao dịch khác mọi lúc mọi nơi qua môi trường mạng khi có yêu cầu. Qua đó, đáp ứng nhanh kịp thời yêu cầu của đối tượng quản lý và đối tác.

- Giảm bớt phiền hà cho người dân, tổ chức; hạn chế tiêu cực: Ứng dụng CNTT cho phép cơ quan nhà nước xây dựng và chia sẻ cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Khi đó, nhiều giấy tờ liên quan đến thủ tục hành chính, cơ quan quản lý có thể tra cứu trên hệ thông cơ sở dữ liệu để xác minh, đối tượng quản lý không phải giao nộp bản giấy như hiện nay. Làm được điều này, sẽ giảm phiền hà và tiết kiệm thời gian, kinh phí và công sức của người dân, doanh nghiệp. Ngoài ra, khi ứng dụng CNTT cung cấp dịch vụ công trực tuyến, mức độ càng cao, thì người dân càng ít phải tiếp xúc trực tiếp với người giải quyết công vụ, khi đó sẽ hạn chế tối đa hiện tượng tiêu cực khi giải quyết thủ tục hành chính.

- Trình độ, năng lực của công chức không ngừng nâng cao, nhờ được đào tạo, bồi dưỡng nhiều hơn: CNTT sẽ giúp CBCNV dễ dàng tìm hiểu, nghiên cứu nhiều nguồn tài liệu chia sẻ trên môi trường mạng (hay nói cách khác, CBCNV sẽ có môi trường tốt hơn trong tự học tập); CNTT giúp một khóa đào tạo, bồi dưỡng được tổ chức cho nhiều người được tham dự hơn thông qua hình thức đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến.

- Thực hiện tốt hơn chủ trương công khai, minh bạch hoạt động quản lý nhà nước: Với quy định phải xây dựng website và quy định những thông tin phải cung cấp trên đó, chính sách công khai, minh bạch thông tin quản lý ngày

càng thực tế hơn. Mặt khác, thông qua website hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách quản lý,... đến đối tượng quản lý sẽ hiệu quả hơn.

Còn nhiều những lợi ích khác khi ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Có thể nói rằng, ứng dụng tốt CNTT trong hoạt động quản lý nhà nước sẽ tạo nên nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, nền hành chính vì dân.

1.2. Kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước của một số quốc gia và bài học rút ra cho Việt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước ở việt nam (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)