2.3. Phân tích tình hình ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà
2.3.2. Tại các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương:
2.3.2.1 Hạ tầng kỹ thuật:
Bảng 2.10. Hạ tầng kỹ thuật của CQĐP
TT Chỉ tiêu Giá trị
2011 2012 2013 2014
1 Tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại cố định 40.70% 39.90% 37.90% 33.30% 2 Tỷ lệ hộ gia đình có TV 82.60% 87.50% 88.60% 88.50% 3 Tỷ lệ hộ gia đình có máy tính 16.80% 18.80% 22.10% 24.20%
4 Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet
băng rộng 8.90% 11.30% 15.00% 17.20%
5 Tỷ lệ MT/CBCC trong các CQNN của
tỉnh, TP 0.38 0.58 0.6 0.65
6 Tỷ lệ MT trong các CQNN có kết nối
Internet băng rộng 79.60% 88.80% 89.40% 96.00%
7 Tỷ lệ tỉnh có Trung tâm dữ liệu 88.90% 88.90% 95.20% 8 Giải pháp an toàn thông tin
8.1 Tường lửa
Sở, ban, ngành 47.30% 49.80% 57.10% Quận, huyện 49.10% 50.10% 59.80% 8.2 Lọc thư rác UBND tỉnh 50.80% Sở, ban, ngành 32.60% 40.20% 49.50% Quận, huyện 41.40% 43.40% 52.40% 8.3 Phòng chống virus UBND tỉnh 60.30% Sở, ban, ngành 83.00% 90.90% 92.30% Quận, huyện 79.90% 90.00% 94.50% 9 Tỷ lệ máy tính/CBNV trong các DN 0.48 0.27 0.31 0.38
10 Tỷ lệ các DN có kết nối Internet băng
rộng 58.50% 56.20% 76.10% 82.50%
11 Tỷ lệ đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật/CBCC, VNĐ 1,859,1 93 3,663,8 20 2,102,0 92 2,327,6 97
12 Tỷ lệ đầu tư cho hạ tầng ATTT/CBCC,
VNĐ 250,058 221,475 313,398
Nguồn: Bộ Thông tin Truyền thông và Hội Tin học Việt Nam
Theo số liệu tổng hợp tại Bảng 2.5 cho thấy, hạ tầng kỹ thuật CNTT tại các CQĐP thấp hơn so với CQCP. Tuy vậy, các tỷ lệ đạt được khá cao: Tỷ lệ máy tính trên tổng số CBCNV đạt trên 65% và tỷ lệ máy tính được kết nối internet băng rộng đạt 96% . Ngoài ra, hầu hết các địa phương đều đã xây dựng trung tâm dữ liệu riêng của địa phương mình. Cùng với đó, tỷ lệ người dân có máy tính và kết nối internet của người dân đang tăng theo từng năm, mặc dù hiện tại tỷ lệ này chưa cao (có máy tính trên 24%; kết nối internet trên 17%). Tổng hợp các số liệu này cho thấy hạ tầng CNTT tại các địa phương
triển khai ứng dụng CNTT, đặc biệt ứng dụng cung cấp các dịch vụ công đến người dân.
Việc áp dụng các giải pháp an toàn thông tin tại các CQĐP như tường lửa, chống thư rác, diệt virus có chuyển biến tốt theo từng năm, tuy nhiên tỷ lệ thực hiện còn thấp. Cũng như đánh giá đối với CQCP, nguy cơ mất an toàn thông tin tại CQĐP là rất cao. Đây là vấn đề mà địa phương cần phải khắc phục quyết liệt trong giai đoạn tiếp theo.
Bảng số liệu trên phản ánh việc đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật và an toàn thông tin ở CQĐP còn thấp (đầu tư cho hạ tầng bằng 1/5 và đầu tư an toàn thông tin bằng 1/10 của CQCP). Đây thực sự là rào cản lớn cho phát triển ứng dụng, cũng như đảm bảo an toàn thông tin tại CQĐP.
2.3.2.2. Hạ tầng nhân lực:
Dưới đây là bảng số liệu tổng hợp về hạ tầng nhân lực của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giai đoạn 2011-2014
Bảng 2.11. Hạ tầng nhân lực của CQĐP
TT Chỉ tiêu Giá trị
2011 2012 2013 2014
1 Tỷ lệ các trường tiểu học có
giảng dạy tin học 34.40% 43.60% 47.60% 49.30%
2 Tỷ lệ các trường THCS có giảng
dạy tin học 64.40% 71.90% 78.90% 80.70%
3 Tỷ lệ các trường THPT có giảng
dạy tin học 100% 97.60% 99.70% 99.90%
4 Tỷ lệ trường cao đẳng, đại học có
chuyên ngành CNTT 68.80% 71.50% 73.10%
6 Tỷ lệ cán bộ chuyên trách ATTT 0.40% 0.50% 0.60%
7 Tỷ lệ CBCC các sở TTTT được
tập huần về PMNM 89.10% 94.40% 96.10% 98.30%
8 Tỷ lệ CBCC các CQNN của tỉnh
được tập huấn về PMNM 14.70% 28.00% 32.70% 48.00%
9 Tỷ lệ chi cho đào tạo
CNTT/CBCCVC, VNĐ 133,838 131,067 146,131 134,905
Nguồn: Bộ Thông tin Truyền thông và Hội Tin học Việt Nam
Theo bảng số liệu, tỷ lệ các trường có giảng dạy tin học tăng theo cấp học và tăng theo hàng năm. Tiêu chí này cho thấy trong tương lai gần, lực lượng CBCNV nói riêng và người dân nói chung biết máy tính sẽ tăng lên và thậm chí hầu hết đều biết sử dụng máy tính. Bên cạnh đó, các trường cao đảng, đại học có chuyên ngành CNTT chiếm tỷ lệ cao, có thể nói rằng nguồn nhân lực chuyên trách CNTT là tương đối dồi dào.
Các tỷ lệ về CBCNV biết máy tính, CBCNV chuyên trách về CNTT được tập huấn về phần mềm nguồn mở hiện tại của các địa phương tương đối cao. Tuy vậy, tỷ lệ cán bộ chuyên trách CNTT và mức chi cho đào tạo CNTT cho CBCNV còn rất thấp (chuyên trách CNTT chưa bằng 1/3 và chi đào tạo chư bằng 1/12 của CQCP).
2.3.2.3. Ứng dụng CNTT:
Dưới đây là bảng tổng hợp chi tiết về thực trạng ứng dụng CNTT tại CQĐP giai đoạn 2011-2014. Trong bảng này, một số chỉ tiêu ứng dụng CNTT được thống kê, tổng hợp theo 2 nhóm gồm: Thành phố trực thuộc Trung ương và các tỉnh còn lại.
Bảng 2.12. Thực trạng ứng dụng CNTT tại CQĐP giai đoạn 2011-2014 TT Chỉ tiêu Giá trị 2011 2012 2013 2014 1 Tỷ lệ CBCC được cấp hòm thư điện tử chính thức 42.00% 40.80% 51.10% 52.90% Tỷ lệ CBCC của 05 TP được cấp hòm thư điện tử chính thức 58.10% 60.40% 82.30% 96.80% Tỷ lệ trung bình CBCC của các
tỉnh được cấp hòm thư điện tử 40.40% 38.80% 48.50% 48.60%
2 Tỷ lệ CBCC sử dụng thư điện
tử trong công việc 43.20% 34.60% 49.70% 48.80%
Tỷ lệ CBCC của 05 TPTƯ sử
dụng thư điện tử trong công việc 52.60% 56.80% 79.80% 91.00%
Tỷ lệ CBCC các tỉnh sử dụng
thư điện tử trong công việc 42.40% 32.40% 47.10% 44.70%
3 Tin học hóa các thủ tục hành chính ở các sở, ban, ngành
Tỷ lệ TTHC được thực hiện
hoàn toàn trên máy tính 28.90% 31.30% 30.60% 26.40% Tỷ lệ TTHC được thực hiện
một phần trên máy tính 46.90% 48.20% 52.10% 55.60% Tỷ lệ TTHC được thực hiện
hoàn toàn thủ công 24.20% 20.50% 17.30% 18.00% 4 Tin học hóa các thủ tục hành
chính ở UBND quận, huyện Tỷ lệ TTHC được thực hiện
hoàn toàn trên máy tính 30.60% 34.10% 42.80% 35.60% Tỷ lệ TTHC được thực hiện
một phần trên máy tính 38.40% 43.40% 47.70% 51.60% Tỷ lệ TTHC được thực hiện
hoàn toàn thủ công 31.00% 22.50% 9.50% 12.90%
5 Tin học hóa các thủ tục hành chính ở UBND các phường, xã
Tỷ lệ TTHC được thực hiện
hoàn toàn trên máy tính 19.30% 25.10% 23.70% 23.40% Tỷ lệ TTHC được thực hiện
một phần trên máy tính 40.40% 39.30% 47.90% 49.20% Tỷ lệ TTHC được thực hiện
hoàn toàn thủ công 40.30% 35.60% 28.30% 27.40% 6 Triển khai các ứng dụng cơ bản
tại UBND tỉnh, TP
Quản lý văn bản và điều hành
công việc trên mạng 96.80% 96.80% 95.20% 98.40%
Quản lý VB - ĐH công việc trên
mạng ở 05 thành phố TƯ 100.00% 100.00% 100.00% 100.00%
Quản lý VB - ĐH công việc trên
mạng ở các tỉnh còn lại 96.60% 96.60% 94.80% 98.30% Hệ thống một cửa điện tử 38.10% 34.90% 41.30% 50.80% Quản lý nhân sự 63.50% 63.50% 66.70% 69.80% Quản lý TC-KT: 98.40% 100% 100.00% 96.80% Quản lý TSCĐ 73.00% 76.20% 73.00% 79.40% Ứng dụng chữ ký số 11.10% 30.20% 47.60%
7 Triển khai các ứng dụng cơ bản tại các sở, ban, ngành
Quản lý văn bản và điều hành
công việc trên mạng 60.30% 67.30% 75.30% 80.10% Hệ thống một cửa điện tử 13.40% 16.80% 23.20% 22.60%
Quản lý nhân sự 39.50% 41.80% 46.50% 45.60%
Quản lý TC-KT: 89.20% 90.90% 89.60% 87.60%
Quản lý TSCĐ 46.20% 51.80% 56.50% 51.40%
Ứng dụng chữ ký số 9.50% 22.70% 24.20%
8 Triển khai các ứng dụng cơ bản tại UBND các quận, huyện
Quản lý văn bản và điều hành
công việc trên mạng 66.00% 78.60% 83.50% 87.50% Hệ thống một cửa điện tử 41.10% 47.00% 54.20% 56.80%
Quản lý TC-KT: 93.60% 95.50% 94.60% 96.70%
Quản lý TSCĐ 53.30% 65.50% 64.20% 62.60%
Ứng dụng chữ ký số 10.10% 29.40% 30.00%
9 Sử dụng văn bản điện tử tại Văn phòng UBND tỉnh A. Nội bộ
Giấy mời họp 81.00% 88.90%
Tài liệu phục vụ cuộc họp 81.00% 88.90%
Văn bản để biết, để báo cáo 81.00% 88.90%
Thông báo chung của cơ quan 81.00% 85.70%
Các tài liệu cần trao đổi trong
quá trình xử lý công việc 81.00% 87.30%
B. Vởi cơ quan, tổ chức, cá nhân bên ngoài
Văn bản hành chính 63.50% 76.20%
Hồ sơ công việc 55.60% 68.30%
Gửi bản điện tử kèm theo văn
bản giấy cho Chính phủ 74.60% 82.50%
Gửi bản điện tử kèm theo văn
bản giấy cho UBND các cấp 69.80% 82.50%
10 Sử dụng văn bản điện tử tại các sở, ban, ngành
A. Nội bộ
Giấy mời họp 82.10% 84.40% 90.00%
Tài liệu phục vụ cuộc họp 82.70% 86.70% 93.70% Văn bản để biết, để báo cáo 86.00% 88.80% 93.70% Thông báo chung của cơ quan 79.50% 87.30% 92.00% Các tài liệu cần trao đổi trong
quá trình xử lý công việc 83.60% 89.00% 94.00%
B. Vởi cơ quan, tổ chức, cá nhân bên ngoài
Văn bản hành chính 64.00% 72.00% 83.30%
Gửi bản điện tử kèm theo văn
bản giấy cho Chính phủ 55.10% 66.70% 76.10%
Gửi bản điện tử kèm theo văn
bản giấy cho UBND các cấp 72.00% 80.40% 90.30%
11 Sử dụng văn bản điện tử tại các quận, huyện
A. Nội bộ
Giấy mời họp 85.10% 85.40% 89.90%
Tài liệu phục vụ cuộc họp 83.20% 87.60% 94.30% Văn bản để biết, để báo cáo 87.10% 89.00% 94.70% Thông báo chung của cơ quan 82.90% 86.90% 93.60% Các tài liệu cần trao đổi trong
quá trình xử lý công việc 89.10% 90.40% 95.20%
B. Với cơ quan, tổ chức, cá nhân bên ngoài
Văn bản hành chính 69.30% 75.20% 83.10%
Hồ sơ công việc 51.90% 66.50% 70.70%
Gửi bản điện tử kèm theo văn
bản giấy cho Chính phủ 42.50% 60.80% 71.20%
Gửi bản điện tử kèm theo văn
bản giấy cho UBND các cấp 76.40% 83.20% 89.80%
12 Tỷ lệ tỉnh, thành phố có Website /Cổng TTĐT 98.4% 100.0% 100.0% 100.0% 13 Tỷ lệ DV công trực tuyến/Tổng số DV công 85.9% 93.8% 96.1% 84.1% Tỷ lệ DV công trực tuyến mức 1 23.0% 21.3% 19.6% 97.6% Tỷ lệ DV công trực tuyến mức 2 75.7% 78.8% 78.6% 97.6% Tỷ lệ DV công trực tuyến mức 3 1.3% 1.6% 1.7% 2.3% Tỷ lệ DV công trực tuyến mức 4 0.02% 0.03% 0.02% 14 Tỷ lệ sở, ngành, quận, huyện có website 78.9% 84.6% 90.0%
15 Tỷ lệ chi cho ƯD CNTT/CBCC,
VNĐ 1831967 4750511 1768894 2448022
* Về tỷ lệ được cấp hòm thư điện tử:
Theo thống kê, tỷ lệ CBCNV được cấp hòm thư điện tử của thành phố thuộc Trung ương (96,8%), cao hơn nhiều so với các tỉnh thành khác (48,6%), thậm chí cao hơn CQCP (73,1%). Cùng với đó, tỷ lệ sử dụng thư điện tử trong công việc tại thành phố (91%) gấp đôi tỷ lệ này ở các tỉnh, cao hơn 20% sơ với CQCP. Điều này chứng tỏ rằng tại các thành phố thuộc Trung ương triển khai việc cấp và sử dụng thư điện tử trong công việc đang đi đầu và hiệu quả hơn các tỉnh khác và CQCP.
* Về tỷ lệ tin học hóa thủ tục hành chính:
Theo số liệu tổng hợp, tỷ lệ THHC được tin học hóa hoàn toàn tại các đơn vị hành chính của CQĐP đạt từ 23 - 36% tổng số TTHC. Trong đó cơ quan cấp quận, huyện đạt tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là các sở, ban ngành, thấp nhất là cấp phường xã. Tỷ lệ TTHC được tin học hóa một phần chiếm tỷ lệ lớn nhất, từ 49-56%. Tỷ lệ THHC còn thực hiện thủ công, chiếm từ 13-27%. Như vậy, có thể thấy rằng tỷ lệ TTHC được tin học hóa tại các địa phương tương đối cao. Nếu đối chiếu với hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng nhân sự như trên, có thể đánh giá các địa phương đã ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC tương đối hiệu quả.
* Về ứng dụng cơ bản:
Số liệu cho thấy, tương tự như tại cơ quan Bộ, tỷ lệ sử dụng phần mềm QLVB-ĐHCV tại UBND tỉnh, thành phố đạt được rất cao, riêng đối với các thành phố từ năm 2011 tất cả các UBND đã triển khai ứng dụng này. Các tỉnh còn lại, đến nay đã có trên 98% UBND triển khai ứng dụng. Qua tìm hiểu thực tế, việc ứng dụng phần mềm vào vào công việc chỉ đạo, điều hành và tác nghiệp thực tế ở các thành phố hiệu quả hơn các CQCP và địa phương khác. Điển hình như thành phố HCM, thành phố Đà Nẵng.
* Về hệ thống một của điện tử:
Tại CQĐP đã triển khai đạt khoảng từ 23-57%, trong đó UBND đạt 50,8%, các sở, ban ngành 22,6% và UBND cấp huyện là 65,8%.
* Về sử dụng phần mềm Quản lý nhân sự:
Đến nay, tỷ lệ ứng dụng đạt từ 45-70%. Trong đó UBND đạt 69.8%, các sở, ban ngành 45.6% và UBND cấp huyện là 61.2%. Về cơ bản tỷ lệ này tăng lên hàng năm.
* Về phần mềm tài chính kế toán:
Tỷ lệ ứng dụng phần mềm này đạt tỷ lệ rất cao, dao động từ 87.6% đến 96.8%. Trong đó UBND đạt 96.8%, các sở, ban ngành 87.6% và UBND cấp huyện là 96.7%. Theo bảng thống kê, trong mấy năm qua tại UBND, Sở ban ngành tỷ lệ biến có động giảm, nhưng không nhiều.
* Về phần mềm quản lý tài sản cố định:
Tỷ lệ này triển khai ứng dụng tại các CQĐP hiện nay đạt trên 50%. Trong đó, UBND đạt 79.4%, các sở, ban ngành 51.4% và UBND cấp huyện là 62.6%. So với năm trước đó, tỷ lệ này tại UBND tăng, riêng tại Sở ban ngành và UBND cấp huyện giảm.
* Về ứng dụng chữ ký số:
Đến nay, tại địa phương đã ứng dụng đạt từ 24.2-47.6%. UBND cấp tỉnh đạt tỷ lệ cao nhất 47.6%. Tỷ lệ này này thấp hơn khá nhiều so với cơ quan Bộ. Sở ban ngành chỉ đạt 24.2%, thấp hơn tỷ lệ của cơ quan thuộc Bộ (27.9%). Cũng như đánh giá đối với CQCP, đây được coi là một hạn chế trong triển khai ứng dụng tại CQĐP, cần phải được khắc phục trong giai đoạn sắp tới, để thúc đẩy sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tại địa phương.
* Về sử dụng văn bản điện tử: Theo bảng thống kế cho thấy, một số
địa phương sử dụng văn bản điện tử với tỷ lệ rất cao (đạt từ 90% trở lên từ tất cả các cấp), tỷ lệ này đạt cao hơn các cơ quan thuộc Bộ. Về tỷ lệ các văn bản trên gửi đến cơ quan bên ngoài bằng điện tử đạt tỷ lệ cao và tương đối đồng đều giữa các cơ quan của địa phương, tỷ lệ đạt từ 70%, tương đương tỷ lệ của cơ quan Bộ, nhưng cao hơn nhiều so với cơ quan thuộc Bộ. Thống kê 3 năm trở lại đây, tỷ lệ này ở địa phương năm sau cao hơn năm trước.
Cũng như đánh giá đối với CQCP, số lượng văn bản được sử dụng văn bản còn rất hạn chế; số lượng văn bản quan trọng vẫn đang sử dụng bản giấy hoặc song song vừa điện tử vừa giấy.
* Về Trang/Cổng Thông tin điện tử:
Theo số liệu thống kê, đến nay 100% tỉnh, thành phố có website, trong đó 28.6% sử dụng công nghệ xây dựng website phần mềm nguồn mở và 71.4% sử dụng phần mềm mã nguồn đóng. Tại địa phương, tỷ lệ sở, quận huyện có website đạt 90% (cao hơn tỷ lệ có website của các cơ quan thuộc Bộ gần 50%). Sơ sánh với CQCP, website của CQĐP có quy mô, chất lượng thông tin phong phú, đa dạng hơn và có tính cập nhật cao hơn.
* Về dịch vụ công trực tuyến:
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến trên tổng số dịch vụ công đang tăng dần lên hàng năm. Đến nay, hầu hết các dịch vụ công đã được cung cấp trực tuyến ở mức độ 1 và 2. Tuy vậy, dịch vụ công mức độ cao (mức độ 3 và 4) còn rất ít và tốc độ tăng hàng năm còn rất chậm. Đến năm 2014, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 chỉ mới đạt 2,3% trên tổng số dịch công; dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 còn rất thấp chỉ mới đạt 0,02%.