CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG
3.3.6. Hoàn thiện quản lý đầu tư cho CNTT:
Xây dựng các quy định, giải pháp bảo đảm quản lý đầu tư cho ứng dụng CNTT được chặt chẽ, hướng tới hiệu quả, phù hợp đặc thù của CNTT. Mức đầu tư cho ứng dụng CNTT phải đủ ngưỡng, có sự tập trung, ưu tiên và theo lộ trình rõ ràng. Tăng cường sự phối hợp với khu vực tư để triển khai Chính phủ điện tử.
Triển khai đầu tư, mua sắm trang thiết bị CNTT cần phải chú trọng đến yếu tố tương thích về công nghệ và hạ tầng. Cụ thể công nghệ ứng dụng phải
tương thích với hạ tầng kỹ thuật đang có; tương thích giữa các trang thiết bị CNTT. Đây là giải pháp phức tạp, nhưng thực tế chưa được chú trọng, dẫn đến nhiều xung đột xảy ra giữa công nghệ, thiết bị mới với công nghệ, thiết bị cũ, dẫn đến khai thác không hiệu quả, gây lãng phí kinh phí đầu tư.
Để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới, cần phải triển khaai rất nhiều giải pháp. Những giải pháp đưa ra trong luận văn này chưa phải là tất cả các giải pháp cần phải thực hiện, nhưng đó là những giải pháp cơ bản, rất cần thiết vì nó xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, trong đó nhiều giải pháp được đưa ra từ thực tiễn triển khai ứng dụng tại cơ quan của học viên.
KẾT LUẬN
Công nghệ thông tin là một ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, sự phát triển của nó góp phần đáng kể thúc đẩy sự tăng trưởng của nhiều ngành kinh tế kỹ thuật khác của nền kinh tế quốc dân. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT và Internet, việc ứng dụng các thành tựu nghiên cứu của CNTT vào hoạt động của các cơ quan nhà nước đã đem lại không ít những thành công và hiệu quả to lớn. Việc dần thay thế, tự động hóa, điện tử hóa các văn bản giấy tờ theo cách làm việc hiện hành, sẽ tạo ra cách thức làm việc mới, phong cách lãnh đạo mới và các cách thức mới trong việc đưa ra các quyết định mang tính chiến lược, đồng thời hỗ trợ các cán bộ, công chức, viên chức có những công cụ hỗ trợ đắc lực và hiệu quả đó là các ứng dụng CNTT để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Việc cải cách cách thức làm việc, nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chính đồng nghĩa với các cơ quan nhà nước sẽ phục vụ người dân, các tổ chức và doanh nghiệp tốt hơn, góp phần thúc đẩy cái cách hình chính và đẩy mạnh công cuộc CNH, HĐH đất nước.
Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước đã trở thành một đòi hỏi khách quan trong một xã hội hiện đại. Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước có vai trò to lớn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động của cơ quan nhà nước, giữa các cơ quan nhà
nước với nhau và trong giao dịch của cơ quan nhà nước với tổ chức, người
dân. Cùng với đó ứng dụng CNTT góp phần hỗ trợ đẩy mạnh cải cách hành chính, bảo đảm tính công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Thực tế trong những năm qua ứng dụng CNTT đã có những đóng góp đáng kể trong công tác quản lý, điều hành và giao dịch của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam.
Thực tế cũng cho thấy ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước ở Việt Nam còn nhiều bất cập và hạn chế.
Để khắc phục những tồn tại và hạn chế nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của của cơ quan nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới cần thực đồng bộ các giải pháp từ nhận thức đến cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách có liên quan, từ cơ quan nhà nước trung ương đến cơ quan nhà nước các địa phương, từ phía nhà nước tới phía các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Ban chấp hành Trung ương khóa XI, 2012, Nghị quyết số 13-NQ-TW
ngày 16/01/2012 của Hội nghị Trung ương lần thứ tư, về xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
2. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2001). Ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia
3. Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT, Bộ TT&TT đồng chủ trì (2011), ”Sách
trắng CNTT-TT Việt Nam 2011”, Nhà Xuất bản Thông tin và Truyền
thông.
4. Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT, Bộ TT&TT đồng chủ trì (2011), ”Sách
trắng CNTT-TT Việt Nam 2012”, Nhà Xuất bản Thông tin và Truyền
thông.
5. Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT, Bộ TT&TT đồng chủ trì (2011), ”Sách
trắng CNTT-TT Việt Nam 2013”, Nhà Xuất bản Thông tin và Truyền
thông.
6. Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT, Bộ TTTT đồng chủ trì (2014), ”Sách
trắng CNTT-TT Việt Nam 2014”, Nhà Xuất bản Thông tin và Truyền
thông.
7. Bộ Chính trị (2000). Nghị quyết 58-CT/TW ngày 17/10/2000, về đẩy
mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
8. Bộ Chính trị (2014), Nghị quyết 36-NĐ/TW ngày 01/7/2014, đẩy mạnh
ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
9. Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội tin học Việt Nam, (năm 2014) Chỉ số
sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT Việt Nam, năm 2014’
10. Chính phủ (2011), Nghị định số 43/2011/NĐ-CP quy định về cung cấp
thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc công thông tin điện tử
11. Chính phủ (2007), Nghị định số 64/2007/NĐ-CP, ứng dụng CNTT trong
hoạt động của cơ quan nhà nước.
12. Phan Đình Diệu (1997), ”Tổng quan về công nghệ thông tin và tác động
của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội”, Sách công nghệ thông tin -
tổng quan và một số vấn đề cơ bản, Ban chỉ đạo chương trình Quốc gia về công nghệ thông tin , NXB Giao thông vận tải.
13. Đặng Thị Việt Đức và TS. Nguyễn Thanh Tuyên (2011), ”Vai trò của
công nghệ thông tin và truyền thông trong nền kinh tế tri thức và trường hợp của Việt Nam”, Tạp chí Công nghệ và Thông tin truyền thông (kỳ 2,
tháng 2/2011).
14. Hồng Minh (2011), “Giải pháp chiến lược công nghệ thông tin hiện
đại”, Tạp chí Công nghệ và Thông tin truyền thông (kỳ 2, tháng 1/2011).
15. Nguyễn Thanh Minh và ThS. Nguyễn Bội Ngọc (2011) “Xây dựng
Chính phủ điện tử: Những thách thức căn bản”, Tạp chí Công nghệ và
Thông tin truyền thông (kỳ 2, tháng 1/2011).
16. Nguyễn Thanh Minh và ThS. Nguyễn Bội Ngọc (2011) “7 bài học phát
triển chính phủ điện tử cho những nước đang phát triển”, Tạp chí Công
nghệ và Thông tin truyền thông (kỳ 2, tháng 7/2011)
17. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam XI (2006) , Luật Công nghệ thông
tin.
18. Thủ tướng Chính phủ (2011). Phê duyệt Đề án ”Đưa Việt Nam trở thành
19. Thủ tướng Chính phủ (2011). Phê duyệt Chương trình Quốc gia về ứng
dụng CNTT trong cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015.
20. Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Bộ Bưu
chính, Viễn thông đồng chủ trì (2006), ”Công nghệ thông tin và truyền
thông phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, NXB Bưu
điện.
21. Mạnh Vỹ (2011), “Điện toán đám mây - giải pháp đột phá cắt giảm chi
phí ứng dụng công nghệ thông tin”, Tạp chí Công nghệ và Thông tin
truyền thông (kỳ 2, tháng 3/2011).
Tiếng Anh:
22. Japan Basic IT Strategy, 11/2000; 23. Korea's E-Government, 8/2003;
Tài liệu trên Internet:
24. Website Bộ Thông tin và Truyền thông: http://www.mic.gov.vn