2.3. Phân tích tình hình ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà
2.3.1. Tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ:
2.3.1.1. Hạ tầng kỹ thuật:
Hạ tầng kỹ thuật được coi là yếu tố nền tảng cho việc triển khai ứng dụng CNTT tại mỗi cơ quan nhà nước. Dưới đây là bảng số liệu tổng hợp về 06 tiêu chí của hạ tầng kỹ thuật CNTT của các CQCP.
Ngoài tiêu chí (1) đã nêu ở phần trên; các tiêu chí (2) và (3) dùng để đánh giá về khả năng đáp ứng về tốc độ kết nối, truyền tải dữ liệu; tiêu chí (4) phản ánh về năng lực đảm bảo an toàn, bảo mật về cơ sở dữ liệu và kết nối mạng; tiêu chí (5) đánh giá mức độ ưu tiên đầu tư tài chính cho hạ tầng CNTT tính bình quân trên mỗi CBCNV mỗi năm.
Bảng 2.6. Hạ tầng kỹ thuật CNTT của CQCP TT Chỉ tiêu Giá trị 2011 2012 2013 2014 1 Tỷ lệ máy tính/CBCC 0.85 0.88 0.92 0.95 2 Tỷ lệ MT kết nối Internet bằng băng thông rộng 88.50% 89.00% 93.60% 94.10%
3 Tỷ lệ băng thông kết nối
Internet/CBCC, kbps 277 650 566 1,893
4 Triển khai các giải pháp
4.1 Tỷ lệ máy tính cài PM phòng, chống virus 80.40% 89.00% 79.30% 4.2 Tỷ lệ đơn vị trực thuộc lắp đặt tường lửa 73.50% 58.60% 56.10% 4.3 Tỷ lệ đơn vị trựcthuộc lắp đặt hệ thống lưu trữ mạng SAN 39.90% 31.10% 29.40% 5
Tỷ suất đầu tư năm cho hạ tầng kỹ thuận/CBCC, VNĐ
7,364,245 7,087,251 10,873,762 15,729,513
6
Tỷ suất đầu tư cho hạ tầng an toàn thông tin/CBCC, VND
2,693,822 2,058,358 3,032,631
Nguồn: Bộ Thông tin Truyền thông và Hội Tin học Việt Nam * Về tỷ lệ máy tính trên tổng số CBCNV:
Số liệu trên cho thấy, từ năm 2011 đến 2014, tỷ lệ máy tính trên tổng số CBCNV trong CQCP được tăng đều hàng năm. Có thể nói rằng, đến nay tất cả CBCNV làm công việc cần sử dụng máy tính đều đã được trang bị ít nhất 01 máy tính.
* Về khả năng đáp ứng về tốc độ kết nối, truyền tải dữ liệu:
Số liệu trên cho thấy, trong vòng 4 năm, tỷ lệ máy tính được kết nối internet băng rộng tăng theo từng năm, đặc biệt là tỷ lệ băng thông kết nối internet/CBCNV tăng đột biến vào năm 2014. So với các trước đó, tốc độ kết nối hiện nay đã được cải thiện rất nhiều. Tuy vậy con số 1,9Mbps chưa phải là cao, bởi theo điều tra của Akamai - một hãng cung cấp dịch vụ truyền nội dung, có trụ sở tại Mỹ, thì tốc độ kết nối trung bình của Việt Nam quý 3/2014
* Về năng lực đảm bảo an toàn, bảo mật:
Các số liệu thống kê cho thấy nguy cơ mất an toàn trong ứng dụng CNTT ở CQCP hiện nay còn cao. Đó là tỷ lệ máy tính không cài phần mềm chống, diệt virus còn chiếm trên 20%, đặc biệt thống kê trong vòng 3 năm lại đây, tỷ lệ này đang có xu hướng đi xuống, riêng năm 2014 giảm gần 10% so với năm 2013. Tỷ lệ đơn vị trực thuộc CQCP lắp đặt tường lửa và lắp đặt hệ thống lưu trữ mạng SAN còn rất thấp và có chung xu hướng giảm dần trong vòng 3 năm trở lại đây.
Có thể nói rằng, hạ tầng CNTT của các CQCP hiện nay đang có nguy cơ mất an toàn rất cao. Đây phải được coi là một trong những tồn tại lớn của ứng dụng CNTT hiện nay. Vấn đề đảm bảo an toàn, bảo mật chưa được các cơ quan quan tâm đầu tư đúng mức và một bộ phận CBCNV chưa thực sự có ý thức cao và chưa thực hiện nghiêm túc chế độ an toàn, bảo mật CNTT.
* Về mức đầu tư hàng năm cho hạ tầng kỹ thuật:
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng an toàn thông tin tính trên mỗi CBCNV đang được tăng lên hàng năm. Với mức đầu tư của năm 2014 (gần 17 triệu đồng cho hạ tầng kỹ thuật và 03 triệu đồng cho hạ tầng an toàn thông tin), cho thấy rằng các CQCP đã có sự ưu tiên cao trong việc phân bổ ngân sách được giao đầu tư cho ứng dụng CNTT.
Đối chiếu mức đầu tư tài chính với kết quả đạt được của các tiêu chí trong bảng trên cho ta thấy: Mức tăng trưởng của tỷ đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật, tỷ lệ máy tính trên tổng số CBCNV và các tỷ lệ về kết nối mạng đạt được tỷ lệ thuận với nhau, nhưng tỷ lệ đầu tư cho an toàn thông tin và các tỷ lệ về an ninh, an toàn thông tin lại có mâu thuẫn lớn (mức đầu tư tăng dần nhưng kết quả thực hiện giảm dần).
2.3.1.2 Hạ tầng nhân lực:
Dưới đây là bảng số liệu tổng hợp về thực trạng hạ tầng nhân lực ứng dụng CNTT của các CQCP giai đoạn 2011-2014.
Bảng 2.7. Hạ tầng nhân lực của CQCP
TT Chỉ tiêu Giá trị
2011 2012 2013 2014
1 Tỷ lệ cán bộ chuyên trách CNTT 3.70% 3.60% 3.80% 3.60%
2
Tỷ lệ can bộ chuyên trách an toàn
thông tin 0.60% 0.60% 0.80% 3 Tỷ lệ cán bộ chuyên trách CNTT trình độ từ CĐ trở lên 90.40% 95.90% 96.30% 97.70% 4 Tỷ lệ CBCC biết sử dụng máy
tính trong công việc 64.50% 88.10% 90.90% 92.50%
5
Tỷ lệ CBCT được tập huấn về
PMNM 78.70% 86.20% 90.50% 85.50%
6
Tỷ lệ CBCT sử dụng thành thạo
PMNM trong công việc 79.80% 86.80% 91.90% 87.60%
7
Tỷ lệ CBCC được đào tạo về
PMNM 64.50% 52.40% 48.20% 49.70%
8
Mức chi 1 năm cho đào tạo
CNTT/CBCC, VNĐ 354,512 281,354 673,298 1,875,955
Nguồn: Bộ Thông tin Truyền thông và Hôi Tin học Việt Nam
Theo bảng thống kê, thì đến nay, các CQCP đang sở hữu hạ tầng nhân lực CNTT tương đối mạnh, đó là: Các tỷ lệ về CBCNV biết sử dụng máy tính, cán bộ chuyên trách CNTT có trình độ cao đẳng trở lên, cán bộ chuyên trách sử dụng thành thạo phần mềm mã nguồn mở, cán bộ chuyên trách được tập
nguồn mở trong công việc đạt trên 85%. Đây được coi là thuận lợi rất lớn cho việc triển khai ứng dụng CNTT.
Bên cạnh đó, các tỷ lệ về cán bộ chuyên trách về CNTT, về an toàn thông tin cón rất khiêm tốn. Trong bối cảnh ứng dụng CNTT ngày càng được triển khai sâu rộng, lực lượng nhân sự như hiện tại chưa thể đáp được yêu cầu.
2.3.1.3. Ứng dụng CNTT:
Dưới đây là bảng số liệu phản ánh chi tiết những nội dung và kết quả triển khai ứng dụng CNTT của CQCP trong giai đoạn 2011-2014.
Bảng 2.8. Kết quả triển khai ứng dụng CNTT của CQCP
TT Nội dung
Giá trị
2011 2012 2013 2014
1 Triển khai các ứng dụng cơ bản tại cơ quan Bộ/CQNB
Quản lý nhân sự 88.00% 91.30% 87.00% 91.70%
Quản lý đề tài khoa học 68.00% 82.60% 82.60% 83.30%
Quản lý tài chính – kế toán 96.00% 95.70% 95.70% 95.80% Quản lý hoạt động thanh tra 76.00% 82.60% 69.60% 70.80% Quản lý chuyên ngành 88.00% 95.70% 87.00% 87.50%
Thư điện tử nội bộ 100.00% 100.00% 100.00% 100.00%
Hệ thống phòng chống virus máy tính và thư rác
100.00% 100.00% 100.00% 100.00%
Chữ ký số 69.60% 60.90% 62.50%
Quản lý văn bản và điều hành công việc trên
mạng 72.00% 77.40% 64.50% 82.20%
Quản lý nhân sự 48.40% 56.30% 54.00% 62.70%
Quản lý đề tài khoa học 24.20% 21.20% 14.00% 15.10%
Quản lý tài chính – kế toán 63.20% 73.90% 63.20% 80.80% Quản lý hoạt động thanh tra 21.20% 20.10% 14.60% 22.90% Quản lý chuyên ngành 49.30% 55.60% 49.00% 47.90%
Thư điện tử nội bộ 88.70% 85.20% 81.20% 86.50%
Hệ thống phòng chống virus máy tính và thư rác 77.30% 83.80% 71.40% 68.80% Chữ ký số 27.40% 22.30% 27.90% 3 Xây dựng các CSDL chuyên ngành Tổng số CSDL chuyên ngành đã đưa vào khai thác, sử dụng
124 237 320
Tổng số CSDL chuyên ngành đang trong quá trình xây dựng
38 32 46
Tổng số CSDL chuyên ngành đang trong quá trình chuẩn bị
4 Sử dụng văn bản điện tử tại cơ quan bộ
a. Nội bộ
Giấy mời họp 82.60% 91.30% 95.80%
Tài liệu phục vụ cuộc
họp 87.00% 91.30% 95.80%
Văn bản để biết, để báo
cáo 91.30% 100.00% 100.00%
Thông báo chung toàn
cơ quan 91.30% 95.70% 100.00%
Tài liệu cần trao đổi
trong xử lý công việc 87.00% 100.00% 100.00%
b. Với cơ quan, tổ chức, cá nhân bên ngoài
Văn bản hành chính 60.90% 65.20% 75.00%
Hồ sơ công việc 43.50% 56.50% 62.50%
Gửi bản điện tử kèm bản
giấy cho Chính phủ 73.90% 69.60% 83.30%
Gửi bản điện tử kèm bản
giấy cho UBND các cấp 47.80% 56.50% 70.80%
5 Sử dụng văn bản điện tử tại các đơn vị trực thuộc
a. Nội bộ
Giấy mời họp 61.80% 57.90% 69.10%
Tài liệu phục vụ cuộc
họp 70.20% 58.10% 70.00%
Văn bản để biết, để báo
Thông báo chung toàn
cơ quan 73.80% 62.00% 74.70%
Tài liệu cần trao đổi
trong xử lý công việc 69.00% 57.10% 73.30%
b. Với cơ quan, tổ chức, cá nhân bên ngoài
Văn bản hành chính 34.40% 37.30% 41.50%
Hồ sơ công việc 25.30% 31.60% 38.00%
Gửi bản điện tử kèm bản
giấy cho Chính phủ 28.30% 38.70% 41.60%
Gửi bản điện tử kèm bản
giấy cho UBND các cấp 24.20% 31.10% 36.00%
6 Triển khai phần mềm nguồn mở tại cơ quan Bộ
Tỷ lệ máy tính cài Thunderbird 21.50% 21.10% 24.50% 23.20% Tỷ lệ máy tính cài Firefox 82.40% 84.60% 88.00% 76.90% Tỷ lệ máy tính cài Unikey 92.70% 95.30% 96.60% 82.50% Tỷ lệ máy trạm cài hệ điều hành nguồn mở 10.80% 13.30% 13.00% Tỷ lệ máy chủ cài hệ
điều hanhg nguồn mở 19.60% 28.50% 23.20%
7 Triển khai phần mềm nguồn mở tại đơn vị chuyên trách CNTT
Tỷ lệ máy tính cài
Tỷ lệ máy tính cài Thunderbird 28.10% 45.00% 46.10% 34.40% Tỷ lệ máy tính cài Firefox 88.50% 93.30% 93.90% 87.60% Tỷ lệ máy tính cài Unikey 97.30% 96.70% 94.50% 87.50% 8 Tỷ lệ CBCC được cấp hòm thư điện tử chính thức 73.90% 69.70% 74.10% 73.10% 9 Tỷ lệ CBCC sử dụng thư điện tử trong công việc 72.10% 67.30% 72.90% 70.50% 10 Tỷ lệ DV công trực tuyến/ TS dịch vụ công 83.90% 53.20% 88.20% 75.30% Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 1 và 2 98.20% 99.30% 96.30% 96.00% Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 3 1.30% 3.70% 3.10% 2.70% Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 0.50% 0.20% 0.60% 1.40% 11 Tỷ lệ Bộ có website 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 12 Tỷ lệ các đơn vị trực thuộc có website 35.30% 43.90% 37.30% 50.70% 13
Mức chi 1 năm cho ứng dụng CNTT/CBCC, VNĐ
* Về triển khai ứng dụng:
Dựa vào bảng số liệu tổng hợp, có thể thấy rằng CNTT đã được CQCP triển khai ứng dụng sâu rộng trong hoạt động quản lý, điều hành và tác nghiệp. Nhiều phần mềm quản lý nội bộ quan trọng được cài đặt sử dụng như: Phần mềm QLVB-ĐHCV qua mạng, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý chuyên ngành, thư điện tử. Tuy nhiên, mức độ triển khai ứng dụng có sự khác nhau giữa cơ quan Bộ với các cơ quan trực thuộc Bộ, trong đó, ứng dụng tại cơ quan bộ tốt hơn các đơn vị trực thuộc. Về cơ bản, tỷ lệ cơ quan triển khai ứng dụng theo các chỉ tiêu được duy trì ở mức cao và có cải thiện theo từng năm.
Thực tế tìm hiểu cho thấy, trong các phần mềm nói trên, thì các phần mềm nhân sự, phần mềm kế toán và các phần mềm chuyên ngành sử dụng tương đối hiểu quả, vì đây là các phần mềm có tính chuyên môn sâu và chuyên biệt.
Đối với phần mềm QLVB-ĐHQM có tỷ lệ cài đặt rất cao (thậm chí, hầu như cơ quan Bộ cũng đã triển khai ứng dụng), nhưng chủ yếu sử dụng các chức năng về đăng tải văn bản, lịch công tác, chia sẻ thông tin nội bộ. Còn các chức năng quan trọng là quản lý văn bản và điều hành, tác nghiệp trên phần mềm còn chưa sử dụng hoặc sử dụng rất ít.
Một số liệu đáng chú ý khác đó là bắt đầu từ năm 2012, chữ ký số đã được triển khai ứng dụng tại nhiều cơ quan, đơn vị . Theo đó, đến nay, đã có gần 70% cơ quan Bộ và gần 30% cơ quan trực thuộc Bộ sử dụng chữ ký số trong hoạt động của mình. Chữ ký số được coi là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sử dụng văn bản điện tử, là một điểm mấu chốt để khẳng định giá trị pháp lý của văn bản điện tử.
* Về xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành:
Theo số liệu thống kê, khối CQCP đã xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng nhiều CSDL chuyên ngành. Tuy nhiên, con số này chưa nhiều so với CSDL thực tế. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây cản trở đến việc phát triển hệ thống CSDL quốc gia, gián tiếp cản trở việc triển khai các hoạt động liên thông giữa các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, cũng như cung cấp các dịch vụ công mức độ cao.
* Về ứng dụng văn bản điện tử:
Theo số liệu tổng hợp, có nhiều loại văn bản không cần thiết lưu trữ bằng giấy, hầu hết đã được sử dụng văn bản điện tử (như giấy mời, tài liệu hội họp, văn bản để biết, để báo cáo, thông báo nội bộ, lịch công tác…). Tại cơ quan Bộ gần như các loại văn bản trên đã dùng văn bản điện tử, tại cơ quan trực thuộc Bộ tỷ lệ này đạt thấp hơn. Cũng các loại văn bản này, nhưng khi giao dịch với các cơ quan bên ngoài còn chưa cao, thậm chí áp dụng kết hợp cả hai hình thức vừa văn bản điện tử vừa văn bản giấy.
Mặc dù tỷ lệ cơ quan sử dụng văn bản điện tử như vậy, nhưng đối chiếu với lượng văn bản giao dịch trong thực tế, con số trên là quá ít. Chưa giảm được đáng kể lượng văn bản giấy trong hoạt động của các CQCP. Điều này có thể khẳng định rằng, ứng dụng văn bản điện tử ở CQCP chưa hiệu quả. Một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng này được xác định là:
Thứ nhất, chưa có hành lang pháp lý cụ thể, đầy đủ cho việc sử dụng lưu trữ văn bản điện tử thay thế cho lưu trữ văn bản giấy. Điều này gây ra tình trạng, cơ quan vừa tạo lập, giao dịch và lưu trữ trên phần mềm, vừa phải thực hiện lưu trữ văn bản giấy. Đây chính là rào cản lớn thúc đẩy ứng dụng văn bản điện tử tại cơ quan nhà nước hiện nay.
Thứ hai, quy trình, thủ tục quản lý nội bộ còn rườm rà, thiếu thống nhất và có nhiều sự khác nhau giữa các cơ quan, đơn vị. Vì vậy rất khó có phần
mềm nào đáp ứng được tất cả các quy trình, thủ tục theo tất cả các cơ quan đơn vị. Chính vì điều này, khi thực hiện qua phần mềm gặp rất nhiều ách tắc, vướng mắc. Việc khắc phục, hoàn thiện phần mềm mất rất nhiều thời gian với không ít khó khăn. Thực tế, hầu hết các phần mềm QLVB-ĐHCV hiện nay chỉ thực hiện tốt trong phạm vi hẹp, ít đầu mối kết nối.
Thứ ba, chưa có sự thay đổi mang tính đột phá về thói quen sử dụng văn bản giấy tại các cơ quan, đơn vị, trong CBCNV; một bộ phận lãnh đạo cơ quan, đơn vị thiếu quyết tâm, thiếu gương mẫu, e ngại sử dụng phương tiện điện tử, dẫn đến gây ách tắc quá trình giao dịch văn bản.
*Về triển khai phần mềm nguồn mở:
Số liệu tổng hợp cho thấy tỷ lệ CQCP triển khai phần mềm nguồn mở có tăng hàng năm, nhưng có một số chỉ tiêu quan trọng thì tỷ lệ triển khai còn thấp như phần mềm OpendOffice, máy trạm và máy chủ cài hệ điều hành nuồn mở.
Về cấp và sử dụng hòm thư điện tử: Đến nay, tỷ lệ CBCNV được cấp
hòm thư điện tử chính thức ở CQCP đạt gần 75%, đây không phải là tỷ lệ cao đối với cơ quan hành chính. Cùng với tỷ lệ được cấp hòm thư chưa cao, thì tỷ lệ CBCNV sử dụng email trong công việc chỉ đạt hơn 70% trong số đó. Đây được coi là hạn chế kép của việc khai thác, sử dụng hòm thư điện tử trong công việc tại CQCP.
* Về dịch vụ công trực tuyến: