CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG
3.3.3. Phát triển hạ tầng kỹ thuật ứng dụng CNTT:
Như đã phân tích ở phần trên, đến nay về cơ bản cơ quan nhà nước đang sở hữu hạ tầng kỹ thuật CNTT tương đối đầy đủ, đặc biệt là tỷ lệ máy tính trên tổng số CBCNV và tỷ lệ máy tính được kết nối internet, nhưng việc khai
thác, sử dụng phục vụ cho công việc còn hạn chế. Chính vì vậy cần thực hiện một số biện pháp quan trọng sau:
Thứ nhất, cần quy định hóa những nội dung ứng dụng quan trọng trong cơ quan nhà nước, quy định rõ trách nhiệm trong thực hiện và phối hợp, nhấn mạnh trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị. Các quy định cần có tính bắt buộc, tránh chung chung, không rõ ràng.
Thứ hai, song song với việc triển khai ứng dụng cần quyết liệt trong việc tinh gọn, đơn giản hóa quy trình, thủ tục giải quyết công việc trong nội bộ. Đây chính là điều chưa được nhận thức đầy đủ. Quy trình, thủ tục càng đơn giản bao nhiêu, thì ứng dụng CNTT càng dễ dàng bấy nhiêu. Đơn cử, một phần mềm phục vụ cho một công việc có quy trình ngắn gọn, ít điều kiện ràng buộc, thì việc xây dựng phần mềm rất đơn giản và khi thực hiện sẽ đảm bảo thông suốt. Ngược lại, một công việc có quy trình giải quyết phức tạp, việc xây dựng phần mềm rất khó khăn và khi thực hiện dễ phát sinh vướng mắc.
Thứ ba, cần đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền, giới thiệu về dịch vụ công cơ quan nhà nước cung cấp, để người dân, doanh nghiệp biết và hiểu để tham gia sử dụng. Mặt khác, cần đơn giản hóa, bình dân hóa các điều kiện, thao tác thực hiện, thông tin nhập liệu. Điều này sẽ giúp cho người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và sẵn sàng sử dụng dịch vụ.
Thứ tư, cần có sự quyết liệt, nghiêm khắc hơn trong việc chỉ đạo, tổ chức việc xây dựng cơ sở dữ liệu, trong đó cần thiết phải quy định bắt buộc danh mục dữ liệu phải xây dựng và tiến độ hoàn thành. Cần gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong nhiệm vụ này với các chế tài chặt chẽ hơn. Thực tế, do thiếu sự quyết liệt dẫn đến nên việc triển khai chưa hiệu quả, nhiều cơ quan còn né tránh.
Về ứng dụng phầm mềm mã nguồn mở, phần mềm bản quyền: Các cơ quan nhà nước cần tăng cường sử dụng các phần mềm mã nguồn mở để tạo
điều kiện thuận lợi cho việc sửa chữa, nâng cấp, cập nhật công nghệ; đảm bảo thuận lợi cho việc tích hợp, kết nối với các phần mềm khác trong đơn vị và với đơn vị bên ngoài. Bên cạnh đó, để đảm bảo đúng quy định về luật bản quyền, sở hữu trí tuệ, cơ quan nhà nước cần triệt để trong việc sử dụng phần mềm có bản quyền. nhằm tránh sự tranh chấp không cần thiết, mặt khác đảm bảo tính ổn tịnh cũng như tính an toàn, bảo mật.