Kiện toàn về tổ chức và nâng cao chất lượng cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tín dụng đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng phát triển Hà Nam (Trang 71 - 73)

- Chỉ tiêu 1: Nợ xấu (nhóm 3, 4, 5)/Tổng dư nợ

4.2.1.Kiện toàn về tổ chức và nâng cao chất lượng cán bộ

Con người luôn là yếu tố hàng đầu cho sự thành công hay thất ba ̣i . Để một tổ chức hoạt động có hiệu quả cần mô ̣t đội ngũ cán bộ có ch ất lượng và được quản lý tốt. Nhìn chung cán bộ của Chi nhánh trong những năm qua đáp ứng được cơ bản các yêu cầu trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn . Tuy vâ ̣y một số cán bộ còn bộc lộ hạn chế do chưa năng động , thiếu tính toàn diện ... Trong hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng nói chung và cho vay đầu tư nói riêng , cán bộ tín dụng có vai trò rất quan trọng . Cán bộ tín dụng là người gắn bó chặt chẽ với chủ đầu tư và dự án nhất, kể từ khi thẩm định, giải ngân tới khi hoàn thành thu nợ. Vì vậy, việc cho vay, thu nợ có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng CBTD. CBTD phải là người phải có tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh, trình độ, sức khoẻ, nhanh nhạy để nắm bắt được hơi thở của doanh nghiệp cũng như dự án.

+ Kiện toàn đô ̣i ngũ CBTD là viê ̣c cần thường xuyên được quan tâm thực hiê ̣n. Trong thời gian tới , Chi nhánh cần rà soát để đảm bảo chỉ những cán bộ đạt các tiêu chí, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới làm CBTD. Về cơ bản, CBTD cần đảm bảo một số tiêu chí sau:

- Có đạo đức tốt, sức khoẻ tốt, trung thực, tác phong nhanh nhẹn, quan hệ giao tiếp thẳng thắn, chân thành, cởi mở;

- Được đào tạo bài bản, có khả năng đọc hiểu văn bản quy phạm pháp luật và văn bản nghiệp vụ, nhiệt tình hăng say với công việc chuyên môn;

- Có kinh nghiệm trong công tác, kết quả công tác phản ánh "có duyên" với nghiệp vụ tín dụng. Thực tế cho thấy có những cán bộ luôn để phát sinh nợ quá hạn đối với khách hàng mình quản lý với nhiều nguyên nhân khác nhau, có trường hợp sau khi nhận bàn giao một dự án đang hoạt động rất tốt

nhiều năm thì dự án phát sinh nợ quá hạn; - Có lối sống lành mạnh.

Đối với những CBTD quản lý các khách hàng thường xuyên phát sinh nợ xấu cần được phân tích, đánh giá để tìm ra nguyên nhân chính, qua đó xem xét có tiếp tu ̣c giao làm công tác tín du ̣ng không . Trong trường hợp cần bổ sung CBTD có thể luân chuyển từ các cán bộ có trình độ, kinh nghiệm và phẩm chất tốt từ các phòng khác hoặc có thể thu hút từ các đơn vị bên ngoài (trườ ng hợp này chỉ á p du ̣ng khi thực sự cần thiết và thực tế cũng không dễ thực hiê ̣n). Viê ̣c xây dựng đô ̣i ngũ CBTD cũng cần đảm bảo yếu tố hài hòa, cân đối trong việc bố trí cán bộ giữa các phòng, đồng thời cần phải coi trọng để tập trung số cán bộ có chất lượng, kinh nghiệm, bản lĩnh trong công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư.

+ Đi đôi vớ i kiê ̣n toàn cán bô ̣ phòng tín du ̣ng, viê ̣c quản lý, giáo dục và tạo điều kiện nâng cao trình độ, chất lượng cho cán bô ̣ mới là biê ̣n pháp mang lại hiệu quả lâu dài . Nâng cao trách nhiệm công vụ, tính kỷ cương, kỷ luật và ý thức trách nhiệm của các cán bộ liên quan đến lĩnh vực tín dụng qua viê ̣c thường xuyên quán triệt cho cán bộ về chức năng, vai trò, nhiệm vụ của mình đối với công tác tín dụng để CBTD làm việc có hiệu quả và không xa rời phương châm hoa ̣t đô ̣ng . Tính kỷ luật, kỷ cương của CBTD được thể hiện trên các mặt như chấp hành nghiêm mọi quy định của Nhà nước, của NHPT; thực hiện nghiêm về quy trình nghiệp vụ trong công tác, chấp hành và hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công; nâng cao tính chủ động trong công tác, sự phối hợp khi giải quyết công việc. Để đảm bảo chất lượng cán bô ̣ , những năm qua Chi nhánh đã ta ̣o điều kiê ̣n để cán bô ̣ thường xuyên được ho ̣ c tâ ̣p, nghiên cứu mở rô ̣ng hiểu biết và nâng cao trình đô ̣ chuyên môn . Viê ̣c ho ̣c tâ ̣p, đào ta ̣o và nghiên cứu của cán bô ̣ cần được đổi mới ở mô ̣t số mă ̣t , kết hợp giữa đào tạo lại, đào tạo nâng cao với đào tạo tại chỗ và tự đào tạo trong đó

đặc biệt quan tâm đến đào tạo tại chỗ và tự đào tạo. Đào tạo nâng cao và đào tạo lại phục vụ cho các mục tiêu chiến lược về cán bộ cũng như hoàn chỉnh kiến thức để phù hợp với yêu cầu công việc. Loại hình này phải gắn với chiến lược phát triể n của Ngành và công tác quy hoa ̣ch cán bô ̣ . Khuyến khích cán bô ̣ không thuô ̣c đối tượng quy hoa ̣ch tìm mô hình đào ta ̣o phù hợp và tự túc kinh phí. Chi nhánh cần tâ ̣p trung vào loa ̣i hình đ ào tạo tại chỗ và tự đào tạo, là các hoạt động như thảo luận nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, tự nghiên cứu theo chuyên đề hoặc lĩnh vực chuyên môn… phục vụ cho thực hiện tốt các nhiệm vụ đang triển khai. Trọng tâm của loại hình này là hoạt động thảo luận nghiệp vụ thường xuyên. Thực tế c ho thấy cần chia các nội dung thảo luận nghiê ̣p vu ̣ theo hai mảng là thảo luận về kiến thức và thảo luận về tình huống thực tế. Thảo luận về kiến thức giúp cán bộ nâng cao tính toàn diện , cần đi vào những chuyên đề thiết thực như đọc và phân tích dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính doanh nghiệp, quy định về tính khấu hao, quy định về thuế… Thảo luận tình huống đưa ra những tình huống cụ thể đã xảy ra tại Chi nhánh, trong hệ thống hoặc tại các tổ chức tín dụng, các đơn vị kinh tế khác... Hai hình thức này bổ trợ cho nhau để cung cấp cho cán bộ những kiến thức bổ ích cùng kinh nghiệm thực tế để thực hiện nhiệm vụ. Thảo luận nghiệp vụ là giải pháp hữu ích, cần được duy trì và đổi mới phương pháp thường xuyên.

+ Tập trung các cán bộ có trình độ nghiệp vụ, hiểu biết chuyên sâu về các lĩnh vực như trình tự ĐTXDCB, luật đấu thầu.... để thành lập tổ tư vấn cho khách hàng từ ban đầu khi triển khai dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tín dụng đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng phát triển Hà Nam (Trang 71 - 73)