- Chỉ tiêu 1: Nợ xấu (nhóm 3, 4, 5)/Tổng dư nợ
4.2.5. Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro hoạt động cho vay đầu tư
Tập trung nâng cao năng lực quản trị rủi ro và xây dựng hệ thống thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, trong đó, đặc biệt chú trọng đến hệ thống thông tin khách hàng, xây dựng các hạn mức tín dụng phù hợp với nhóm khách hàng trên cơ sở xếp hạng tín dụng. Tại Chi nhánh , trên cơ sở các hướng dẫn của NHPT và quy đi ̣nh của Nhà nước , các bộ phận tham mưu (chủ chốt là Phòng kiểm tra) phải xây dựng được danh mục quản lý rủi ro đối với toàn bộ các khách hàng và dự án hiện Chi nhánh đang quản lý. Qua đó, có sự theo dõi, tổng hợp và đánh giá đi ̣nh kỳ mức đô ̣ rủi ro của các nhóm dự án , khách hàng đã được phân loa ̣i và kiểm soát.
Để tăng cường năng lực quản tri ̣ rủi ro, các Phòng tín dụng cần thực hiện phân loại nợ theo đúng quy định của NHPT và NHNN để có các đánh giá và các giải pháp cụ thể đối với từng dự án. Đồng thời, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng CBTD, ngoài trách nhiệm thường xuyên bám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư, phải thường xuyên nắm bắt , phân tích, đánh giá tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị như một cán bô ̣ kế toán của chính đơn vi ̣ đó . Đây là mô ̣t yêu cầu quan tro ̣ng trong quản tri ̣ rủi ro vì khi nắm bắt được đúng tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vi ̣ mới có câu trả lời chính xác về viê ̣c trả nợ của đi ̣nh kỳ hoă ̣c các khoản phát sinh quá hạn của đơn vị có phù hợp không . Trong trường hợp
dự đoán hoă ̣c phát hiê ̣n những điều bất hợp lý làm tăng rủi ro tín du ̣ng của đơn vi ̣, cán bộ tín dụng phối hợp với Phòng kiểm tra báo cáo Lãnh đạo Chi nhánh để đưa ra các giải pháp ngăn ngừa, xử lý rủi ro kịp thời và hiệu quả. Có thể kết hợp giữa phân loại nợ theo phương pháp định lượng theo tiêu chí thời gian do Chi nhánh thực hiện với phương pháp định tính do phòng tín dụng vận dụng các tiêu chí để thực hiện đánh giá, ngăn ngừa, xử lý rủi ro.