Quy chế cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính cổ phần Dệt May Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính cổ phần dệt may việt nam (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG

2.2. Quy chế cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính cổ phần Dệt May Việt

Quy chế cho vay tiêu dùng của công ty được quy định tại quy định số 45/2011/QĐ-CTTCDM của Công ty Tài Chính Cổ Phần Dệt May Việt Nam ngày 01/07/2011.

Đối tượng được vay tại Công ty Tài Chính Cổ Phần Dệt May Việt Nam là các cá nhân có quốc tịch Việt Nam ( quy định trong điều 2 của quy định nêu trên), và thoả mãn các điều kiện sau ( quy định trong điều 5) [6]:

(1) Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật;

(2) Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp;

(3) Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết;

(4) Có phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

(5) Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Quy chế nhận bảo đảm tiền vay của Công ty Tài chính Cổ phần Dệt may Việt Nam.

(6) Đối với khách hàng vay vốn theo hình thức tín chấp: theo quy định cụ thể của Tổng Giám Đốc.

(7) Các đối tượng khác sẽ được trình Tổng Giám đốc Công ty Tài Chính Cổ Phần Dệt may Việt Nam xem xét và giải quyết.

Khách hàng vay vốn của Công ty Tài chính Cổ phần Dệt may Việt Nam phải đảm bảo (quy định tại Điều 4-“ Nguyên tắc vay vốn”):

(1) Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

(2) Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Công ty Tài chính Cổ phần Dệt may Việt Nam không được cho vay các nhu cầu vốn sau đây ( Căn cứ vào điều 6 –“Những nhu cầu vốn không được cho vay”) [6]:

(1) Để đầu tư, mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi.

(2) Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm.

(3) Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.

Công ty Tài chính Cổ phần Dệt may Việt Nam không được cho vay đối với khách hàng trong các trường hợp sau (Điều 7-Những trường hợp không được cho vay):

(1). Thành viên Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và các chức danh khác tương đương theo quy định của Điều lệ Công ty.

(2). Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc của Công ty và các chức danh khác tương đương theo quy định của Điều lệ công ty.

(3). Cá nhân có độ tuổi trên 65 tuổi.

Những đối tượng không được Công ty Tài Chính Cổ Phần Dệt May Việt Nam cho vay không có bảo đảm, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, về mức cho vay bao gồm (Điều 8- Hạn chế cho vay) [6]:

(1) Kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại Công ty Tài chính Cổ phần Dệt may Việt Nam; Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại Công ty Tài chính Cổ phần Dệt may Việt Nam.

(2) Giám đốc chi nhánh, Kế toán trưởng của Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam.

(3) Cá nhân là cổ đông lớn của Công ty Tài chính Cổ phần Dệt may Việt Nam.

(4) Cán bộ nhân viên của Công ty Tài chính Cổ phần Dệt may Việt Nam thực hiện nhiệm vụ thẩm định, xét duyệt cho vay.

(5) Việc cho vay đối với những đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 Điều này phải được Hội đồng Quản trị thông qua và công khai trong Công ty.

Theo điều 9 của quy định trên thì các loại cho vay của Công ty Tài chính Cổ phần Dệt may Việt Nam bao gồm: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân [6]

Công ty Tài chính Cổ phần Dệt may Việt Nam quy định giới hạn cho vay cụ thể đối với từng loại sản phẩm ( theo điều 10 - Giới hạn cho vay)

Thời hạn cho vay được quy định trong điều 11, cụ thể là: Tối đa 240 tháng và được quy định cụ thể đối với từng loại sản phẩm.

Quy định về lãi suất cho vay tiêu dùng tại Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam là (Điều 12) [6]:

(1). Mức lãi suất cho vay do Công ty Tài chính Cổ phần Dệt may Việt Nam và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Khung lãi suất trong từng thời kỳ do Tổng Giám đốc Công ty quyết định theo thực tế thị trường và được điều chỉnh định kỳ 06 tháng/lần theo quy định cụ thể của Công ty Tài chính Cổ phần Dệt may Việt Nam.

(2). Đơn vị cho vay của Công ty Tài chính Cổ phần Dệt may Việt Nam và Khách hàng thoả thuận trong Hợp đồng cho vay việc áp dụng lãi suất cho vay theo quy định của Công ty Tài chính Cổ phần Dệt may Việt Nam với một trong các phương thức sau :

a. Lãi suất cố định; b. Lãi suất thả nổi.

(3). Đơn vị cho vay của Công ty Tài Chính Cổ phần Dệt May Việt Nam không được phép cho vay dưới mức lãi suất tối thiểu của Công ty, trừ trường hợp có quy định khác của Công ty.

(4). Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do Công ty Tài chính Cổ phần Dệt may Việt Nam ấn định và thỏa thận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.

Công ty Tài Chính Cổ phần Dệt May Việt Nam quy định mức cho vay như sau(Điều 13) [6]:

(1). Mức cho vay theo quy định cụ thể đối với từng loại sản phẩm do Tổng Giám đốc ban hành.

(2). Số tiền trả nợ từng kỳ để tính mức cho vay theo quy định cụ thể đối với từng loại sản phẩm.

Về phương thức cho vay được quy định tại Điều 14, cụ thể là: Công ty Tài chính Cổ phần Dệt may Việt Nam và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn (tháng, quý, 06 tháng) trong thời hạn cho vay.

Quy trình thực hiện cho vay tiêu dùng bao gồm các bước sau: B1: Tiếp nhận khách hàng và hồ sơ vay vốn

B2: Thẩm định trước, trong và sau khi vay vốn

B3: Lập tờ trình thẩm định và đề xuất ý kiến và xét duyệt cho vay B4: Ký kết hợp đồng tín dụng

B5: Giải Ngân B6: Lưu giữ hồ sơ

B7: Theo dõi thu nợ vay trả góp - Tất toán HĐTD - Trả hồ sơ cho khách hàng B8: Xử lý vi phạm cam kết

Trong các bước trên thì thẩm định là bước quan trọng nhất. Theo điều 27, Thẩm định trước, trong và sau khi vay vốn

- Kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp các tài liệu của hồ sơ vay vốn - Thẩm định các điều kiện vay vốn

- Đánh giá, phân tích, nhận định về các phương án,...thẩm định, đánh giá khả năng tài chính, phương án trả nợ của khách hàng ( tính chính xác và ổn định lâu dài của các khoản: xác nhận thu nhập của người vay, người đồng trả nợ là chồng/vợ/con/anh, chị, em, các khoản thu nhập khác từ cho thuê nhà xưởng, xe ô tô, lợi nhuận kinh doanh từ hộ gia đình,...) - Thẩm định, xác minh, đánh giá TSBĐ

- Nhận xét và đánh giá các rủi ro có thể xảy ra và dự phòng các biện pháp xử lý

- Kiểm tra, xem xét tình hình thực tế trước và sau vay ( tại nhà, hiện vật mới mua, hoá đơn chứng từ)

- Xác định giới hạn cho vay một khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính cổ phần dệt may việt nam (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)