Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính cổ phần Dệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính cổ phần dệt may việt nam (Trang 61 - 68)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG

2.3.3. Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính cổ phần Dệt

Dệt May Việt Nam

2.3.3.1. Ưu thế của công ty của công ty tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam trong việc triển khai và phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng.

Công ty Tài Chính Dệt May Việt Nam ( nay là Công ty Tài Chính Cổ phần Dệt May Việt Nam) được thành lập năm 1998 từ 100 % vốn thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Chính vì vậy, sứ mạng của công ty Tài Chính Dệt May là hoạt động vì lợi ích của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam, nhưng đây cũng chính là ưu thế của Công ty Tài Chính Dệt May Việt Nam. Mặc dù đã cổ phần hóa vào năm 2010, nhưng cổ phần của Tập đoàn Dệt May Việt Nam vẫn chiếm đến 64,1 %. Cho đến nay, Công ty Tài Chính Cổ phần Dệt May Việt Nam vẫn hoạt động chủ yếu vào nguồn vốn tự có từ các cổ đông mà chủ yếu là từ tập đoàn Dệt May Việt Nam. Trong khi các Ngân hàng thương mại xoay sở để tìm được nguồn vốn huy động, có những thời kỳ huy động khó khăn và phải huy động với lãi suất cao thì Công ty tài Chính Dệt May vẫn có được nguồn vốn vững mạnh. Một lợi ích to lớn nữa mà Tập đoàn Dệt May mang đến cho Công ty đó là nguồn khách hàng. Đối với hoạt động cho vay tiêu dùng thì nguồn khách hàng này chính là những cán bộ, công nhân viên của ngành Dệt May nói chung và cụ thể hơn là cán bộ, công nhân viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Nếu biết khai thác thì Công ty Tài Chính Dệt May Việt Nam sẽ có một khối lượng khách hàng lớn.

Trong năm 2008 – 2009, đa số các khoản cho vay tiêu dùng là cho vay đến các đối tượng thuộc Tập đoàn Dệt May. Những khoản vay cho các đối tượng trong công ty có mức độ tín nhiệm cao, ít rủi ro, dễ quản lý và phục vụ trực tiếp cho lợi ích của cán bộ, nhân viên công ty.

Theo ông Lê Tiến Trường - phó TGĐ thường trực Tập đoàn thì năm 2010, GDP đầu người của Việt Nam đạt 1.160USD, phấn đấu đến năm 2015, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 2.000 USD. Hiện nay, ở các nước có GDP cỡ khoảng 5.000-6.000 USD/người, dệt may vẫn phát triển; thu nhập công nhân may ở các nước đó tới 600-700 USD/người/tháng, trong khi Việt Nam chỉ xấp xỉ 100-120 USD. Do đó, vẫn có thể tăng thu nhập của người lao động dệt may lên mức 250-300 USD/tháng đến năm 2015. Với 2,5 triệu lao động của ngành Dệt may vào năm 2015 và với mức thu nhập 250-300 USD/tháng sẽ là mang lại thị trường tiền năng lớn cho hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty Tài Chính Dệt May Việt Nam.

Một ưu thế nữa của Công Ty tài chính Dệt May Việt Nam trong hoạt động cho vay tiêu dùng là mức lãi suất và phương thức áp dụng lãi suất. Mức lãi suất cho vay tiêu dùng linh hoạt và cực kỳ cạnh tranh, luôn ở mức thấp hơn mức lãi suất của các ngân hàng thương mại. Vào thời điểm cuối năm 2010, khi mức lãi suất cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại là 20 - 23%/năm thì mức lãi suất cho vay tiêu dùng của Công ty tài chính Dệt May Việt Nam chỉ là 17%. Vào thời điểm tháng 8/2012, lãi suất cho vay tiêu dùng tại Sacombank là 16- 17.5 %/năm; lãi suất tại Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt từ 17-19 %. Tại Công ty Tài Chính Dệt May Việt Nam, mức lãi suất cho vay tiêu dùng áp dụng là 17%.

Một thế mạnh tiếp theo của Công ty tài chính Dệt May Việt Nam là phương thức áp dụng lãi suất. Mức lãi suất cho vay tiêu dùng tại Công ty tài chính Dệt May Việt Nam là cố định trong suốt thời gian vay và áp dụng với mọi kỳ hạn vay. Tại các NHTM, lãi suất là khác nhau với những khoản vay có kỳ hạn khác nhau, khoản vay càng dài thì lãi suất càng cao. Như ở NH Bưu Điện Liên Việt, khoản vay đối với cá nhân từ 6 tháng – 1 năm được áp dụng mức lãi suất từ 16-18 %, khoản vay từ 1-3 năm lãi suất là 17-18.5 %, khỏan

vay từ 3-5 năm lãi suất là 17.5-19 %, với mỗi khoản vay có thời hạn dài hơn sẽ có lãi suất cao hơn. Đa số các khoản vay tiêu dùng là các khoản vay trung dài hạn với thời gian vay dài, chính vì vậy khách hàng phải chịu mức lãi suất cao. Chính vì vậy, mức lãi suất như nhau với mọi kỳ hạn như ở Công ty tài chính Dệt May Việt Nam sẽ có lợi cho các khoản vay dài hạn.

Một lợi ích khác khi khách hàng vay tiêu dùng tại Công ty tài chính Dệt May Việt Nam là việc tất toán khoản vay trước hạn sẽ không bị tính lãi phạt trả trước hạn.

2.3.3.2. Khó khăn và hạn chế của công ty tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam trong việc triển khai và phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng.

Mặc dù, một trong những ưu thế của Công Ty Tài Chính Cổ Phần Dệt May Việt Nam là thị trường khách hàng tiềm năng rất lớn- chính là những cán bộ công nhân viên trong ngành Dệt May và Tập Đoàn Dệt May Việt Nam. Nhưng công ty không phải dễ dàng để khai thác được nguồn khách hàng này vì những nguyên nhân sau đây: (1) thứ nhất là bản thân những người lao động này cũng có tâm lý không thích vay mượn, đặc biệt là vay mượn từ tổ chức tín dụng nên mặc dù là thị trường lớn nhưng nhu cầu vay tiêu dùng lại rất nhỏ; (2) thứ hai, Lương của các cán bộ công nhân viên trong ngành không cao nên các khoản vay thường nhỏ, trong khi chi phí quản lý các khoản vay này tương đương với các khoản vay mới nên lợi nhuận của công ty thu từ các khoản vay này là rất nhỏ (3) các khoản vay của cán bộ công nhân viên trong ngành lại là những khoản vay không có tài sản bảo đảm nên rủi ro cao hơn, đặc biệt là khi không có cam kết bảo lãnh của đơn vị công tác nơi những khách hàng đó làm việc.

Công ty vừa chuyển đổi sang mô hình cổ phần hoá từ năm 2010 chính vì vậy còn rất nhiều khó khăn, hạn chế trong cơ sở pháp lý; cơ cấu, tổ chức và

hoạt động. Một phần là do mô hình cổ phần hoá chưa hoàn thiện; một mặt là do công ty vẫn còn những mang những đặc điểm của cơ chế nhà nước chưa được xoá bỏ.

Một khó khăn, thách thức lớn đối với Công Ty Tài Chính Cổ Phần Dệt May Việt Nam khi phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng là sự cạnh tranh khốc liệt của các Ngân hàng thương mại và các Công Ty Tài Chính mới thành lập. Trong khi công ty còn rất nhiều những hạn chế về cơ cấu, nhân lực, công nghệ, mạng lưới thì các NHTM mới được thành lập rất nhiều với những ưu thế vượt trội về nhân lực, chuyên môn, công nghệ…

Những hạn chế về nhân lực, công nghệ kỹ thuật, mạng lưới hoạt động là những khó khăn lớn đối với công ty nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng. Trong phòng tín dụng cá nhân hiện tại có 3 nhân viên, một nhân viên khi nhận hồ sơ thì làm toàn bộ quá trình, từ việc tiếp cận khách hàng đến việc thẩm định, giải ngân, giám sát và thanh lý. Khi số lượng khách hàng còn ít và món vay đơn giản thì mô hình trên còn phù hợp, nhưng khi quy mô được mở rộng, lượng khách hàng nhiều, đa dạng hoá thì việc một Cán bộ tín dụng thực hiện toàn bộ quy trình mà không có sự chuyên môn hoá thì sẽ nảy sinh nhiều vấn đề như việc: mất nhiều thời gian xử lý một bộ hồ sơ, không có tính chuyên nghiệp, hoặc nảy sinh những vấn đề về đạo đức nghề nghiệp.

Công tác thẩm định khác hàng rất sơ sài. Về cơ bản, cán bộ tín dụng làm tờ trình trên căn cứ chỉ đạo của lãnh đạo, tức là dựa vào uy tín của khách hàng là chủ yếu, những phân tích tài chính, tư cách khách hàng gần như được bỏ qua và chỉ được thể hiện trên giấy tờ. Nghiệp vụ thẩm định tài sản bảo đảm cũng không chặt chẽ. Việc xác nhận tài sản và định giá chủ yếu dựa vào hướng dẫn và thông tin của khách hàng, cán bộ tín dụng không chủ động thẩm định lại những nội dung đó dẫn đến việc đôi khi thông tin không chính

xác và giá tài sản bảo đảm không phù hợp. Ví dụ, khi tài sản bảo đảm là Bất Động Sản đã thay đổi địa chỉ nhưng cán bộ tín dụng cũng không biết hoặc cán bộ định giá quá cao hay quá thấp giá trị tài sản của khách hàng.

Hiện tại, việc cho vay tiêu dùng của công ty vẫn còn ở mô hình đơn giản nên những vẫn đề phức tạp như việc nợ xấu và xử lý nợ xấu chưa nảy sinh nên Công ty vẫn chưa thấy được những rủi ro lớn mà những hạn chế trên có thể mang lại. Đó cũng chính là những khó khăn, rào cản đối với công ty trong việc mở rộng và phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng.

Công nghệ kỹ thuật của công ty còn rất hạn chế. Đến thời điểm tháng 10/2011, công ty mới triển khai cài đặt và ứng dụng phần mềm quản lý khoản vay. Trong quá trình sử dụng thử còn rất nhiều sai sót và hoạt động chưa hiệu quả. Nếu như các ngân hàng và công ty tài chính khác có mạng lưới hoạt động rộng lớn: nhiều tỉnh thành trên đất nước, trên mỗi tỉnh thành lại có những chi nhánh theo quận huyện để khai thác và phục vụ khách hàng thì Công Ty Tài Chính Cổ Phần Dệt May Việt Nam chỉ có 2 cơ sở tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Do vậy, công ty không thể cạnh tranh với các NHTM về mặt mạng lưới hoạt động.

2.3.3.3. Nguyên nhân của những khó khăn và hạn chế trong việc triển khai và phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng cá nhân tại công ty tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam

Hạn chế đầu tiên và là hạn chế cơ bản dẫn đến những hạn chế khác của công ty Cổ phần Tài Chính Dệt May Việt Nam đó chính là: Cơ chế hoạt động mang nặng tính bao cấp. Cho đến năm 2010 thì Công ty Tài Chính Dệt May vẫn là doanh nghiệp nhà nước với 100% vốn của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Công ty hoạt động dựa trên cơ sở các quyết định của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam và chỉ tiêu được giao. Tất cả các phương hướng sản xuất,

nguồn vốn, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương đều do Tập đoàn quyết định. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty sẽ do Tập đoàn chịu trách nhiệm: Sản xuất lỗ sẽ được bù, lãi thì thu.

Chính cơ chế trên đã dẫn đến nhiều hạn chế trong hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty, trước tiên là cơ chế “áp đặt” trong hoạt động của công ty. Cán bộ tín dụng không có quyền tự quyết về món vay của khách hàng mà được chỉ đạo, áp đặt từ lãnh đạo xuống. Vì vậy, cán bộ tín dụng không thực hiện chức năng thẩm định mà chỉ có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ, thực hiện theo chỉ đạo của lãnh đạo. Khách hàng chủ yếu là do ban lãnh đạo chỉ thỉ và cũng chính là những đối tượng trong tập đoàn. Điều này dẫn đến việc cán bộ thiếu năng lực trong việc thẩm định khách hàng, không chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng mới. Bên cạnh đó, bản thân các cán bộ công nhân viên cũng còn rất nhiều những hạn chế. Phần lớn các cán bộ không có nghiệp vụ, chuyên môn về lĩnh vực tài chính – ngân hàng, chủ yếu là những người làm trong các bộ phận của tập đoàn được đưa sang làm cán bộ tại công ty; một số khác là tuyển dụng theo cơ chế “ xin- cho”. Bản thân cán bộ tín dụng thực hiện việc cho vay cũng không nắm rõ được quy trình, tính pháp lý của việc cho vay sẽ không khiến khách hàng tin tưởng khi vay vốn tại công ty; thậm chí nó mang lại rủi ro lớn cho công ty. Khách hàng có thể lợi dụng điểm này để có những hành động lừa đảo đối với Công ty.

Một nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong của công ty trong việc phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng là thiếu cơ sở pháp lý vững chắc. Những quy trình, quy chế được xây dựng dựa trên kiến thức, kinh nghiệm của ban lãnh đạo và tham khảo quy trình, quy chế của các tín dụng khác, không có sự tư vấn bộ phận pháp lý. Chính vì vậy khi đưa vào triển khai trong thực tế mới thấy sự không phù hợp và dẫn dến việc khó khăn khi thực hiện. Và cũng vì thế mà quy trình, quy chế hay phải thay đổi, sửa chữa, bổ sung. Cụ thể trong

hoạt động cho vay tiêu dùng những mẫu biểu văn bản, hợp đồng như: Biên bản định giá, Hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp công ty không có quy chuẩn chung mà lại được thao khảo từ các tổ chức ngân hàng khác nên có nhiều sai sót. Cho đến cuối năm 2009, công ty mới có một cán bộ pháp lý chịu trách nhiệm toàn bộ vấn đề pháp lý của công ty, quy trình hoạt động, nghiệp vụ. Cán bộ này chưa có kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng nên tính pháp lý trong quy trình và tính pháp lý hợp đồng trong công tác tín dụng về cơ bản là chưa được cải thiện.

Tính pháp lý không chặt chẽ cùng với đội ngũ cán bộ nhân viên không có chuyên môn cao đã dẫn đến việc phương pháp và khả năng thẩm định không tốt tại Công ty Tài Chính Cổ Phần Dệt May Việt Nam.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN

TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DỆT MAY VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính cổ phần dệt may việt nam (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)