2.1 .Phương pháp thu thập thông tin
3.2. Tình hình hoạt động và nhânlực của Ngânhàng Nông nghiệp và Pháttriển
triển nông thôn Lạng Giang.
3.2.1. Tình hình kinh doanh
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu cơ bản về hoạt động kinh doanh của chi nhánh AgribankLạng Giang Đơn vị: triệu đồng. STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 1 Tổng huy động vốn 852,673 996,928 1,041,807 2 Sử dụng vốn 900,320 950,786 1,152,780 3 Tổng thu 6,150,475 8,370,183 9,003,412 4 Tổng chi 6,002,160 8,100,509 9,000,101
Về tổng huy động vốn: Tổng huy động vốn tăng qua các năm từ 2012 đến 2014. Năm 2013 tăng 1,16 lần so với năm 2012, năm 2014 tăng 1,04 lần so với năm 2013. Nếu phân chia tổng số vốn huy động được theo thành phần kinh tế, huy động từ tổ chức kinh tế chiếm tỉ lệ thấp hơn huy động từ dân cư, cụ thể: huy động vốn từ dân cư năm 2012là 84,18%, năm 2013 là 83,8%, năm 2014 là 85,79%. Huy động vốn từ TCKT lần lượt các năm: năm 2011: 12,99%; năm 2012: 15,82%, năm 2013: 16,2%, năm 2014: 14,21%. Nếu phân chia tổng số vốn huy động được theo thời gian huy động ta thấy vốn huy động dài hạn, trung hạn giảm qua các năm 2012 - 2014, trong khi vốn huy động ngắn hạn lại tăng qua từng năm.
Sự gia tăng của tỉ lệ vốn huy động dài hạn vào năm 2014 phù hợp với mục tiêu của chi nhánh là tăng lượng vốn huy động dài hạn và phù hợp xu hướng chung của toàn ngân hàng.
Về sử dụng vốn:Tỉ lệ giữa dư nợ trên doanh số cho vay là 0,99 năm 2012, năm 2013 là 0,98 và còn 0,88 vào năm 2014 cho thấy hoạt động cho vay của ngân hàng đang tăng và ở mức cao, vốn trong ngân hàng huy động được quay vòng kinh doanh chứ không nằm đọng trong ngân hàng. Do tính ổn định của VNĐ, tỉ lệ dư nợ bằng nội tệ vẫn chiếm tỉ lệ lớn, lượng ngoại tệ chiếm ít nhưng đang có xu hướng tăng do hoạt động đầu tư của nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn chi nhánh hoạt động tăng và hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển khi Việt Nam gia nhập WTO. Theo cơ cấu thời hạn vốn huy động, nguồn tiền gửi kỳ hạn dài có xu hướng tăng, vốn huy động từ 12 tháng trở lên tăng gấp rưỡi năm 2013, kỳ hạn dưới 12 tháng giảm cả về số tuyệt đối và tương đối.
3.2.2. Tình hình nhân lực của Agribank Lạng Giang
Hiện nay, Agribank Lạng Giang có 133 cán bộ nhân viên, trong đó có 90 lao đông nữ và 43 lao động nam. Từ năm 2014 đến Quý 1 năm 2015, Agribank Lạng Giang chưa có sự thay đổi nào về số lượng nhân lực trong Chi nhánh.
Chi nhánh có 1 giám đốc và 4 phó giám đốc, có 5 giám đốc và 5 phó giám đốc các phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh, ngoài ra còn 9 trưởng phòng giao dịch khác trực thuộc Chi nhánh.
Số lao động trên đại học chiếm 9,77%, đại học và cao đẳng chiếm 81,95%, dưới đại học chiếm 8,28%.
Tất cả các cán bộ công nhân viên đều sử dụng được các chương trình tin học ứng dụng trong Chi nhánh. Số cán bộ nhân viên có trình độ ngoại ngữ tốt chiếm 38,34%.
Bảng 3.2: Thống kê nhân lực của Agribank Lạng Giang các năm
Đơn vị: Người
STT Diễn giải Năm 2013 Năm 2014
Nam Nữ Tổng % Nam Nữ Tổn g % 1 Số lao động 41 87 128 100 43 90 133 100 2 Trình độ Thạc sĩ 5 7 12 9,375 6 7 13 9,77 Đại học, cao đẳng 29 72 101 78,9 31 78 109 81,95 Trung cấp 7 8 15 11,7 6 5 11 8,28
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự của Agribank Lạng Giang) Thứ nhất, số lao động trong Chi nhánh năm 2014 tăng lên 3,9 % so với năm
2013. Đó là do năm 2014, Chi nhánh được bổ sung nhân viên trẻ. Số nhân viên trẻ này có trình độ chuyên môn đều là đại học và trên đại học, điều đó cũng làm tăng số lao động có trình độ đại học trong Chi nhánh. Thêm vào đó, là nhân viên trẻ nên họ có sức trẻ, năng động, sáng tạo, rất tốt cho công việc. Đặt biệt là trong tình hình hiện nay, khi các ngân hàng đang phải cạnh tranh gay gắt, mỗi ngân hàng đều có gắng đưa ra những sản phẩm mới đủ hấp dẫn để đối phó với thị trường, thì sự linh hoạt, sáng tạo là rất cần thiết. Tuy nhiên, vì là nhân viên trẻ nên họ thiếu kinh nghiệp thực tế, vì vậy cần được đào tạo thêm về nghiệp vụ và các kỹ năng thực tế.
việc có nhiều đặc điểm phù hợp với nữ giới, tuy nhiên điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của chi nhánh, cũng như công tác đạo tạo. Có thế lấy một ví dụ đơn giản: Lao động nữ thường bị ảnh hưởng bởi các công việc gia đình, thai sản, con cái… Nếu trong thời kỳ được cử đi học xa, khóa học kéo 2 -3 tháng, người lao động đó có con nhỏ cần chăm sóc, thì họ sẽ không yên tâm đào tạo, hiệu quả đào tạo sẽ bị hạn chế.
Thứ ba, về trình độ chuyên môn ta thấy, trình độ tiến sĩ không có, trình độ
thạc sĩ còn khiêm tốn, trình độ đại học và cao đẳng tuy chiếm tỷ lệ lớn nhất song so với nhiều ngân hàng khác vẫn còn thấp hơn, trình độ trung cấp còn chiếm tỷ lệ khá cao. Với trình độ chuyên môn như trên đòi hỏi Chi nhánh cần tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao trình độ. Mặt khác chính bản thân mỗi nhân viên cần phải chủ động nâng cao kiến thức cho bản thân.
Thứ tư, về trình độ ngoại ngữ, số lao động có trình độ ngoại ngữ từ đại học
trở lên chiếm 38,34%, số lao động có trình độ ngoại ngữ từ bằng B trở lên chiếm 51,13%. Một số cán bộ nhân viên thế hệ trước (cán bộ già) không thể sử dụng ngoại ngữ . Với tốc độ hội nhập như hiện này, ngoại ngữ trở thành phương tiện quan trọng giúp cho các quốc gia tiếp cận với thế giới. Tuy nhiên, số nhân viên có trình độ ngoại ngữ tốt của Chi nhánh lại khá thấp, đây là một điểm yếu của Chi nhánh ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Thứ năm, về trình độ tin học, 100% cán bộ nhân viên đều có thế sử dụng các
chương trình tin học cơ bản, ứng dụng trong công việc. Đây là một lợi thế của Chi nhánh. Điều này giúp cho hoạt động của Chi nhánh được nhanh chóng, thuận tiên và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, số nhân viên có trình độ tin học đại học và trên đại học là không cao, chiếm 12,03%, cần được bổ sung.