Quan điểm cụ thể về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế ở thành phố ninh bình (Trang 80 - 113)

3.2. Quan điểm nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà

3.2.2. Quan điểm cụ thể về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công

quản lý nhà nước về kinh tế đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020.

Từ sự phân tích chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Ninh Bình đến năm 2015 và 2020, yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, những quan điểm và mục tiêu phát triển và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế ở thành phố Ninh Bình thời kỳ 2011- 2020 về số lượng và chất lượng như sau:

Thứ nhất, hoàn thiện cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế ở Thành phố Ninh Bình, đảm bảo số lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ các cấp có khả năng thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh tế, đáp ứng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố.

Khi đất nước đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế ngày càng phát triển, yêu cầu quản lý nhà nước về kinh tế ngày càng lớn đặc biệt khi ban hành các hệ thống các luật kinh tế, số lượng doanh nghiệp ngày càng nhiều, quy mô ngày càng lớn, tính chất phạm vi kinh doanh ngày càng đa dạng; cùng với công nghệ quản lý, quản trị kinh doanh hiện đại và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại… thì một đòi hỏi và cũng là một thách thức trong chương trình cải cách hành chính của Chính phủ là phải thiết lập hệ thống tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước nói chung thực sự đồng bộ, chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa mới đáp ứng được sự phát triển của xã hội. Đó là một đòi hỏi cấp thiết đồng thời cũng là một yếu tố khách quan đặt ra đối với các địa phương như:

- Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước chủ yếu theo mô hình chức năng với đầy đủ ý nghĩa của nó. Phải xác nhận đầy đủ, rõ ràng các chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn;

- Tăng thêm thẩm quyền và điều chỉnh lại các chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo giữa các cấp, ngành để tập trung về một đầu mối nhằm nâng cao tính chuyên sâu, chuyên nghiệp của từng bộ phận quản lý.

- Phát huy đầy đủ hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước, đủ sức thực hiện tốt các luật, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới và đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị do Đảng, nhà nước, UBND Tỉnh giao.

- Cơ cấu tổ chức phải hợp lý, gọn nhẹ, thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước hiện đại, phù hợp với cơ chế, tôn trọng quyền chủ động của cơ sở kinh doanh, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước phải được sắp xếp, tổ chức lại phù hợp với mô hình tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước tinh, gọn theo hướng chính phủ hiện đại của các nước đang phát triển trong khu vực và trên thế giới.

- Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế cần được xây dựng cơ bản tương ứng với cơ cấu kinh tế đã được xác định trong những năm tới, tập trung cho phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sạch.

Đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước kinh tế, cùng với việc nhanh chóng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô. Họ là những người có sự tác động rộng, toàn diện các mặt chính trị, xã hội và toàn bộ nền kinh tế quốc dân; do đó phải là những cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, có năng lực chuyên môn cao, đủ khả năng hoạch định chính sách, định hướng đúng đắn cho sự phát triển kinh tế địa phương.

Từ chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, cần cụ thể hóa thành kế hoạch ở mọi cấp, mọi ngành địa phương cơ sở. Tập trung cho một số kế hoạch như: Dự báo tình hình cán bộ trong dài hạn, ngắn hạn; kế hoạch tạo nguồn, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, kế hoạch sử dụng… đây là biện pháp rất cần thiết để đội ngũ cán bộ không bị hụt hẫng, đảm bảo tính liên tục của hệ thống quản lý.

Bảng 3.4: Dự báo nhu cầu đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc của thành phố Ninh Bình

STT Nhu cầu đội ngũ 2015 2020 2025

1 Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước cấp Thành phố 333 450 550 2 Đội ngũ cán bộ câp xã phường 309 400 460

3 Tổng cộng 642 950 1.010

Nguồn: Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Ninh Bình lần thứ XVIII năm 2011

Thứ hai, nâng cao trình độ xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược chính sách phát triển kinh tế xã hội của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế trên địa bàn thành phố, đáp ứng nhu cầu cải cách hành chính nhà nước, tinh giảm biên chế bộ máy.

Xuất phát từ thực trạng cơ cấu và trình độ đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế hiện nay, nhiệm vụ quan trọng nhất mà nhà nước cần chú trọng trong những năm tới là tăng cường vai trò trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước về kinh tế.

Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của công tác quản lý nhà nước về kinh tế ngày càng cao, xuất phát từ yêu cầu đào tạo của nhà nước đối với đội ngũ công chức quản lý hành chính, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức quản lý nhà nước và nền kinh tế trong những năm tới cần đạt được các mục tiêu sau:

- 100% cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước trong toàn thành phố được trang bị các kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế, đảm bảo trình độ tối thiểu đồng đều trong toàn đội ngũ, đồng thời cán bộ, công chức phải hiểu được hệ thống luật kinh tế để có thể tuyên truyền, kiểm tra, giám sát các thành phần kinh tế về các vấn đề liên quan đến luật, chính sách, chế độ thuế.

- Mỗi cán bộ công chức quản lý nhà nước về kinh tế phải am hiểu sâu sắc chuyên môn, nghiệp vụ thuộc phần mình phụ trách, phải tinh thông nghiệp vụ, có kỹ năng tốt, thuần thục để độc lập giải quyết công việc nhanh, đúng, có kết quả cao.

- Tất cả cán bộ công chức phải có trách nhiệm trong giải quyết công việc đối với công dân, tổ chức một cách đúng đắn, vì vậy công tác đào tạo phải đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế có đủ năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức, tiến tới chấm dứt tình trạng tiêu cực trong công tác quản lý kinh tế.

- Đào tạo đội ngũ lãnh đạo từ phòng, ban trở lên có năng lực chỉ đạo và điều hành tốt, có khả năng hợp tác với đồng nghiệp, với các ngành, các đơn vị có liên quan trong công tác quản lý hành chính – kinh tế.

- Cán bộ, công chức nói chung và đặc biệt là cán bộ và công chức làm công tác quản lý nhà nước về kinh tế, quản lý đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nói riêng phải được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế hội nhập với thế giới cũng như trong khu vực. Từ nay đến năm 2015, phấn đấu ít nhất 50% cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về kinh tế và đầu tư nước ngoài có trình độ đọc, nghe, nói, dịch tốt tiếng Anh.

- Bố trí, sắp xếp bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế theo hướng tinh giảm, không chồng chéo về chức năng quản lý; có kiến thức chuyên sâu về một ngành, một lĩnh vực, đồng thời có khả năng bao quát, điều hành các lĩnh vực có liên quan; đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước có hiệu quả.

- 100% cán bộ là lãnh đạo HĐND - UBND và các cán bộ quy hoạch các chức vụ lãnh đạo trên phải được bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị cao cấp.

- 100% cán bộ công chức phải biết ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ thông tin vào công tác quản lý hành chính, quản lý nhà nước về kinh tế.

Tóm lại, mục tiêu đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức quản lý nhà nước về kinh tế là phải đảm bảo cho cán bộ công chức có đầy đủ kiến thức phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về kinh tế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch nhiệm vụ chính trị được giao.

Thứ ba, nâng cao phẩm chất đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế ở Thành phố Ninh Bình.

Để tiếp tục thực hiện tốt nghị quyết Hội nghị trung ương 3 khóa VIII và các nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy về công tác cán bộ xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp của thành phố đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới Thành ủy, UBND thành phố xác định mục tiêu đến năm 2020 là:

“ Xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ đứng đầu có phẩm chất đạo đức và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ kiến thức, năng lực quản lý kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác được giao. Gắn bó mật thiết với nhân dân, có khả năng đoàn kết tập hợp, quy tụ cán bộ, có nhiều triển vọng phát triển, có năng lực tổ chức điều hành để thúc đẩy sự phát triển địa phương. Có lối sống trong sạch, không tham nhũng; bản thân và gia đình phải gương mẫu chấp hành chính sách pháp luật, đầu tầu gương mẫu, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có uy tín đối với nhân dân”.

Vì vậy cùng với việc quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, trong những năm tới thành phố Ninh Bình cần quan tâm bồi dưỡng đạo đức cách mạng, trước hết là hiểu và nắm vững những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; nâng cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, hướng mạnh về cơ sở, gần dân, hiểu dân và quan tâm đến đời sống của nhân dân.

Bảng 3.5: Dự báo nhu cầu trình độ đội ngũ cán bộ quản lý đến năm 2020

STT Nội dung Cấp thành phố Cấp xã phƣờng 2015 2020 2025 2015 2020 2025 1 Trình độ văn hóa 333 450 550 309 400 460 Tiểu học THCS 10 THPT 333 450 550 299 400 460 2 Trình độ chuyên môn 333 450 550 309 400 460

Không bằng cấp Sơ cấp 2 32 20 Trung cấp 25 20 128 60 30 Đại học 291 394 495 149 320 415 Trên đại học 15 36 55 15 3 Trình độ lý luận chính trị Sơ cấp 165 65 40 Trung cấp 90 150 200 75 100 150 Cao cấp 60 70 100 01 05 10 4

Giao tiếp được ngoại ngữ với người nước ngoài

90 200 300 28 100 120

5

Có khả năng sử dụng được tin học văn phòng

333 450 550 250 400 460

Nguồn: Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Ninh Bình lần thứ XVIII năm 2011

3.3. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nƣớc về kinh tế ở thành phố Ninh Bình trong thời gian tới.

3.3.1. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quả n lý nhà

nước về kinh tế.

Phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao trình độ dân trí là giải pháp cơ bản quan trọng, không chỉ cho trước mắt mà còn lâu dài. Đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho sự phát triển.

Do nhận thức đúng tầm quan trọng của việc đào tạo nâng cao trình độ dân trí, nâng cao chất lượng nguồn lao động đối với tăng trưởng nền kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Ninh Bình lần thứ XVIII đã xác định: “ Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; Đa dạng hóa các loại hình trường lớp đào tạo, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục,

xây dựng xã hội học tập, trung tâm học tập cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người học tập” ( Văn kiện đại hội đảng bộ Thành phố Ninh Bình lần thứ XVIII. Tr.21).

Để thực hiện tốt chủ trương đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII đề ra, cần phải có chính sách đồng bộ để đào tạo, phát triển nguồn lao động cho thành phố Ninh Bình thông qua 3 chương trình lớn, đó là:

+ Chương trình giáo dục bao gồm: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục hướng nghiệp. Hoàn chỉnh hệ thống giáo dục các cấp quan tâm đến chất lượng giáo dục các xã, phường, vùng sâu, vùng xa. Thực hiện đào tạo phổ cập ngoại ngữ và tin học trong các trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Quan tâm đến chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để các trường học trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia mức độ II.

+ Chương trình đào tạo lao động bao gồm giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, nhất là đối với thanh niên, gắn với các chương trình đào tạo lại cho nguồn lao động hiện có. Coi trọng việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, các nhà doanh nghiệp và lao động kỹ thuật.

+ Chương trình đào tạo và thu hút nhân tài. Dành nguồn tài chính thỏa đáng để đào tạo nhân tài, từng bước xây dựng đội ngũ các nhà quản lý, các nhà doanh nghiệp năng động, sáng tạo, đủ năng lực vận hành nền kinh tế - xã hội theo cơ chế thị trường. Có chính sách khuyến khích thu hút các nhà khoa học và chuyên gia hàng đầu từ các ngành trung ương, của tỉnh và các đô thị, huyện về tham gia xây dựng Thành phố.

Thứ nhất, xác định rõ nội dung đào tạo đối với các đối tượng cán bộ công chức trên địa bàn.

- Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng là đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước, gồm 2 loại:

+ Cán bộ mới tuyển dụng: là những cán bộ trẻ, mới được tuyển dụng, đã được đào tạo chính quy tại các trường đại học, cao đẳng cần trang bị các kiến thức

cơ sở và cơ bản về công chức nhà nước, về quản lý kinh tế, chế độ chính sách, nghiệp vụ cho công tác quản lý, về quản lý hành chính nhà nước… phục vụ cho công tác quản lý.

+ Cán bộ hiện có: Cần phân loại theo các chức năng quản lý ngành, lĩnh vực, xác định cơ cấu hợp lý cho từng loại công chức, làm căn cứ lập kế hoạch và xây dựng chương trình bồi dưỡng chuyên sâu phù hợp.

Đào tạo bồi dưỡng các kiến thức theo yêu cầu tiêu chuẩn ngạch công chức nhà nước quy định:

- Đào tạo kiến thức quản lý hành chính nhà nước cho tất cả cán bộ theo tiêu

chuẩn ngạch công chức. Nội dung và mức độ bồi dưỡng do nhà nước quy định đối

với từng loại ngạch công chức.

+ Đào tạo đại học để trang bị những kiến thức lý luận chuyên môn nghiệp vụ

cơ bản cho cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch chức danh từ chuyên viên và tương đương trở lên. Hình thức đào tạo đại học chỉ áp dụng đối với các công chức còn nợ tiêu chuẩn nghiệp vụ chức danh, các công chức có khả năng và vị trí công việc đòi hỏi ngạch chuyên viên và tương đương trở lên, các công thức đã có trình độ đại học nhưng công việc đòi hỏi phải được đào tạo thêm một chuyên ngành khác để phục vụ cho công tác như luật, kinh tế…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế ở thành phố ninh bình (Trang 80 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)