Đặc điểm kinh tế – xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế ở thành phố ninh bình (Trang 48 - 51)

Trong những năm qua, nhất là từ sau khi tái lập tỉnh đến nay, được sự quan tâm của Trung ương Đảng, Quốc hội và sự giúp đỡ của các Bộ, Ngành trung ương cũng như sự quan tâm tạo điều kiện của Tỉnh ủy – Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình và các Ban ngành của tỉnh, Đảng bộ và nhân dân thành phố Ninh Bình đã quyết tâm phấn đấu đẩy mạnh công cuộc đổi mới, đạt được những thành tựu quan trọng, hoàn thành khá toàn diện mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh và Thành phố đề ra. Kinh tế phát triển, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 2001 - 2005 đạt 14,01%, giai đoạn 2005 – 2010 đạt 18,2%, giai đoạn 2010 – 2013 đạt 19,08%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các nguồn lực huy động cho đầu tư phát triển tăng nhanh, cơ sở vật chất được tăng cường, văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ , đời sống dân thành phố Ninh Bình từng bước được cải thiện; hệ thống giáo dục đào tạo đã phát triển cả về số lượng và chất lượng; công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân đang ngày càng được nâng cao; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững và tăng cường.

Bảng 2.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo GDP giá trị thực tế

Đơn vị: %

Các ngành Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Công nghiệp – xây dựng 39,9 42,1 45,6 47,8 49,6 Thương mại dịch vụ 47,3 48,9 49,1 48,0 48,4

Nông nghiệp 12,8 9,0 5,3 4,2 2,0

Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Ninh Bình năm 2013.

Nền kinh tế thành phố Ninh Bình đang chuyển dần sang kinh tế thị trường định hướng XHCN . Trong thời gian qua , thành phố Ninh Bình đã huy động các nguồn lực cả bên trong và bên ngoài để đầu tư phát triển với trọng tâm là xây dựng cơ sở hạ tầng như: hệ thống giao thông, mạng lưới cung cấp điện hạ thế, hệ thống trường học, các cơ sở khám chữa bệnh, hệ thống thông tin liên lạc, cấp thoát nước…và một số công trình sản xuất kinh doanh trọng điểm như: Cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp tập trung; Nhà máy đạm công suất 1,4 triệu tấn/năm; Nhà máy chế biến hoa quả xuất khẩu; Nhà máy cán thép, bê tông đúc sẵn; Làng nghề truyền thống Ninh Phong…

Tuy nhiên, do điểm xuất phát thấp nên các điều kiện về kinh tế – xã hội còn một số điểm bất cập: Cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng còn bộc lộ nhiều yếu kém và thiếu đồng bộ . Cơ cấu kinh tế trong GD P chưa hợp lý, tỷ trọng nông nghiệp tuy không cao nhưng tỷ lệ người dân trong khu vực nông thôn, lượng lao động trong nông nghiệp vẫn còn khá cao. Đời sống nhân dân đã bước đầu được cải thiện nhưng chưa triệt để. Chất lượng cuộc sống của người dân chưa thực sự nâng lên rõ rệt, nhất là ở vùng ngoại thành.

Như vậy, Thành phố Ninh Bình là địa phương vừa có những thuận lợi , vừa có những khó khăn trong quá trình đẩy nhanh CNH – HĐH, phát triển kinh tế – xã hô ̣i, cụ thể:

* Về thuận lợi:

- Thành phố Ninh Bình có lợi thế về vị trí địa lý, có tiềm năng tự nhiên tương đối đa dạng để phát triển kinh tế . Đó là cơ sở tự nhiên rất quan trọng tạo những điều kiện vật chất cho quá trình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng nhu cầu của thực tế.

- Trong nhiều năm xây dựng kinh tế , Thành phố đã xây dựng được hệ thống kết cấu hạ tầng mới , tuy chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu thực tế nhưng đã tạo ra năng lực sản xuất mới . Một mặt, tạo năng lực phát triển kinh tế theo hướng chuyên môn hoá, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, từng bước phá vỡ nền sản xuất tự cấp, tự túc để chuyển sang sản xuất hàng hoá. Mặt khác tạo điều kiện cho việc mở mang và nâng cao dân trí, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá theo hướng CNH – HĐH.

- Thành phố đã xây dựng được hai ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội để tập trung chỉ đạo đó là sản xuất công nghiệp , tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ kết hợp làng nghề truyền thống và phát triển du lịch, dịch vụ.

- Truyền thống lịch sử về bảo vệ và xây dựng tổ quốc, chứng tỏ người dân Ninh Bình rất năng động, nhanh nhạy với cái mới, là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế.

* Về khó khăn:

- Điều kiện tự nhiên , trong đó điều kiện về địa hình , về đất đai có nhiều bất lợi cho phát triển kinh tế ảnh hưởng đến những điều kiện nâng cao chất lượng người lao động trên các mặt: trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, trình độ tổ chức sản xuất và đời sống…

- Tuy đã có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất, nhưng so với yêu cầu, hệ thống đó còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống. Đặc biệt còn có sự chênh lệch rất lớn về trình độ giữa các vùng trong tỉnh, đây là cơ

sở quan trọng tạo ra sự chênh lệch về chất lượng người lao động giữa các vùng trong phạm vi một tỉnh.

- Là địa phương có nhiều vùng địa hình đa dạng nên tính phức tạp trong phong tục tập quán ảnh hưởng rất lớn đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của Thành phố.

- Là đô thị tỉnh lỵ , nên nguồn lao động từ các huyện , các địa phương ngoại tỉnh đổ về , các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh , kinh tế cá thể , tiểu chủ đa dạng, không ổn định , cũng là một khó khăn không nhỏ cho hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế của thành phố.

* Nhận xét chung: Những thuận lợi và khó khăn trên có ảnh hưởng không

nhỏ tới đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế của Thành phố , đó là: Trình độ dân trí được nâng lên, đời sống nhân dân được cải thiện tạo điều kiện để nâng cao thể lực đội ngũ cán bộ, có thể tiếp cận nhiều thông tin quản lý tiên tiến từ hệ thống các phương tiện thông tin, truyền thông hiện đại; truyền thống quê hương tạo nên nhân cách tốt trong mỗi con người. Bên cạnh đó, sự chênh lệch về mức sống giữa các vùng nội thành và ngoại thành, tập quán sản xuất và hoạt động khác nhau giữa nông thôn và đô thị cũng ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế trong quá trình phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế ở thành phố ninh bình (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)