Về năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế ở thành phố ninh bình (Trang 56 - 64)

2.2. Thực trạng chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nƣớc về

2.2.3. Về năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về

kinh tế.

* Về năng lực chuyên môn trong vận dụng và hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố.

Đội ngũ cán bộ , công chức quản lý kinh tế của thành phố Ninh Bình hiện tại đa số là từ tuyển dụng mới, cán bộ địa phương, từ một số ngành chuyển sang… qua thực tiễn công tác ngày càng trưởng thành về mọi mặt. Đây là lực lượng chủ yếu thực thi các nhiệm vụ quản lý ki nh tế, triển khai, cụ thể hoá các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, của cấp trên, vận dụng vào thực tiễn của địa bàn thành phố để tham mưu ban hành các chính sách của thành phố, xây dựng các kế hoạch

phát triển kinh tế – xã hội hàng năm và các Nghị quyết chuyên đề của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố, HĐND Thành phố về phát triển kinh tế.

Trong những năm qua , nhờ có sự quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ của Thành uỷ và UBND Thành phố , đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế ngày càng được nâng cao năng lực vận dụng và hoạch định chính sách phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn . Nhờ đó, các chính sách phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn thành phố phù hợp với chủ trương , đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước ta nói chung, phù hợp với chủ trương phát triển của tỉnh uỷ, UBND tỉnh Ninh Bình nói riêng. Có thể nêu lên một số kết quả như sau:

Thứ nhất , trong việc vận dụng và hoạch định chính sách thu hút đầu tư ,

khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) về tiếp tục đổi mới cơ chế , chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân , đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế đã tham mưu cho Thành uỷ Ninh Bình đề ra chương trình hành động với mục tiêu tăng cường công tác quản lý nhà nước , hoàn thiện và cụ thể hoá các cơ chế, chính sách để phát huy những mặt tích cực , hạn chế những tiêu cực của kinh tế tư nhân, tạo điều kiện thuận lơi khuyến khích thành phần kinh tế này tiếp tục phát triển đúng hướng, tăng cường đầu tư cho mở rộng sản xuất, thu hút nhiều lao động và góp phần tích cực xoá đói giảm nghèo , cùng các thành phần kinh tế khác đảm bảo tốc độ tăng trưởng về kinh tế của Thành phố trun g bình đạt 15 – 18%/năm và đạt 65 % trở lên trong GDP toàn tỉnh đến năm 2015.

Về thu hút đầu tư, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế đã tham mưu cho UBND thành phố xây dựng và tổ chức tốt quy hoạch phát triển kinh tế đến năm 2015 và quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các lĩnh vực ưu tiên hàng đầu, ban hành các cơ chế chính sách theo Luật đầu tư . Đây là cơ sở để định hướng và thu hút đầu tư trong và ngoài tỉnh . Các phòng, ban ngành của Thành phố đã chuẩn bị và cung cấp thông tin , số liệu về điều kiện tự nhiên , kinh tế – xã hội và các tài liệu khác có liên quan đến việc l ập dự án đầu tư vào địa bàn

Thành phố, các nhà đầu tư còn được hỗ trợ chọn phương án , địa điểm tối ưu của dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế của Thành phố .

Dưới sự lãnh đạo của UBND Thành phố , cán bộ quản lý nhà nước về kinh t ế đẩy mạnh việc cấp giấy công nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân để tạo thuận lợi cho việc thế chấp vay vốn của các tổ chức tín dụng hoặc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để thành lập doanh nghiệp. Công tác xúc tiến thương mại và đầu tư bước đầu đã được chú trọng, Thành phố đã được phối hợp với trung tâm xúc tiến thương mại, trung tâm xúc tiến đầu tư du lịch để quảng bá, giới thiệu tiềm năng của tỉnh, của các doanh nghiệp; Hoạt động của các trung tâm ngày càng phát huy tác dụng.

Đầu tư, phát triển kinh tế tư nhân, đã tạo sự phân công lại về cơ cấu lao động giữa các ngành và các thành phần kinh tế , sự chuyển dịch lao động khu vực nông – lâm - thuỷ sản sang khu vực công nghiệp – xây dựng, chuyển dần một bộ phận lao động từ thành phần kinh doanh cá thể, hộ sản xuất gia đình có năng suất lao động, thu nhập thấp sang khu vực doanh nghiệp có thu nhập cao và ổn định.

Kinh tế tư nhân đã thu hút được khoảng 39.000 lao động (trong đó khối doanh nghiệp gần 19.000 người) trung bình mỗi năm đã tạo thêm được 4.200 vị trí việc làm mới, thu nhập của người lao động ổn định và có hướng tăng lên (thu nhập bình quân của người lao động năm 2013 là 1.521.000 đ/tháng tăng 18.6% so với năm 2005).

Thứ hai, trong thực hiện CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hoạt động thương mại, dịch vụ.

Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp , nông thôn, cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế thành phố Ninh Bình đã chuẩn bị các văn bản pháp quy, xây dựng môi trường quản lý để UBND Thành phố ra các quyết định nhằm khuyến khích, hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn; động viên và huy động các nguồn lực tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn và các dịch vụ khuyến công; góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH, trước hết là công nghiệp hoá nông nghiệp và nông

thôn, tạo việc làm, thu hút lao động, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội; hỗ trợ tạo điều kiện cho các tổ chức , cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn một cách bền vững , nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Các chính sách khuyến công đã được tác động tích cực đến sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ý nghĩa hỗ trợ còn có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp yên tâm, mạnh dạn bỏ vốn đầu tư mở rộng sản xuất – kinh doanh, qua đó góp phần thu hút thêm số lượng lớn lao động; công tác đào tạo ngành nghề cho các lao động nông nghiệp nông thôn đồng thời ký hợp đồng gia công bao tiêu sản phẩm cho họ đã góp phần tích cực giải quyết việc làm, giảm đáng kể một số lao động nông nhàn ở nông thôn, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng CNH – HĐH.

UBND Thành phố đã có những chính sách phát triển nông nghiệp , tăng cường đầu tư cho trồng trọt, chăn nuôi như thực hiện chính sách hỗ trợ mở rộng và phát triển vùng nuôi trồng thuỷ sản, vùng trũng, hỗ trợ chế biến và tiêu thụ nấm của phường Ninh Khánh, chăm sóc lợn nái ngoại, hỗ trợ sản xuất giống lúa lai F1, ST3, cải tạo và cung cấp các loại cá nước ngọt; cải tạo đàn bò địa phương…nhằm mục đích tạo ra công ăn việc làm, thu hút lao động địa phương, nhất là lao động nông thôn, khắc phục tình trạng ngày càng có nhiều lao động nông thôn trẻ , có sức mạnh nhưng không có việc ở địa phương phải đi kiếm việc làm ở nơi khác làm lãng phí nguồn lực lao động, trong khi đó lại kéo theo các tệ nạn xã hô ̣i ở nơi khác về.

Các chính sách, dự án khuyến nông tạo điều kiện để người lao động nông thôn mở rộng hợp tác tổ chức sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất, sử dụng tối đa thời gian lao động nhàn rỗi của lao động nông thôn. Tuy nhiên, số lượng nông dân, (lao động nông thôn) được tập huấn còn thấp so với yêu cầu thực tế; hoạt động khuyến nông ở vùng sâu, vùng xa, các hộ nghèo chưa được nghèo, hiệu quả chưa cao.

Trong quy hoạch phát triển kinh tế vùng duyên hải Bắc Bộ, thành phố Ninh Bình là một đầu mối thương mại, dịch vụ ở phía nam của vùng, do đó UBND thành phố đã đề ra kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện quy hoạch từng giai đoạn, quản lý

chặt chẽ quy hoạch du lịch đã phê duyệt tại Nghị quyết số 15/NQ-TU ngày 13/7/2009 của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh Ninh Bình về phát triển du lịch đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó thành phố Ninh Bình ưu tiên xây dựng các khách sạn, khách sạn nghỉ dưỡng từ 3- 5 sao. Khuyến khích thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực này; Đầu tư phát triển các sản phẩm làng nghề phục vụ du lịch, trước mắt tập trung vào các làng nghề truyền thống đã được công nhận như sản xuất các sản phẩm thủ công như đá mỹ nghệ, thêu ren, cói, mộc, may tre đan…; Đầu tư hệ thống nhà hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, có giải pháp khôi phục và khuyến khích phát triển các món ăn truyền thống của Ninh Bình như thịt dê, cơm cháy, cá rô Tổng Trường, cá tràu tiến vua, miến lươn và các món ăn cung đình còn lưu giữ trong khu vực cố đô Hoa Lư …

Các chính sách phát triển hoạt động thương mại dịch vụ đã tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp, các hộ gia đình vì vậy hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố phát triển, nhiều hộ gia đình phát triển kinh doanh đã hình thành các điểm thương mại dịch vụ mới. Hoạt động dịch vụ du lịch của thành phố cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu của du khách. Năm 2013, trên địa bàn thành phố có 563 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ; trong đó nhà hàng, khách sạn là 46 doanh nghiệp. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 5.780 tỷ đồng.

* Về năng lực tổ chức quản lý trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn thành phố.

Dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo Thành uỷ và UBND thành phố Ninh Bình , đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế trên địa bàn thành phố đã tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương chính sách đề ra về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố trong giai đoạn 2006 – 2010. Thực hiện Nghị quyết 10- NQ/TU ngày 26/6/2006 của Thành uỷ Ninh Bình về phát triển kinh tế trên địa bàn 2006 – 2010, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế trên địa bàn thành phố đã tham mưu tổ chức triển khai có hiệu quả , trong đó tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế , đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiêp, dịch vụ và nông

nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người lao động, có thể nêu lên một số dẫn chứng về vấn đề này là:

Thứ nhất, các chủ trương chính sách đã được triển khai một cách đầy đủ , toàn diện trong tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế – xã hội, trong đó nhiệm vụ trọng yếu là tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế đẩy mạnh phát triển công nghiệp , tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các thành ph ần kinh tế đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh , tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

Thứ hai, các chủ trương chính sách của Thành uỷ và UBND Thành phố v ề phát triển kinh tế – xã hội và được triển khai một cách nhanh chóng, kịp thời, do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp, các ngành trên địa bàn từ thành phố xuống các xã, phường, thôn xóm triển khai một cách thống nhất, đồng bộ.

Do vậy, trong giai đoạn 2006 – 2010, kinh tế tăng trưởng cao, cơ cấu chuyển dịch tích cực, tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh, nông nghiệp giảm dần phù hợp với quá trình đô thị hóa; GDP bình quân đầu người tăng 4,2 lần so với năm 2005.

Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hàng năm đều tăng cao; sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngày càng đa dạng, góp phần đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Hoạt động dịch vụ diễn ra sôi động, linh hoạt trong cơ chế thị trường. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 26,1% năm. Kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm tăng 6%, đạt 16 triệu USD vào năm 2013.

Tuy diện tích đất nông nghiệp hàng năm bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa, song được sự chỉ đạo tích cực của Thành ủy, UBND thành phố đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, vật nuôi, cây trồng nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả theo hướng nông nghiệp hàng hóa; giá trị sản phẩm trên 01 ha canh tác đạt trên 75 triệu đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2005.

Đặc biệt công tác thu ngân sách được tập trung quyết liệt; các giải pháp thu ngân sách được triển khai đồng bộ có hiệu quả; kết quả thu hàng năm đều vượt so với chỉ tiêu đề ra: năm 2009 đạt 180 tỷ đồng, đến năm 2010 đạt 853 tỷ đồng, năm 2011 đạt 865 tỷ đồng, năm 2012 đạt 877 tỷ đồng, năm 2013 đạt 900 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần so với năm 2005.

Ngân hàng và Quỹ tín dụng nhân dân được mở rộng, có nhiều cải tiến trong cơ chế huy động vốn và cho vay, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và nhân dân để phát triển kinh tế. Tổng mức huy động vốn và cho vay hàng năm đều tăng bình quân ở mức 27%. Cùng với phát huy nội lực, Thành phố đã tranh thủ được nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh, và huy động nguồn lực của doanh nghiệp, hộ gia đình để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Tổng nguồn vốn đầu tư trong 5 năm đạt trên 9.500 tỷ đồng.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có tiến bộ; đời sống nhân dân ổn định và được cải thiện nhiều mặt, bộ mặt đô thị và nông thôn có nhiều đổi mới; đã có 87,5% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 61% làng văn hóa; số hộ nghèo hàng năm bình quân giảm 1,5%, góp phần hạ tỷ lệ hộ nghèo từ 4,6% năm 2005, xuống còn 0,59% năm 2013. Hiện nay có 3/14 phường, xã, và 01 đoàn thể đã xóa hết hộ nghèo.

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2013- UBND thành phố) * Về năng lực kiểm tra, giám sát thực thi chính sách phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố.

Công tác kiểm tra giám sát thực thi chính sách phát triển kinh tế xã hội là một nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ công chức quản lý kinh tế của thành phố. Trong cơ chế kinh tế thị trường nhà nước tạo ra hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế chính sách. Các thành phần kinh tế chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai vì vậy việc kiểm tra giám sát là hết sức quan trọng. Đối với thành phố khi có các chương trình dự án được triển khai các phòng chức năng, các cán bộ công chức của thành phố được phân công theo dõi, kịp thời uốn nắn chấn chỉnh để các tổ chức kinh tế đi đúng quỹ đạo quy định. Toàn bộ các chương trình dự án triển khai trên địa bàn

thành phố những năm qua, hàng năm đều được kiểm tra, thẩm định, đánh giá tính khả thi, chất lượng và hiệu quả. Hầu hết các dự án lớn được triển khai trên địa bàn thành phố những năm qua như dự án giải phóng mặt bằng xây dựng công viên cây xanh sông Vân, dự án khu công nghiệp Phúc Khánh, làng nghề và tiểu thủ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế ở thành phố ninh bình (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)