Bối cảnh mới ảnh hƣởng đến nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế ở thành phố ninh bình (Trang 73 - 78)

công chức quản lý nhà nƣớc về kinh tế ở Thành phố Ninh Bình.

3.1.1. Bối cảnh trong nước.

Trong điều kiện cạnh tranh quốc tế quyết liệt, cách mạng khoa học công nghệ diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển rút ngắn chỉ có thể diễn ra khi chúng ta đưa chất xám, trí tuệ khoa học cao vào mọi loại sản phẩm. Vì vậy, vấn đề hàng đầu, là phải tập trung cao độ để có được nguồn nhân lực chất lượng cao trong mọi lĩnh vực hoạt động.

Với nguồn lao động chất lượng cao, chúng ta có được đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề cao, thì giá trị kinh tế của mọi loại sản phẩm sản xuất ra sẽ tăng lên nhanh chóng. Mác đã từng chỉ ra sự khác nhau giữa lao động phức tạp và lao động giản đơn. Theo ông “lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn”. Cùng sản xuất một loạt sản phẩm, lao động phức tạp có hàm lượng chất xám cao sẽ tạo ra cho sản phẩm một giá trị kinh tế lớn gấp nhiều lần so với sản phẩm của lao động giản đơn.

Không những thế, đội ngũ chuyên gia và nguồn lao động chất lượng cao, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế, có thể làm tăng nhanh chóng tổng sản phẩm quốc dân qua con đường xuất khẩu lao động, xuất khẩu chuyên gia. Điều này rất rõ ràng khi tiền lương của người làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài thường cao hơn nhiều so với người làm việc trong các doanh nghiệp trong nước. Đó là chưa nói đến việc chúng ta có thể xuất khẩu những chuyên gia có trình độ cao cho các công ty đa quốc gia.

Muốn vậy, cần có những chính sách khác nhau trong đào tạo nhân lực, dân trí và nhân tài. Nguồn lao động là đào tạo cho các doanh nghiệp, do vậy các doanh nghiệp phải có nhiệm vụ đào tạo nguồn lao động. Các cơ sở đào tạo và dạy nghề cũng được hoạt động như một doanh nghiệp. Nhà nước phải kiểm soát họ như là một doanh nghiệp, kể từ việc đăng ký thành lập đến định hướng hoạt động và những cơ chế chính sách để điều tiết vĩ mô đối với các hoạt động của lĩnh vực này. Vì vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực cần phải đa dạng hóa.

Đối với việc nâng cao dân trí và bồi dưỡng nhân tài, lại cần có cơ chế khác. Việc nâng cao dân trí là tạo cơ hội cho mọi người dân có được cơ hội tiếp cận được nguồn nhân lực tương lai, bảo đảm được sự công bằng của các tầng lớp dân cư. Vì vậy, Nhà nước phải bảo đảm cho việc nâng cao dân trí, nhất là đối với giáo dục mẫu giáo, tiểu học, Trung học cơ sở và trung học phổ thông. Còn đào tạo nhân tài là vấn đề có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển nhanh và lâu dài của đất nước, lại đòi hỏi đầu tư rất lớn. Do vậy, nhà nước cần phải đảm bảo mọi điều kiện hoạt động của lĩnh vực này.

3.1.2. Bối cảnh Ninh Bình.

Ninh Bình có vị trí quan trọng của vùng cửa ngõ miền Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Đây là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa khu vực châu thổ sông Hồng với Bắc Trung Bộ, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng rừng núi Tây Bắc. Thế mạnh kinh tế nổi bật của Ninh Bình là các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và du lịch.

Trong những năm gần đây kinh tế Ninh Bình liên tục tăng trưởng ở mức 2 con số, năm 2010 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 11/63, liên tục nằm trong nhóm tỉnh đứng đầu miền Bắc. Ninh Bình là một trong những tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn của Việt Nam. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn 2050, tỉnh Ninh Bình sẽ có 1 đô thị trung tâm loại I là thành phố Ninh Bình mở rộng khoảng 21.124 ha, 1 đô thị loại II là Tam Điệp, 2 đô thị loại III là Nho Quan, Phát Diệm và 15 đô thị khác là: Me, Yên Ninh, Yên Thịnh, Gián Khẩu, Rịa, Ngã ba Anh Trỗi, Gia Lâm, Khánh Thành, Khánh Thiện, Vân Long, Bút, Lồng, Bình Minh, Kim Đông, Cồn Nổi. Quy mô với tổng diện tích quy hoạch được xác định là gần 1.390 ha.

Do đó, mục tiêu chủ yếu của Ninh Bình đến năm 2015 là:

Thứ nhất. Ưu tiên tăng trưởng nhanh, hiệu quả bền vững trên cơ sở đổi mới

cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tập trung sức khai thác và phát huy lợi thế của tỉnh nhất là vị trí địa lý, tài nguyên đá vôi, dịch vụ cảng và tiềm năng du lịch. Đảm bảo nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh trong thời gian dài nhằm giảm tốc độ chênh lệch về GDP bình quân đầu người so với bình quân chung cả nước, tiến tới đạt mức trung bình cả nước vào năm 2020.

Thứ hai. Chuyển nền kinh tế sang sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng và

sức cạnh tranh, gắn nền sản xuất hàng hóa của tỉnh với thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường 48- 50 triệu dân ở Bắc bộ, đồng thời tranh thủ mở rộng thị trường quốc tế trước hết là những sản phẩm hàng hóa từ lợi thế của mình. Thực hiện tốt sự kết hợp kinh tế trung ương, chủ động liên doanh liên kết với tỉnh bạn và nước ngoài trong quá trình khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và hội nhập với sự phát triển chung của đất nước.

Thứ ba. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tạo động lực giải phóng và phát huy mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho phát triển. Sắp xếp, củng cố và phát triển khu vực kinh tế nhà nước đối với những ngành, cơ sở có vị trí quan trọng có tác dụng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công nghệ tiên tiến, có quy mô lớn, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách như: các nhà máy xi măng, bê tông thép, các nhà máy chế biến thực phẩm xuất khẩu. Coi trọng và tạo mọi điều kiện cho khu vực kinh tế dân doanh gồm: hợp tác xã, các doanh nghiệp tư nhân, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế hộ phát triển thuận lợi.

Thứ tư: Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với phát triển Văn hoá - Xã hội,

đảm bảo An ninh - Quốc phòng nhằm tạo sự ổn định vững chắc cho mục tiêu tăng trưởng, trong đó nhân tố con người cần đặc biệt coi trọng bao gồm việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ.

Thứ năm. Kết hợp việc đẩy mạnh quá trình đô thị hóa với việc phát triển các vùng nông thôn;

Trên cơ sở khai thác các lợi thế so sánh: đẩy nhanh xuất khẩu công nghiệp tiểu thủ công nghiệp sạch; phát triển nhanh dịch vụ (nhất là du lịch, vận tải, thương mại); phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo vững chắc về lương thực, thực phẩm, phát triển mạnh các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu và đa dạng các thành phần kinh tế là những hướng chủ đạo.

Bảng 3.1: Nhịp độ tăng trƣởng kinh tế

Đơn vị: %

Giai đoạn 2001-2005 2006-2010 2010-2015

GDP 10,23 12,0 13,5

1. Công nghiệp, xây dựng 17,5 18,4 20

2. Nông nghiệp 6 6,2 6,5

3. Dịch vụ 14 17,8 23

Nguồn: Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XX năm 2011

Bảng 3.2: Nhịp độ tăng trƣởng kinh tế

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Đ. Vị Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015

1. GDP/ NG 1000đ 8519 20.000 35.000

2. % so với trung bình của cả nước % 45,0 54,0 100,0

3. Tốc độ tăng trưởng % 14 18,2 21

4. Vốn đầu tư phát triển Tỉ đồng 391,5 2250 3650 5. Tỉ lệ vốn tự có GDP so với nhu

cầu đầu tư % 45 53 60

Dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế: với phương án phát triển trên đây, dự báo cơ cấu kinh tế của Thành phố được chuyển dịch như sau:

Bảng 3.3: Dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2015 2020 2025

GDP 100,0 100,0 100,0

1. Công nghiệp – Xây dựng 45,0 45,0 43,0

2. Nông nghiệp 25,0 23,0 20,0

3. Dịch vụ 30,0 32,0 37,0

Nguồn: Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Ninh Bình lần thứ XVIII năm 2011

Trong sự phát triển chung của Tỉnh Ninh Bình, với vị trí trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kĩ thuật và du lịch của Tỉnh Ninh Bình, Thành phố Ninh Bình đã xác định phương hướng, mục tiêu trong những năm tới là:

Tiếp tục giữ vững và tăng cường sự đoàn kết thống nhất, hướng mạnh về cơ sở. Đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững; Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo bước phát triển đột phá về du lịch, dịch vụ và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sạch. Tăng cường công tác quản lý, chỉnh trang đô thị, từng bước tạo sự đồng bộ về kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Nâng cao chất lượng văn hóa – xã hội; tập trung thực hiện có hiệu quả vấn đề giải quyết việc làm, công tác giảm nghèo; xây dựng và nhân rộng mô hình tự quản toàn diện ở khu dân cư, tạo bước chuyển mạnh mẽ về nếp sống và phong cách ứng sử văn minh của người dân thành phố. Giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng, an ninh. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, hiệu lực quản lý và điều hành của chính quyền, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Phát triển Thành phố theo quy hoạch được phê duyệt, phấn đấu lên đô thị loại II vào năm 2015, hướng tới thành phố du lịch văn minh hiện đại…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế ở thành phố ninh bình (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)