1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU THUẾ
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả thu thuế
1. 2.2.1. Thực trạng hiệu quả thu thuế
“Tỷ lệ động viên từ thuế của Việt Nam ở mức thấp và đang giảm dần”.Đó là khẳng định của Vụ trƣởng Vụ Chính sách thuế - Bộ Tài chính, ông Ngô Hữu Lợi khi trả lời phỏng vấn Tạp chí Thuế trƣớc thông tin cho rằng: tỷ lệ động viên thu ngân sách/GDP ở Việt Nam cao hơn các nƣớc rất nhiều. Theo ông Lợi, sở dĩ tỷ lệ
thu ngân sách/GDP của Việt Nam cao là do các tiêu chí và cách tính chƣa đồng nhất so với các nƣớc.
Số thu ngân sách từ thuế, phí mà nhiều nƣớc công bố thƣờng là số thu của ngân sách chính quyền trung ƣơng, do các nƣớc có sự độc lập giữa các cấp ngân sách. Trong khi đó, ở Việt Nam, hệ thống NSNN là thống nhất cả 4 cấp, từ trung ƣơng, tỉnh, huyện và xã.
Theo đó, nguồn thu NSNN bao gồm: thuế, phí, thu từ dầu thô, quyền sử dụng đất, bán nhà thuộc sở hữu nhà nƣớc; ngoài ra, còn có một số khoản thu phát sinh ngoài dự toán và các khoản khác nhƣ: thu từ quỹ dự trữ tài chính, thu huy động vốn cân đối ngân sách địa phƣơng, thu kết dƣ ngân sách địa phƣơng, thu chuyển nguồn từ năm trƣớc sang.
Riêng thu từ dầu thô, ở Việt Nam cũng đƣợc tổng hợp giống nhƣ khoản thu thuế, nhƣng ở các nƣớc, khoản thu này xếp vào loại “thu từ vốn bán tài nguyên quốc gia”. Do đó, khi so sánh tỷ lệ thuế, phí ở Việt Nam với các nƣớc, cần phải so sánh một cách đồng nhất và cùng bản chất giữa các tiêu chí thì kết quả mới tƣơng thích.
Nếu chỉ so sánh riêng tỷ lệ huy động từ thuế, phí/GDP nhƣ các nƣớc hiện nay đang tính, thì giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ động viên từ thuế, phí (gồm thu cả từ dầu thô) của Việt Nam chiếm 24,9% GDP (trung bình các nƣớc là 28,7%), nếu tính riêng cấp trung ƣơng nhƣ các nƣớc thì chỉ chiếm 17,9%. Nếu loại trừ dầu thô thì tỷ lệ động viên ngân sách từ thuế, phí là 19,2% GDP (riêng cấp trung ƣơng là 12,2%). Còn nếu chỉ tính riêng các khoản thu nội địa và loại trừ các khoản thu không mang tính chất động viên nhƣ dầu thô, thu tiền thuê đất, tiền sử dụng đất; thu bán nhà thuộc sở hữu nhà nƣớc, thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản;... thì tỷ lệ động viên từ thuế, phí ở Việt Nam chỉ chiếm 13,4% GDP, trong đó riêng cấp trung ƣơng chỉ là 6,5% GDP.
Thực tế, so với các nƣớc trên thế giới, thuế suất các sắc thuế chính của Việt Nam đều đang ở mức thấp và tiếp tục có xu hƣớng giảm dần. Cụ thể, thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) từ mức thuế suất 32% năm 1999, giảm xuống 28% năm 2004, giảm tiếp xuống 25% vào năm 2009 và từ 1/1/2014 thuế suất phổ thông thuế
TNDN sẽ chỉ còn 22%. Nếu tính cả các thuế suất ƣu đãi 10%, 20% và các khoản miễn, giảm thuế thì thuế suất thuế TNDN thực ở Việt Nam chỉ vào khoảng 16,32%, trong khi mức thuế suất bình quân chung của 83 nƣớc trên thế giới hiện đang ở mức 27%. (Philippines, Trung Quốc là 30%; Malaysia là 25%).
Về thuế giá tị gia tăng ở Việt Nam cũng vậy, mức thuế suất phổ thông là 10% áp dụng cho hầu hết hàng hóa, dịch vụ; mức 5% áp dụng cho một số hàng hóa, dịch vụ là đầu vào của sản xuất nông nghiệp và mức 0% áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Trong khi đó, so với 112 nƣớc trên thế giới, có tới 88 nƣớc có thuế suất thuế giá tị gia tăng từ 12-25%, (trong đó 57 nƣớc có thuế suất từ 17-25%); các nƣớc trong khu vực nhƣ Lào, Philipines, Indonesia, Campuchia có mức thuế suất phổ thông là 10%; Trung Quốc là 17% và 13%.
Về thuế Thu nhập cá nhân (TNCN), giai đoạn 2001-2008 chỉ áp dụng đối với ngƣời có thu nhập cao với mức thuế suất lũy tiến từng phần từ 10-60%. Từ 1/1/2009, khi áp dụng Luật Thuế TNCN, thuế suất đã giảm xuống từ mức 5-35%, đồng thời, chỉ tính thuế với phần thu nhập sau khi đã giảm trừ gia cảnh cho bản thân ngƣời nộp thuế 4 triệu đồng/tháng và 1,6 triệu cho mỗi ngƣời phụ thuộc; giảm trừ đóng góp bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc. Mức giảm trừ gia cảnh kể từ 01/7/2013 đƣợc nâng lên mức 9 triệu đồng cho bản thân ngƣời nộp thuế và 3,6 triệu đồng/ngƣời/tháng cho mỗi ngƣời phụ thuộc, đồng nghĩa với tỷ lệ động viên từ thuế TNCN sẽ giảm theo.
Chƣa kể 05 năm gần đây, trong những thời điểm kinh tế khó khăn chính sách miễn, giãn, giảm các loại thuế luôn đƣợc chọn là giải pháp hàng đầu để hỗ trợ doanh nghiệp. Theo đó, năm 2008 - 2009 số thuế đƣợc giảm, gia hạn lên tới 21.628 tỷ đồng. Năm 2010, tổng số thuế TNDN đƣợc gia hạn là trên 11.000 tỷ đồng. Năm 2011, tổng số tiền thuế miễn, giảm vào khoảng 3.300 - 3.600 tỷ đồng; số tiền đƣợc gia hạn khoảng 11.340 tỷ đồng.
Năm 2012 đã có trên 200.000 doanh nghiệp đƣợc gia hạn nộp thuế với tổng số tiền lên tới gần 10.000 tỷ đồng; miễn thuế khoán và thuế môn bài cho 40.223 hộ; giảm tiền thuê đất cho trên 3.000 DN sản xuất kinh doanh thƣơng mại, dịch vụ với số tiền trên 300 tỷ đồng. Những biện pháp miễn, giãn, giảm và gia hạn về thuế đã
thực sự giúp nền kinh tế ứng phó hiệu quả với các biến động bất lợi từ bên ngoài, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vƣợt qua khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trƣờng.
Thực tế ở Việt Nam trong những năm gần đây, hệ thống chính sách thu từ thuế, phí luôn đƣợc điều chỉnh theo xu hƣớng giảm dần để khuyến khích đầu tƣ, sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao, phát huy hiệu quả tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, ngƣời nộp thuế, qua đó tuy trƣớc mắt có ảnh hƣởng nhất định đến số thu NSNN nhƣng trong trung và dài hạn sẽ góp phần mở rộng nguồn thu, tăng thu NSNN. Cùng với đó, cơ chế quản lý thu cũng ngày càng đƣợc hoàn thiện, nhất là công tác cải cách thủ tục hành chính về thuế và hải quan đã đƣợc triển khai rất tích cực.
Từ nay đến năm 2020, hệ thống chính sách thuế sẽ tiếp tục đƣợc xây dựng, hoàn thiện đảm bảo mục tiêu “xây dựng và thực hiện chính sách huy động từ thuế, phí và lệ phí hợp lý, nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nƣớc, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tƣ”. Theo đó, tỷ lệ huy động NSNN và động viên từ thuế, phí, lệ phí/GDP ở mức hợp lý sẽ tăng khả năng cạnh tranh, tích tụ vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đây chính là cơ sở bảo đảm chắc chắn nhất cho cân đối NSNN.
Trong bối cảnh kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn nhƣng 11 tháng năm 2014, thu NSNN đã vƣợt kế hoạch cả năm 2014. Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII đánh giá cả năm Chính phủ đã báo cáo Quốc hội dự kiến thu 2014 vƣợt 63,7 nghìn tỷ đồng so với dự toán, tăng 12,3% so với năm 2013. Chỉ tính đến hết tháng 11 năm 2014, NSNN đã đạt 100,9% dự toán pháp lệnh đầu năm Quốc hội giao, cùng kỳ đạt 85,6%.
Nguyên nhân chính là do ngay từ đầu năm đã thực hiện các giải pháp nhƣ tập trung thực hiện tốt Nghị quyết của Quốc hội , Nghị quyết số 01/NQ-CP về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo đà phát triển kinh tế. Đây là việc làm đồng bộ, kịp thời từ trên xuống các cấp các ngành tạo điều kiện cho DN phát triển. Đồng thời, kinh tế năm 2014 đã có những tín hiệu đáng mừng, GDP có tốc độ tăng trƣởng khá,
dự báo cả năm đạt trên 5,8%, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát đƣợc kiểm soát, xuất khẩu năm nay tăng trƣởng khá cao là điều kiện để tăng thu NSNN. Trong quá trình điều hành việc thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ triệt để tiết kiệm, Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp nhịp nhàng chặt chẽ với các Bộ, ngành địa phƣơng để quản lý thu và quản lý chi NSNN ngay từ đầu năm.
Bên cạnh đó, toàn ngành Tài chính đã tập trung quyết liệt thực hiện các giải pháp thu, chống thất thu, chống chuyển giá, đẩy mạnh công tác thu hồi nợ thuế đọng, chống buôn lậu gian lận thƣơng mại tạo điều kiện cho cải thiện môi trƣờng và tạo điều kiện cho tăng thu NSNN. Ngoài ra, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong ngành tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho môi trƣờng đầu tƣ để DN phát triển cũng là tạo điều kiện cho tăng trƣởng kinh tế.
Có thể đánh giá, công tác điều hành thu NSNN năm 2014 đạt đƣợc kết quả nêu trên chính là nhờ sự chủ động, tích cực và đúng định hƣớng trong chỉ đạo, điều hành của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, sự quyết tâm và nỗ lực của ngành tài chính, các Bộ, ngành các cấp có liên quan, sự vào cuộc thực sự của các cơ quan đơn vị, cộng đồng doanh nghiệp để đạt đƣợc kết quả nhƣ trên.
1. 2.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả thu thuế
a. Thực trạng Ngân sách Nhà nước
Ngân sách Nhà nƣớc (NSNN) là phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử. Sự hình thành và phát triển của NSNN gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phƣơng thức sản xuất của các cộng đồng và Nhà nƣớc của từng cộng đồng. Nói cách khác sự ra đời của Nhà nƣớc, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của NSNN.
Xét về hình thức: NSNN là một bản dự toán thu và chi do Chính phủ lập ra, đệ trình Quốc hội phê chuẩn và giao cho Chính phủ tổ chức thực hiện.
Xét về thực thể: NSNN bao gồm những nguồn thu cụ thể, những khoản chi cụ thể và đƣợc định lƣợng. Các nguồn thu đều đƣợc nộp vào một quỹ tiền tệ - quỹ NSNN- và các khoản chi đều đƣợc xuất ra từ quỹ tiền tệ ấy.
Nhà nƣớc quan tâm đặc biệt. Vì lẽ đó có thể khẳng định NSNN là một quỹ tiền tệ lớn của Nhà nƣớc.
Xét về các quan hệ kinh tế chứa đựng trong NSNN, các khoản thu- luồng thu nhập quỹ NSNN, các khoản chi - xuất quỹ NSNN đều phản ánh những quan hệ kinh tế nhất định giữa Nhà nƣớc với ngƣời nộp, giữa Nhà nƣớc với cơ quan, đơn vị thụ hƣởng quỹ. Hoạt động thu- chi NSNN là hoạt động tạo lập- sử dụng quỹ NSNN làm cho vốn tiền tệ, nguồn tài chính, vận động giữa một bên là Nhà nƣớc với một bên là các chủ thể phân phối và ngƣợc lại trong quá trình phân phối các nguồn tài chính. Hoạt động đó đa dạng, phong phú đƣợc tiến hành trên mọi lĩnh vực và có tác động đến mọi chủ thể kinh tế - xã hội.
Những quan hệ thu nộp và cấp phát qua quỹ NSNN là những quan hệ đƣợc xác định trƣớc, đƣợc định lƣợng và Nhà nƣớc sử dụng chúng để điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế - xã hội.
Từ những sự phân tích trên, ta có thể xác định: NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nƣớc khi Nhà nƣớc tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nƣớc trên cơ sở luật định.
* Vai trò của NSNN
Trƣớc hết, NSNN là công cụ có hiệu lực của Nhà nƣớc để điều chỉnh thu nhập của toàn xã hội hạn chế sự phân húa giàu nghèo đảm bảo sự công bằng trong xã hội, góp phần giải quyết các vấn đề của xã hội nhƣ: trợ cấp thất nghiệp, chính sách trợ giúp cho những ngƣời có thu nhập thấp, có hoàn cảnh khó khăn, chi chính sách dân số, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, …Để thực hiện đƣợc việc này, Nhà nƣớc đã sử dụng công cụ thuế điều chỉnh những ngƣời có thu nhập cao trong xã hội, tạo nguồn thu về cho NSNN. NSNN là công cụ điều tiết hoạt động kinh tế của một quốc gia. Thông qua các hoạt động: Cấp phát vốn, đầu tƣ cơ sở vật chất hạ tầng cho các ngành then chốt, mũi nhọn của đất nƣớc, áp dụng các chính sách thuế để định hƣớng đầu tƣ phát triển kinh doanh… Nhà nƣớc đã đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định và tạo thế cân bằng giữa các ngành nghề, địa phƣơng của đất nƣớc. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trƣờng nhiều biến động hiện nay, sự thay đổi về giá
cả, mất cân bằng về cung cầu, lạm phát xóy ra thì vai trò điều tiết củaNSNN góp phần quan trọng vào việc bình ổn thị trƣờng, kiềm chế lạm phát. Nhà nƣớc thực hiện các biện pháp giảm chi, tăng thu và huy động nguồn vốn từ trong nhân dân để bù đắp thâm hụt NSNN, sử dụng quỹ dự trữ nhà nƣớc để điều tiết nền kinh tế.
NSNN còn là công cụ để hƣớng dẫn tiêu dùng của xã hội, xuất phát từ đặc điểm NSNN đảm bảo điều kiện vật chất để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nƣớc. Vì vậy hàng năm nhà nƣớc phải chi một khoản tiền rất lớn cho hoạt động của bộ máy nhà nƣớc từ cơ quan lập pháp, hành pháp, tƣ pháp đồng thời chi cho các khoản nhằm bình ổn, phát triển kinh tế- xã hội. NSNN có chứa đựng những khoản dự toán chi ngân sách hang năm để định hƣớng việc chi tiêu cho xã hội, khoản chi nào là phù hợp, là cần thiết để cân đối với các khoản thu năm đó, tránh tình trạng chi tiêu lãng phí, tràn lang dẫn đến thâm hụt NSNN.
* Cân đối NSNN
NSNN là một bảng kế hoạch tài chính của một quốc gia trong đó dự trù các khoản thu và chi đƣợc thực hiện trong một năm. Trên thực tế quá trình thu chiNSNN luôn trong trạng thái biến đổi không ngừng, nú bị ảnh hƣởng bởi sự vận động của nền kinh tế quốc gia, có khi những khoản thu dự kiến không đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong năm đó, hoặc có khi mức thu lại vƣợt xa những khoản chi. Do vậy các khoản chi tiêu và thu NSNN phải đƣợc tính toán chính xác và phù hợp với thực tế để đảm bảo cho NSNN trong trạng thái cân bằng, ổn định. Thu và chi ngân sách là hai vấn đề quan trọng để đảm bảo cho NSNN đƣợc cân đối, hai vấn đề này lại nằm trong mối tƣơng quan giữa tài chính và kinh tế, vì kinh tế có phát triển thì Nhà nƣớc mới huy động đƣợc nguồn thu vào NSNN, còn kinh tế không ổn định, kém phát triển thì nguồn thu vào NSNN giảm và còn phải chi nhiều để hổ trợ. Điều đó dể dẫn đến NSNN bị mất cân đối.
Xét về bản chất, cân đối NSNN là cân đối giữa các nguồn thu mà Nhà nƣớc huy động đƣợc tập trung vào NSNN trong một năm và sự phân phối, sử dụng nguồn thu đó thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc trong năm đó.
Xét về góc độ tổng thể, cân đối NSNN phản ánh mối tƣơng quan giữa thu và chi trong một tài khóa. Nú không chỉ là sự tƣơng quan giữa tổng thu và tổng chi mà
còn thể hiện sự phân bổ hợp lý giữa cơ cấu các khoản thu và cơ cấu các khoản chi của NSNN
Xét trên phƣơng diện phân cấp quản lý nhà nƣớc, cân đối NSNN là cân đối về phân bổ và chuyển giao nguồn thu giữa các cấp ngân sách, giữa trung ƣơng và địa phƣơng và giữa các địa phƣơng với nhau để thực hiện chức năng và nhiệm vụ đƣợc giao.
Cân đối NSNN không chỉ đơn thuần là sự cân bằng về số lƣợng biểu hiện qua các con số giữa tổng thu và tổng chi, mà nú còn biểu hiện qua các khía cạnh