Sự cần thiết phải hoàn thiện kiểm soát chi thƣờng xuyên qua KBNN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (Trang 100 - 102)

Bảng 3.1 : Trình độ cán bộ kiểm soát chi thƣờng xuyên thuộc KBNN

4.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kiểm soát chi thƣờng xuyên qua KBNN

Việc hoàn thiện kiểm soát chi NSNN xuất phát từ nh ng yêu cầu khách quan. Cụ thể nhƣ sau:

Một là, hoàn thiện kiểm soát chi thƣờng xuyên nhằm phù hợp với quy định

pháp luật hiện hành, đặc biệt là Luật NSNN sửa đổi. Luật NSNN và nhiều văn bản quy phạm pháp luật sau đó đã có nh ng điều chỉnh, sửa đổi rất căn bản đối với hoạt động NSNN nói chung và chi NSNN nói riêng. Đ y là cơ sở pháp lý quan trọng đối với kiểm soát chi NSNN nói chung và kiểm soát chi thƣờng xuyên nói riêng. Vì vậy, KBNN cũng phải đổi mới cơ chế kiểm soát chi nói chung và kiểm soát chi thƣờng xuyên nói riêng cho phù hợp với Luật NSNN sửa đổi và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Hai là, yêu cầu đặt ra là các khoản chi NSNN phải đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả. Hoàn thiện kiểm soát chi thƣờng xuyên sẽ góp phần quan trọng trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội, chống các hiện tƣợng tiêu cực, chi tiêu lãng phí, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia.

Ba là, việc hoàn thiện kiểm soát chi thƣờng xuyên qua KBNN nhằm phát hiện

và ngăn chặn kịp thời nh ng tiêu cực của các đơn vị sử dụng ng n sách; đồng thời, phát hiện nh ng kẻ hở trong quản lý để kiến nghị, sửa đổi, bổ sung kịp thời, làm cho cơ chế quản lý, kiểm soát chi NSNN ngày càng đƣợc hoàn thiện và chặt chẽ hơn.

Bốn là, tình trạng lãng phí và vi phạm chế độ chi tiêu NSNN còn phổ biến.

Phần lớn các đơn vị hƣởng kinh phí NSNN luôn có xu hƣớng x y dựng dự toán chi cao hơn nhu cầu thực tế và trong quá trình chấp hành dự toán thì luôn tìm cách sử dụng hết phần kinh phí đã đƣợc cấp mà không chú trọng đến tiết kiệm và hiệu quả trong sử dụng kinh phí NSNN, từ đó dẫn đến các khoản chi sai chế độ, không đúng đối tƣợng, vƣợt tiêu chuẩn, định mức… Thậm chí, một số đơn vị nguỵ tạo chứng từ để hợp thức hoá các khoản chi sai chế độ. Vì vậy, KBNN cần phải có giải pháp tăng cƣờng kiểm soát các khoản chi NSNN qua KBNN đảm bảo phát hiện và ngăn chặn kịp thời các khoản chi sai chế độ của đơn vị sử dụng ng n sách. Đồng thời, cũng góp phần n ng cao ý thức trách nhiệm của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến quản lý và sử dụng NSNN.

Năm là,, tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN qua

KBNN vừa phù hợp với đặc điểm quản lý ng n sách và tài chính công nƣớc ta vừa đáp ứng định hƣớng hiện đại hóa và hội nhập theo các nguyên tắc, chuẩn mực chung của tài chính công quốc tế. Việc quản lý, kiểm soát cam kết chi là một trong nh ng cơ sở để có thể chuyển từ kế toán tiền mặt tiến tới kế toán dồn tich, qua đó góp phần cải cách tài chính công theo hƣớng công khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế; hổ trợ cho việc lập ng n sách trung hạn nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế. Đối với đơn vị sử dụng ng n sách, kiểm soát cam

kết chi hổ trợ kiểm soát chi tiêu ng n sách, ngăn chặn nợ đọng, góp phần đảm bảo an ninh tài chính; từng bƣớc đƣa các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khu vực công vào quản lý tập trung nhằm mục tiêu có thể đàm phán để giảm giá bán hàng hóa dịch vụ cho khu vực công. Bên cạnh đó kiểm soát cam kết chi cũng góp phần n ng cao chất lƣợng dự báo luồng tiền để quản lý ng n quỹ an toàn hiệu quả.

Sáu là,Cải cách công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên theo hƣớng thống nhất

qui trìnhđảm bảo đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ; Hiện đại hóa công nghệ thông tin, x y dựng cơ chế, qui trình quản lý, kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN phù hợp với thông lệ Quốc tế để vận hành Tabmis. Thực hiện ph n loại các khoản chi theo nội dung và giá trị để x y dựng qui trình kiểm soát chi hiệu quả trên nguyên tắc quản lý theo rủi ro; Từng bƣớc x y dựng và áp dụng qui trình thủ tục kiểm soát chi điện tử, tiến tới triển khai thực hiện dịch vụ công qua mạng, thanh toán điện tử, tạo thuận lợi cho đơn vị sử dụng ng n sách và chủ đầu tƣ

Tất cả các khoản chi thƣờng xuyên NSNN đều đƣợc kiểm tra, kiểm soát qua KBNN một cách chặt chẽ, đúng phạm vi, đối tƣợng, đúng luật. Bên cạnh đó, cơ chế cấp phát và kiểm soát chi thƣờng xuyên cũng phải phù hợp với xu hƣớng cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính công và phù hợp với cơ chế cấp phát mới nhƣ khoán chi hành chính, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp, cơ chế tài chính mới trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (Trang 100 - 102)