Xử lý kết quả điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả của công tác tạo động lực cho người lao động tại VNPT hải dương (Trang 40)

2.1. Phương pháp nghiên cứu

2.1.2 Xử lý kết quả điều tra

Xử lý kết quả điều tra bằng phương pháp thống kê toán học, trên Excel. 2.1.3. Phương pháp phân tích tổng hợp

Phân tích một sự vật là sự phân chia sự vật thành những bộ phận có bản chất khác biệt nhau, cụ thể trong luận văn này là phân tích công tác tạo động lực cho người lao động tại VNPT Hải Dương chia thành những nội dung cụ thể đó là đánh giá của người lao động về tiền lương, đánh giá của người lao động về công tác khen thưởng, đánh giá về công tác phúc lợi, đánh giá về nội dung công việc được giao, đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá về công tác đánh giá năng lực cán bộ công nhân viên. Mỗi nội dung cần đánh giá bao gồm các câu hỏi khác nhau.

Phân tích nguồn tài liệu từ nhiều giác độ: chủng loại, tác giả: các giáo trình, các báo cáo về lao động, về kết quả sản xuất kinh doanh, các thông tin trên internet, ...rồi tổng hợp các tài liệu (bổ sung, sắp xếp, lựa chọn tài liệu...) sau đó viết lại theo cách hiểu bằng ngôn từ riêng của bản thân để đưa ra cơ sở lý luận cơ bản về công tác tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp.

Tổng hợp là xác lập những liên hệ tất yếu giữa các bộ phận đã được phân tích, cụ thể là tổng hợp các nội dung đánh giá về công tác tạo động lực cho người lao động sau đó đưa ra đánh giá chung những điểm mạnh và điểm yếu của công tác tạo động lực cho người lao động tại VNPT Hải Dương để có các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác tạo động lực cho người lao động tại VNPT Hải Dương.

2.2. Tổng quan về VNPT Hải Dương

2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của VNPT Hải Dương

VNPT là doanh nghiệp có bề dày truyền thống gắn liền với lịch sử, truyền thống của ngành Bưu điện Việt Nam, một truyền thống hào hùng, vẻ vang được xây đắp nên bởi mồ hôi và cả xương máu của các thế hệ người Bưu điện và được đúc kết bởi 10 chữ Vàng “Trung thành - Dũng cảm - Tận tuỵ - Sáng tạo - Nghĩa tình”.

Với truyền thống ấy, ngành Bưu điện và VNPT đã làm nên kỳ tích tăng tốc phát triển, hiện đại hóa Bưu chính Viễn thông Việt Nam ngang tầm thế giới, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận là ngành đi đầu trong sự nghiệp Đổi mới.

Trước những thách thức của cạnh tranh và hội nhập quốc tế, VNPT đã và đang nỗ lực vượt bậc để trở thành Tập đoàn kinh tế viễn thông Công nghệ thông tin và Truyền thông hàng đầu Việt Nam, có uy tín trên trường quốc tế, tiếp nối xứng đáng truyền thống vẻ vang của Ngành.

VNPT Hải Dương là đơn vị kinh tế trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, được thành lập từ ngày 01/01/2012 theo quyết định số 632/QĐ- TCCB/HĐQT của Hội đồng Quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ngày 06/12/2007. Tuy nhiên, mạng lưới của VNPT Hải Dương qua quá trình phát triển đã là một mạng lưới rộng khắp, được khởi nguồn xây dựng từ rất lâu. Bởi lẽ, tiền thân của VNPT Hải Dương là Bưu điện tỉnh Hải Dương với bề dày lịch sử truyền thống hơn 65 năm hình thành và phát triển.

Bộ máy tổ chức VNPT Hải Dương gồm 12 đơn vị trực tiếp sản xuất và 01 khối quản lý, 12 đơn vị trực tiếp sản xuất là các Trung tâm viễn thông huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Hải Dương, khối quản lý gồm các phòng: phòng Tổ chức Lao động, phòng Kinh doanh, phòng Viễn thông, phòng Tài chính, phòng đầu tư, phòng Tổng hợp, phòng Tin học.

VNPT Hải Dương, từ những tổng đài ban đầu đơn giản được nâng lên tổng đài kỹ thuật số hiện đại hoàn toàn tự động. Hệ thống truyền dẫn từ chỗ thiết bị đơn giản, lạc hậu đã được nâng lên bằng những thiết bị vi-ba, sử dụng kỹ thuật số. Đến nay, đã được hiện đại hóa cáp quang vòng ring toàn tỉnh, sử dụng công nghệ kỹ thuật số hiện đại, đảm bảo chất lượng truyền dẫn tuyệt đối đến tất cả các huyện, thành phố, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt. Mạng ngoại vi cũng không ngừng mở rộng, mạng cáp quang thuê bao được kéo đến tận cùng thôn xóm.

Trong những năm qua, VNPT Hải Dương luôn tập trung vào đầu tư phát triển mạng lưới viễn thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, củng cố cáp quang hóa toàn tỉnh, phát triển hệ thống mạng giao thức internet (Internet Protocol -IP) và công nghệ truyền thông thế hệ thứ ba, cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (third-generation technology - 3G)…đồng thời đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình. Vì vậy VNPT Hải Dương luôn là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực viễn thông trên địa bàn Tỉnh và nằm trong tốp dẫn đầu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. 2.2.2. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh

VNPT Hải Dương có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ chuyên ngành viễn thông – công nghệ thông tin như sau:

- Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng viễn thông trên địa bàn toàn tỉnh.

- Tổ chức, quản lý, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.

- Sản xuất, kinh doanh, cung ứng, đại lý vật tư, thiết bị viễn thông – Công nghệ thông tin theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị và nhu cầu của khách hàng.

- Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông – công nghệ thông tin.

- Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng.

- Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cấp trên.

- Kinh doanh các ngành nghề khác khi được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cho phép và phù hợp với qui định của pháp luật.

2.2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT Hải Dương

Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của VNPT Hải Dương giai đoạn 2012-2013 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2012 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ tăng 2013 so với 2012 (%) 1 Doanh thu phát sinh Triệu đồng 363.302 399.632 413.619 450.845 24,1 2 Thu nhập bình quân Triệu đồng 76,2 78,0 80,5 85,4 12,1 3 Tổng số lao động Người 500 510 520 525 5,0 4 Năng suất lao động Triệu đồng 726,6 783,6 795,4 858,8 18,2

5 Lợi nhuận Triệu

đồng 18.165 19.982 20.681 22.542 24,1 6 Tốc độ tăng năng suất lao động % 7,8 1,5 7,9 7 Tốc độ tăng tiền lương bình quân % 2,4 3,2 6,1

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012-2013, VNPT Hải Dương, 2013)

Qua bảng 2.1 cho thấy các chỉ tiêu của VNPT Hải Dương giai đoạn

2012-2013 đều tăng trưởng, cụ thể doanh thu phát sinh tăng từ 363.302 triệu đồng (năm 2012) lên tới 450.845 triệu đồng năm 2013, tốc độ tăng doanh thu bình quân là 7,5%. Năng suất lao động tính theo doanh thu và thu nhập bình quân của người lao động trong VNPT Hải Dương không ngừng được cải thiện và tăng dần qua các năm. Cụ thể năng suất lao động tăng từ 726,6 triệu đồng/người năm 2012 lên tới 858,8 triệu đồng/người năm 2013, thu nhập bình quân tăng từ 76,2 triệu đồng/ người/năm 2012 lên 85,4 triệu đồng/ người/năm 2013.

Trong thời gian qua, mặc dù bị cạnh tranh gay gắt và chịu sự khủng hoảng tài chính toàn cầu, sự lạm phát gia tăng nhưng với chiến lược phát triển đúng đắn, không ngừng đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng phương pháp quản lý tiên tiến, có một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, nhiệt tình hăng say gắn bó với công việc, VNPT Hải Dương vẫn trên đà duy trì và phát triển các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận, năng suất lao động và thu nhập bình quân đều tăng trưởng, nhưng chưa cao.

Về nội dung hiệu quả tạo động lực:

+ Doanh thu phát sinh hiện nay đang tăng bình quân 8,3 % năm , còn thấp hơn so với các đối thủ khác, mục tiêu doanh thu phát sinh bình quân tăng 15% năm. + Thu nhập bình quân hiện nay đang tăng bình quân 4 % năm , còn thấp so với mức lạm phát hàng năm, mục tiêu thu nhập bình quân tăng 15 % năm. + Năng suất lao động hiện nay đang tăng bình quân 6,1% năm , còn thấp so với các đối thủ khác, mục tiêu năng suất lao động bình quân tăng 16% năm. + Lợi nhuận hiện nay đang tăng bình quân 8,3 % năm , còn thấp so với các đối thủ khác, mục tiêu lợi nhuận bình quân tăng 18% năm.

2.2.4. Các đặc điểm của VNPT Hải Dương ảnh hưởng đến tạo động lực cho người lao động. cho người lao động.

Đặc điểm về lao động: Số lao động của VNPT Hải Dương có sự biến động trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2013, dao động trong khoảng từ 500 đến 525 người.

Qua bảng 2.2 dưới đây ta thấy nam tại VNPT Hải Dương chiếm đa số và có

xu hướng giảm nhẹ về tỉ trọng từ 80,4% năm 2012 xuống còn 78,9% năm 2013 trong khi tỉ lệ nữ có xu hướng tăng tương ứng từ 24,4% năm 2012 lên 26,8 % năm 2013.

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của VNPT Hải Dương chia theo giới tính Đơn vị: Người, % Đơn vị: Người, %

Năm

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2013 Tổng số % Tổng số % Tổng số % Tổng số % Tổng số 500 100 510 100 520 100 525 100 Nam 402 80,4 407 79,8 410 78,8 414 78,9 Nữ 98 24,4 103 25,3 110 26,8 111 26,8

(Nguồn: Báo cáo lao động năm 2012-2013, Phòng Tổ chức Lao động VNPT Hải Dương, 2013)

Viễn thông là ngành liên quan nhiều đến kỹ thuật với công việc chính là lắp đặt, mở rộng mạng lưới và vận hành, khai thác, xử lý, bảo dưỡng các thiết bị viễn thông tin học, mặt khác công việc đòi hỏi phải trực đêm, phải làm ca kíp nên phù hợp với nam giới hơn, nhưng hiện nay thị trường viễn thông đang cạnh tranh gay gắt nên khâu chăm sóc khách hàng rất quan trọng, nữ giới với bản tính mềm mại nên phù hợp với công việc này.

29% 60% 11% <30 tuổi 30-50 tuổi >50 tuổi

(Nguồn: Phòng Tổ chức Lao động VNPT Hải Dương, 2013)

Hình 2.1: Cơ cấu lao động của VNPT Hải Dương theo nhóm tuổi năm 2013

Độ tuổi trung bình trong VNPT Hải Dương là 35.5 trong đó nhóm độ tuổi từ 30 tuổi đến 50 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 60% đây chính là nhóm tuổi có nhiều kinh nghiệm trong công việc, là lực lượng nòng cốt để phát triển doanh nghiệp. Do đặc điểm về độ tuổi khác nhau nên nhu cầu đối với công việc của mỗi nhóm tuổi cũng khác nhau. Đối với lao động trẻ có thể quan tâm hơn đến mức lương hấp dẫn, cơ hội học tập, cơ hội thăng tiến, còn đối với lao động có thâm niên công tác trong khoảng độ tuổi từ 30 tuổi đến 50 tuổi thì nên thiết kế lại công việc theo hướng làm mới mẻ công việc, giao thêm trách nhiệm, giao thêm quyền tự chủ công việc, nhưng đối với lao động cao tuổi thì cần có công việc phù hợp và ổn định.

Theo trình độ chuyên môn

Qua bảng 2.3 ta thấy lực lượng lao động tại VNPT Hải Dương có trình độ

chuyên môn cao, đặc biệt ở những trình độ như trên đại học và đại học tăng lên, trình độ sơ cấp thì giảm dần. Lực lượng lao động có trình độ ngày càng cao thì khả năng nắm bắt công việc, làm chủ thiết bị công nghệ càng tốt từ đó nâng cao hiệu quả thực hiện công việc.

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn

Các chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2013 Tổng số Tỉ lệ % Tổng số Tỉ lệ % Tổng số Tỉ lệ % Tổng số Tỉ lệ % Trên đại học 8 1,6 11 2,1 13 2,5 16 3,0 Đại học 181 36,2 185 35,0 199 38,3 201 38,3 Cao đẳng 65 13 71 13,4 72 13,8 72 13,7 Trung cấp 70 14 70 13,2 68 13,1 70 13,3 Sơ cấp 176 35,2 173 32,7 168 32,3 166 31,6

(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động VNPT Hải Dương năm 2012-2013)

Bảng 2.4: Tổng số lao động chia theo chức danh công việc

Số TT Chỉ tiêu

Năm 2013 Số lượng

(người) Tỉ lệ % 1 Ban Giám đốc 3 0,6

2 Trưởng phó các phòng, Giám đốc, phó giám

đốc các Trung tâm viễn thông 43 8,2 3 Chuyên viên, cán sự 57 10,9 4 Công nhân trực tiếp 396 75,4 5 Lao động phụ trợ 26 4,9

Tổng số 525 100

(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động VNPT Hải Dương, 2013)

Qua bảng 2.4 ta thấy tỉ lệ lao động gián tiếp của công ty năm 2013 chiếm

tỉ trọng là 19,7%, lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh chiếm tỉ trọng là 75,4%, lao động phụ trợ (như bảo vệ, văn thư, thủ quỹ, lái xe,…) chiếm tỉ trọng là 4,9%. Cơ cấu bộ máy quản lý của VNPT Hải Dương còn tương đối cồng kềnh, làm

tăng chi phí quản lý, ảnh hưởng đến kết quả lao động sản xuất kinh doanh do đó cần phải điều động hoặc thiết kế lại công việc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, thúc đẩy người lao động làm việc hiệu quả hơn.

Đặc điểm về kỹ thuật, công nghệ

Hệ thống chuyển mạch gồm các hệ thống tổng đài: cố định, thoại trên giao thức internet, thiết bị truy nhập đa dịch vụ, mạng thế hệ tiếp theo (next generation network – NGN)…luôn được đầu tư phát triển, củng cố, nâng cấp, thay đổi công nghệ theo hướng đồng bộ, hiện đại hóa, tích hợp đa dịch vụ như thoại, internet, tin nhắn, hình ảnh, hội nghị truyền hình, dịch vụ truyền hình theo yêu cầu (My TV), internet cáp quang (FTTx), dịch vụ kết nối mạng máy tính tại nhiều điểm cố định khác nhau trên diện rộng của các tổ chức doanh nghiệp (Mega Wan), …

Hệ thống mạng truyền dẫn, ngoại vi: cáp đồng, cáp quang rộng khắp toàn tỉnh đồng thời đã được tạo vòng ring, đảm bảo đường truyền luôn thông suốt, không bị nghẽn mạch, đáp ứng mọi nhu cầu cho khách hàng.

Ngoài ra còn kết hợp với công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone lắp đặt, quản lý, vận hành, bảo dưỡng và tổ chức khai thác tốt các thiết bị, trạm phát sóng di động trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Như vậy kỹ thuật, công nghệ của VNPT Hải Dương luôn được nâng cấp, đổi mới, hiện đại hóa, điều này đòi hỏi người lao động luôn phải tìm tòi, học hỏi để đáp ứng được yêu cầu của công việc, do đó nhà quản lý luôn phải sát sao, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động và phải biết tạo động lực để người lao động tích cực học tập, hứng thú, say mê với công việc. Cơ cấu tổ chức :

Cơ cấu tổ chức của VNPT Hải Dương hoạt động theo cơ cấu trực

Giám đốc do Tổng Giám đốc Tập đoàn bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay thế, khen thưởng, kỷ luật sau khi được Hội đồng quản trị Tập đoàn phê duyệt. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của đơn vị, chịu trách nhiệm trước Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và trước pháp luật về việc quản lý,

điều hành hoạt động của các đơn vị trong quyền hạn và nghĩa vụ được giao.

Lãnh đạo VNPT Hải Dương (Giám đốc, các phó Giám đốc)

Trung tâm viễn thông Cẩm Giàng

Trung tâm viễn thông Thành phố Phòng Viễn thông Phòng Kinh doanh Phòng Tài chính Phòng Đầu tư Phòng Tin học

Trung tâm viễn thông Chí Linh Trung tâm viễn thông Bình Giang Trung tâm viễn

thông Gia Lộc

Trung tâm viễn thông Kinh Môn

Trung tâm viễn thông Kim Thành

Trung tâm viễn thông Nam Sách

Trung tâm viễn thông Ninh Giang Trung tâm viễn

thông Thanh Miện

Trung tâm viễn thông Thanh Hà

Trung tâm viễn thông Tứ Kỳ Phòng Hành chính Phòng Tổ chức Lao động

(Nguồn: Phòng Tổ chức Lao động VNPT Hải Dương, 2013) Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức VNPT Hải Dương

Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc quản lý, điều hành một số lĩnh vực hoạt động của đơn vị theo phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao.

Các chức năng được chuyên môn hóa hình thành nên các bộ phận chức năng gồm các phòng: Tổ chức Lao động, Viễn thông, Tài chính, Đầu tư, Hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả của công tác tạo động lực cho người lao động tại VNPT hải dương (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)