CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát về Thanh tra Bộ Tài chính
3.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Bộ Tài chính
- Thanh tra Bộ Tài chính là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, có chức năng
tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất quản lý nhà nước về thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện thanh tra hành chính đối với các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Tài chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
Thanh tra Bộ Tài chính chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Tài chính, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Tài chính được ghi nhận tại
Điều 18 Luật Thanh tra năm 2010, bao gồm:
Thứ nhất, trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ Tài chính, Thanh tra Bộ Tài chính có nhiệm vụ, quyền hạn: - Xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt.
- Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với các Tổng cục thuộc Bộ Tài chính, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Thanh tra Sở Tài chính.
- Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý quản lý nhà nước của Bộ.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính.
Thứ hai, trong hoạt động thanh tra, Thanh tra Bộ có các nhiệm vụ,
quyền hạn sau:
- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Tài chính; thanh tra đối với DNNN do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập.
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực do Bộ Tài chính phụ trách.
- Thanh tra vụ việc khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.
Thứ ba, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Thứ tư, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về công tác
phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn trên đây, theo Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, Nghị định số 82/2012/NĐ-CP ngày 9/10/2012 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tài chính, Quyết định số 999/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra Bộ Tài chính còn có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trong ngành tài chính xây dựng, thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra và xử lý sau thanh tra, kiểm tra.
- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
- Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính, ngân sách và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
- Giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính tổ chức công tác tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo.
- Giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính triển khai công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật.