4. Kết cấu luận văn
1.4. Hoạt động thanh tra tài chính của một số quốc gia trên thế giới và kinh
và kinh nghiệm đối với Việt Nam
1.4.1. Thanh tra tài chính Trung Quốc
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tại Trung Quốc được đặc biệt chú trọng, nhất là kiểm tra giám sát về tài chính. Tại Bộ Tài chính Trung Quốc có Vụ Thanh tra, kiểm tra tài chính thực hiện nhiệm vụ: thanh tra, kiểm tra các nguồn thu tài chính trong toàn quốc; thanh tra, kiểm tra hoạt động thu chi chính của các cơ quan trung ương và địa phương, việc thực hiện chế độ tài chính, xử lý vi phạm hành chính. Đối tượng thanh tra, kiểm tra bao gồm: các doanh nghiệp, tập đoàn, đơn vị khác có nghĩa vụ chấp hành quy định của Chính phủ... Nội dung thanh tra đánh giá về công tác quản lý tài chính, tài sản, quản lý kinh tế.. của đối tượng thanh tra. Nội dung thanh tra hiện nay bám sát các vấn đề có tính thời sự, được báo chí và dự luận quan tâm; chú trọng đến trọng tâm, trọng điểm là công tác lập dự toán, dự tính xu hướng phát triển kinh tế xã hội.
Hệ thống tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính của Trung Quốc bao gồm nhiều cơ quan chức năng, nhiệm vụ quyền hạn độc lập, phối hợp với nhau tạo thành cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ về cả chiều ngang lẫn chiều dọc. Trong thực tế, hoạt động có sự chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát tài chính. Để hạn chế tình trạng này các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính đã có sự phối hợp để thông báo và thỏa thuận phối hợp thống nhất với nhau về chương trình, kế hoạch thanh tra kiểm tra, giám sát tài chính của mỗi cơ quan để phát huy vai trò, hiệu quả của các cơ quan trong quá trình kiểm tra, giám sát tài chính.
Để tăng cường hiệu lực của các cơ quan kiểm tra, giám sát tài chính, Trung Quốc rất coi trọng công tác cán bộ, đảm bảo sự trong sạch của cơ quan này. Cùng với việc đào tạo, tuyển chọn cán bộ, áp dụng chế độ khen thưởng thích đáng, Trung Quốc còn áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm minh đối với cán bộ, công chức vi phạm, thường xuyên tuyên truyền giáo dục đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, giám sát tài chính.
Công tác chuẩn bị cho đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ rất được chú trọng, trước khi thanh tra cần nắm rõ vấn đề trọng tâm, trọng điểm, nắm rõ những đơn vị được thanh tra, các mối quan hệ để đưa ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan và nhiều vấn đề quan hệ xã hội khác giúp cho cuộc thanh tra đạt kết quả cao.
Bài học đối với Việt Nam: Để hạn chế sự chồng chéo, phải có sự phối
hợp để thông báo và thỏa thuận thống nhất giữa cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính về chương trình, kế hoạch thanh tra kiểm tra, giám sát tài chính; coi trọng công tác đào tạo cán bộ gắn với khen thưởng thích đáng và xử lý nghiêm minh các vi phạm.