Các công cụ được sử dụng, các chỉ tiêu nghiên cứu và cách thức phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thanh tra tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước của thanh tra bộ tài chính (Trang 47)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Các công cụ được sử dụng, các chỉ tiêu nghiên cứu và cách thức phân tích

thức phân tích số liệu

2.3.1. Các công cụ được sử dụng

Nguồn dữ liệu thu thập được sắp xếp theo từng nội dung nghiên cứu. Số liệu được tổng hợp và phân tích, xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm excel; kết quả tổng hợp, xử lý được tập hợp trên các bảng, biểu, hình vẽ, đồ thị phân tích, so sánh... nhằm thể hiện, làm rõ cho các đánh giá, nhận định về hoạt động thanh tra tài chính đối với các DNNN của Thanh tra Bộ Tài chính. Các nhận định qua phỏng vấn được xác minh, đối chiếu với thực tế thực hiện để rút ra các giả thiết, đánh giá và đề xuất.

2.3.2. Các bước thực hiện và thu thập số liệu

Tác giả thực hiện Luận văn theo tuần tự các bước nghiên cứu như sau :

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết, cơ sở lý

luận về hoạt động thanh tra tài chính đối với các DNNN.

Bước này chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu tại chương 1. Trong chương này tác giả chủ yếu thu thập tài liệu trên các văn bản, quy định về thanh tra, thanh tra tài chính và các quy định về DNNN.

Phần tổng quan tài liệu chủ yếu thu thập thông tin trên các tài liệu; đề tài khoa học, các bài viết, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ tham khảo trên thư viện luận văn…

Trong phần này tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích, tổng hợp… để liệt kê, trình bày những khái niệm cơ bản, những nội dung quan trọng liên quan đến hoạt động thanh tra tài chính được đề cập tại chương 1. Phân tích đánh giá những mặt làm được, chưa làm được của các

nghiên cứu trước đó để tìm ra những điểm mới mà các tác giả trước chưa thực hiện.

Bước 2: Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ phân tích thực trạng công tác

thanh tra tài chính đối với các DNNN của Thanh tra Bộ Tài chính giai đoạn 2010-2014.

Bước này chủ yếu phục vụ cho chương 3. Trong bước này tác giả thu thập số liệu thứ cấp dạng thô trên các báo cáo tổng kết của ngành Tài chính; báo cáo hàng năm của Thanh tra Bộ Tài chính; Phòng Thanh tra tài chính doanh nghiệp, Phòng Xử lý sau thanh tra, Phòng Tổng hợp thuộc Thanh tra Bộ Tài chính. Các số liệu này được xử lý bằng phần mềm Exel.

Trong chương này tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích để thu thập thông tin, phân tích số liệu về số lượng và chất lượng hoạt động thanh tra tài chính đối với các DNNN của Thanh tra Bộ Tài chính, kết hợp với phỏng vấn chuyên gia để đánh giá những mặt đạt được, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế.

Bước 3: Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác thanh tra tài chính đối

với các DNNN của Thanh tra Bộ Tài chính, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động thanh tra tài chính đối với các DNNN của Thanh tra Bộ Tài chính.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC DNNN CỦA THANH TRA BỘ TÀI CHÍNH

GIAI ĐOẠN 2010-2014 3.1. Khái quát về Thanh tra Bộ Tài chính

Thanh tra Bộ Tài chính được thành lập ngày 20/11/1945 theo Nghị định số 56/TC, trong đó Bộ trưởng Bộ Tài chính cử ông Lê Trần Đức làm Tổng Thanh tra Tài chính. Ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 75-SL quy định tổ chức và bộ máy Bộ Tài chính, tại Điều 1 và Điều 6 quy định thành lập Nha Thanh tra Tài chính.

Trải qua quá trình hoạt động, Thanh tra Bộ Tài chính luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực đóng góp vào thành tích chung của ngành Tài chính. Với bề dày truyền thống, với sự chủ động, sáng tạo, vững vàng trước khó khăn và thử thách, toàn thể cán bộ, công chức Thanh tra Bộ Tài chính luôn đoàn kết, quyết tâm cao trong công tác thanh tra, phát hiện và xử lý vi phạm trong việc chấp hành kỷ luật tài chính.

Ghi nhận những đóng góp tích cực và những kết quả nổi bật của Thanh tra Bộ Tài chính trong hơn 60 năm qua, Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính đã tặng thưởng cho Thanh tra Bộ Tài chính nhiều danh hiệu cao quý, trong đó danh hiệu cao quý nhất mà Thanh tra Bộ Tài chính đã đạt được là Huân chương lao động hạng nhất năm 2005, Huân chương độc lập hạng nhì năm 2010, Cờ thi đua Chính phủ năm 2014... và nhiều cán bộ, công chức Thanh tra Bộ Tài chính được công nhận là chiến sỹ thi đua cơ sở, chiến sỹ thi đua ngành Tài chính, chiến sỹ thi đua toàn quốc...

Được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài chính, Thanh tra Bộ Tài chính đã thật sự khẳng định được vai trò là công cụ quan trọng, thiết yếu trong công tác quản lý kinh tế - tài chính của ngành.

3.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Bộ Tài chính

- Thanh tra Bộ Tài chính là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, có chức năng

tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất quản lý nhà nước về thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện thanh tra hành chính đối với các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Tài chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.

Thanh tra Bộ Tài chính chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Tài chính, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Tài chính được ghi nhận tại

Điều 18 Luật Thanh tra năm 2010, bao gồm:

Thứ nhất, trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý

nhà nước của Bộ Tài chính, Thanh tra Bộ Tài chính có nhiệm vụ, quyền hạn: - Xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt.

- Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với các Tổng cục thuộc Bộ Tài chính, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Thanh tra Sở Tài chính.

- Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý quản lý nhà nước của Bộ.

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính.

Thứ hai, trong hoạt động thanh tra, Thanh tra Bộ có các nhiệm vụ,

quyền hạn sau:

- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Tài chính; thanh tra đối với DNNN do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập.

- Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực do Bộ Tài chính phụ trách.

- Thanh tra vụ việc khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.

Thứ ba, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về công tác giải

quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Thứ tư, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về công tác

phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn trên đây, theo Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, Nghị định số 82/2012/NĐ-CP ngày 9/10/2012 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tài chính, Quyết định số 999/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra Bộ Tài chính còn có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra.

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trong ngành tài chính xây dựng, thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra và xử lý sau thanh tra, kiểm tra.

- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

- Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính, ngân sách và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.

- Giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính tổ chức công tác tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo.

- Giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính triển khai công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Tài chính

Hiện tại, Thanh tra Bộ Tài chính có 01 Chánh Thanh tra và 05 Phó Chánh Thanh tra. Chánh Thanh tra Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thanh tra Bộ Tài chính; quản lý công chức, tài sản được giao theo quy định. Các Phó Chánh Thanh tra được phân công giúp Chánh Thanh tra phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác của Thanh tra Bộ Tài chính; chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra về nhiệm vụ được giao.

Thanh tra Bộ Tài chính hiện có 139 cán bộ, bao gồm: Chánh Thanh tra, 05 Phó Chánh Thanh tra, 11 Trưởng phòng, 25 Phó Trưởng phòng và 106 cán bộ thanh tra.

Cơ cấu tổ chức hiện tại của Thanh tra Bộ gồm 12 phòng, bộ phận phân chia theo lĩnh vực công tác, cụ thể gồm: Phòng Tổng hợp, Phòng Thanh tra 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, Phòng Xử lý sau thanh tra, Phòng Khiếu tố, Đại diện Thanh tra Bộ Tài chính tại TP Hồ Chí Minh và Tạp chí Thanh tra Tài chính. Thanh tra Bộ Tài chính làm việc theo tổ chức phòng kết hợp với chế độ chuyên viên. Đối với những công việc thực hiện theo chế độ chuyên viên, Chánh Thanh tra phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn và năng lực chuyên môn để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.

3.1.3. Kết quả hoạt động của Thanh tra Bộ Tài chính giai đoạn 2010- 2014

Đánh giá về tổng thể, công tác thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính trong giai đoạn 2010-2014 đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Hoạt động

thanh tra theo sát các chủ trương của Đảng, chính sách của Quốc hội, Chính

phủ và nhiệm vụ của ngành Tài chính. Công tác thanh tra đã có nhiều kiến

nghị hiệu quả, góp phần tích cực tăng thu NSNN, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm. Kết quả thanh tra tài chính có tác dụng ngăn ngừa, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về tài chính - ngân sách của đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan từ Trung ương đến địa phương.

Công tác thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính trong giai đoạn hội nhập đã có những đổi mới, cải tiến phù hợp với sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và cải cách nền hành chính. Thanh tra Bộ Tài chính thực hiện thanh tra trên tất cả lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính bao gồm: ngân sách địa phương, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, việc chấp hành pháp luật về thuế, chứng khoán, bảo hiểm… Đồng thời, thực hiện thanh tra trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính trong việc chấp hành quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Chất lượng và hiệu quả công tác thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính ngày càng tăng qua các năm, các kiến nghị thanh tra mang tính khả thi cao, có tác động ngày càng rõ rệt, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của ngành Tài chính.

Tính trong giai đoạn 2010-2014, Thanh tra Bộ Tài chính đã thực hiện 387 đoàn thanh tra; hàng năm luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Các đoàn thanh tra đã triển khai trong giai đoạn 2010-2014 của Thanh tra Bộ Tài chính bao gồm các đoàn thanh tra theo kế hoạch đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt và rất nhiều đoàn thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Lãnh đạo Bộ Tài chính, nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý của Chính phủ, của Bộ Tài chính.

Bảng 3.1. Bảng tổng hợp số đoàn thanh tra

Thanh tra Bộ Tài chính thực hiện trong giai đoạn 2010-2014

STT Năm thực hiện Tổng số đoàn

thanh tra đã thực hiện

1 Năm 2010 113 2 Năm 2011 112 3 Năm 2012 73 4 Năm 2013 38 5 Năm 2014 51 Tổng cộng 387

Nguồn: Báo cáo công tác thanh tra năm 2010-2014 Thanh tra Bộ Tài chính

Kết quả thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính đã phát hiện nhiều hành vi vi phạm trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính trong quản lý, điều hành NSNN của các địa phương; quản lý vốn đầu tư xây dựng tại các dự án đầu tư; quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp; quản lý tài chính tại các doanh nghiệp; quản lý giá... Đã kịp thời kiến nghị xử lý về tài chính, góp phần tích cực tăng thu ngân sách hàng năm.

Tổng hợp kết quả các cuộc thanh tra giai đoạn 2010-2014 đã kiến nghị xử lý tài chính thu hồi về NSNN số tiền sai phạm của các đối tượng thanh tra tổng số tiền trên 10.734 tỷ đồng.

Qua bảng 3.2 cho thấy: kết quả hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính có sự tăng lên rõ rệt qua các năm. Số tiền kiến nghị thu hồi qua công tác thanh tra năm sau tăng cao hơn năm trước, trong đó năm đạt tốc độ cao nhất là năm 2012 (tăng 152% so với năm 2011). Trong năm 2014, số kiến nghị thu hồi nộp NSNN qua công tác thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính tăng 35% so với năm 2013.

Bảng 3.2. Bảng tổng hợp số kiến nghị xử lý về tài chính qua công tác thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính giai đoạn 2010-2014

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Tổng số tiền kiến nghị thu hồi về NSNN Tăng thu NSNN Giảm chi NSNN Xử lý tài chính khác (4)=(1)+(2)+(3) (1) (2) (3) Năm 2010 1.092,6 297,5 128,3 666,8 Năm 2011 1.535,2 388,8 272,2 874,2 Năm 2012 2.332,0 448,9 246,8 336,3 Năm 2013 2.461,2 560,1 1873,6 27,5 Năm 2014 3.313,1 912,9 1346,7 1053,5 Tổng cộng 10.734,1 2.608,2 3.867,6 2.958,3

Nguồn: Báo cáo công tác thanh tra năm 2010-2014 Thanh tra Bộ Tài chính

Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ Tài chính cũng đã có nhiều kiến nghị đến Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương sửa đổi, bổ sung và chấn chỉnh công tác quản lý điều hành tài chính, ngân sách, giá cả; đặc biệt là những kiến nghị, đề xuất liên quan đến lĩnh vực bình ổn giá mặt hàng sữa trẻ em dưới 6 tuổi; hạ giá cước các doanh nghiệp vận tải khi giá xăng dầu giảm; chấn chỉnh cơ chế quản lý và sử dụng nợ công, quản lý kê khai, thu nộp, hoàn thuế... Đồng thời, mỗi năm Thanh tra Bộ Tài chính đều đưa ra số lượng lớn các kiến nghị chấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thanh tra tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước của thanh tra bộ tài chính (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)