Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giảm nghèo bền vững ở huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội (Trang 48 - 51)

5. Kết cấu của luận văn

1.3. Kinh nghiê ̣m giảm nghèo bền vƣ̃ng ở mô ̣t số đi ̣a phƣơng và bài ho ̣c

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nộ

Nội trong công tác giảm nghèo bền vững

Một là, công tác chỉ đạo, hoạt động giảm nghèo bền vững của các cấp Ủy, tổ chức thực hiện của chính quyền từ huyện đến cơ sở nên hết sức sát sao. Kinh nghiệm thành công của các huyện ở Hà Nội cho thấy, muốn thực hiện tốt công cuộc giảm nghèo bền vững ở nông thôn, huyện nên xác định rõ tầm quan trọng cũng như những khó khăn và thách thức đối với hoạt động này. Huyện Ủy, HĐND, UBND huyện, kiên quyết chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, các cấp cơ sở khắc phục khó khăn đề ra các giải pháp, cách làm mới, có tính sáng tạo, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, tập trung huy động nhiều nguồn lực, tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia công tác GNBV.

Hai là, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội nên tập trung nguồn lực và

thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ gia đình nghèo có hoàn cảnh éo le, thông qua việc đẩy mạnh thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã nghèo, xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo có hiệu quả. Đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo ở các xã nghèo.

Ba là, Chính quyền huyện nên từng bước cải tiến các thủ tục vay vốn, tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa cho vay vốn với các ngành, hội, đoàn thể trong việc hướng dẫn cách làm ăn giúp đỡ hộ nghèo vay vốn và sử dụng vốn hiệu quả.

Bốn là, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền với nhiều hình thức

nhằm nâng cao nhận thức và quyết tâm của người nghèo, hỗ trợ họ tự vươn lên thoát nghèo, gắn với việc hướng dẫn cách làm ăn hay, mô hình mới. Thực

hiện đối thoại trực tiếp giữa người nghèo với các cơ quan chức năng nhằm đề cao trách nhiệm của các cơ quan đối với công tác GNBV.

Cần có sự phối hợp của chính quyền với các đoàn thể nhân dân từ huyện đến cơ sở trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh phong trào GNBV. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về GNBV.

Năm là, để phục vụ công cuộc GNBV, cần huy động được tất cả các cấp,

các ngành, toàn xã hội tham gia, không ai là người ngoài cuộc, trong đó ý chí và quyết tâm của chính các hộ nghèo là nhân tố quyết định. Những hộ nghèo đói thường hay gặp nhiều khó khăn, ít hiểu biết, không nắm được thông tin, ít được tham gia vào quá trình phát triển, ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ công,…Bản thân họ dễ bị mặc cảm, tự ti. Do vậy, để phát huy đầy đủ nội lực trong công cuộc GNBV, trước hết phải làm cho các hộ nghèo vượt qua được những mặc cảm, tự ti vốn có của họ, bảo đảm cho họ được tham gia vào mọi hoạt động của chương trình GNBV từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến lập kế hoạch, triển khai thực hiện ở thôn, xã, quản lý nguồn nhân lực, giám sát, đánh giá….

Phải thấy rõ vấn đền GNBV là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và lâu dài. Nó liên quan đến nhiều mục tiêu cả kinh tế, xã hội, liên quan đến hoạt động của nhiều ngành và các cấp chính quyền khác nhau. Vì vậy, để đạt được mục tiêu GNBV, phải có sự phối hợp tích cực và đồng bộ của các cấp, cách ngành chức năng, các tổ chức hội, đoàn thể quần chúng, đi đôi với việc lồng ghép mục tiêu GNBV vào các hoạt động, các chương trình, dự án đầu tư khác.

Sáu là, lồng ghép các chương trình, dự án thực hiện GNBV. Triển khai

đồng bộ các chương trình hỗ trợ của nhà nước và các doanh nghiệp, các nguồn vốn hỗ trợ nhau để hình thành các mô hình sinh kế cho hộ nghèo, tổ chức thực hiện các chính sách ưu tiên và đầu tư nguồn vốn của nhà nước để

góp phần thay đổi diện mạo nông thôn như: xây dựng các tuyến giao thông huyết mạch, nâng cấp, mở rộng bảo đảm thông suốt hệ thống giao thông đã có, thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện đời sống dân cư. Cần xây dựng trường học ở trung tâm xã; các mô hình khuyến lâm, khuyến nông phải được triển khai mạnh mẽ. Các cơ sở hỗ trợ giống, phân bón, hỗ trợ lãi suất nhằm khuyến khích hộ nghèo phát triển chăn nuôi, hỗ trợ con giống, hỗ trợ phát triển các cây trồng vụ đông để tăng vụ.

Bảy là, phát huy nội lực, khai thác các tiềm năng, lợi thế của địa phương,

thực hiện xã hội hóa hoạt động GNBV. Nhờ biết phát huy nội lực và khai thác các tiềm năng, lợi thế của địa phương một số huyện đã giảm tỉ lệ hộ nghèo. Hàng năm một số huyện tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết để đánh giá các mô hình như: kết thúc mô hình họp các hộ nghèo theo cụm xã để đánh giá hiệu quả thực hiện và cho các hộ tham gia hiến kế, biện pháp hay tổ chức thực hiện tiếp theo, từ việc sơ kết, tổng kết, huyện đánh giá hiệu quả đầu tư cho mô hình, từ đó nhân rộng những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho hộ nghèo và tìm ra biện pháp xóa bỏ các mô hình kém hiệu quả …

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U VẤN ĐỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 2.1. Phƣơng pháp luận của đề tài giảm nghèo bền vững ở huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giảm nghèo bền vững ở huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)