Đánh giá chung về công tác giảm nghèo bền vững của huyện Ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giảm nghèo bền vững ở huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội (Trang 78)

5. Kết cấu của luận văn

3.3. Đánh giá chung về công tác giảm nghèo bền vững của huyện Ứng

Hòa, thành phố Hà Nội

3.3.1. Những thành tựu giả m nghèo bền vững đạt được và nguyên nhân

3.3.1.1. Thành tựu đạt được

Bảng 3.3. Kết quả giảm nghèo của huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội từ năm 2009-2013

Nội dung ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013

Chuẩn nghèo Chuẩn nghèo

GĐ 2009-2011

Chuẩn nghèo GĐ 2011-2015

Số hộ nghèo (cuối năm) Hộ 8020 6791 4925 3729 3137

Nhân khẩu Người 12415 12368 13270 11580 1000

0 Tỷ lệ hộ nghèo % 16,330 14,09 9,247 7,000 5,593 Số hộ nghèo chuẩn TW Hộ 1849 1607 1000 1069 1078 Tỷ lệ hộ nghèo chuẩn TW % 3,809 3,017 1,800 1,990 1,922

Nguồn: Phòng Lao động - TBXH huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, bằng nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ, thu nhập, đời sống của các hộ nghèo càng ngày càng được cải thiện. Chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm đạt kế hoạch. Bảng 3.3. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 16,330 % (cuối năm 2009) xuống còn 14,09% (cuối 2010) và sau khi áp dụng chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 9,24% (cuối năm 2011) xuống còn 5,593% (cuối năm 2013). Phấn đấu năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn dưới 4% (Theo kế hoạch và mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2011-2015 của Thành phố Hà Nội đặt ra.[18]

3.3.1.2. Nguyên nhân của những thành tựu xóa đói, giảm nghèo

Thứ nhất, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự phối hợp tổ chức

triển khai thực hiện chương trình có hiệu quả của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội đã tạo nên nguồn lực mạnh mẽ để công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội có thể tích cực, quyết tâm triển khai. Nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo được ban hành từ Trung Ương và Thành phố đã được huyện Ứng Hòa nghiêm túc chấp hành thực hiện góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của hộ nghèo, cận nghèo.

Thứ hai, sự đổi mới đường lối, chủ trương và chính sách vừa thúc đẩy

tăng trưởng kinh tế cao, ổn định, đồng thời triển khai rộng rãi các biện pháp hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế để thoát đói nghèo. Việc chuyển từ hình thức cấp phát sinh cho vay lãi ưu đãi đã giúp hộ vay có vốn tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, thay đổi nhận thức, tự mình vươn lên thoát nghèo cho chính bản thân và gia đình, tránh thói quen trông chờ, ỷ lại cho việc “cho không, cấp không” của nhà nước, từ đó, việc thoát nghèo mới đảm bảo hiệu quả và bền vững.

Thứ ba, xác định đúng các nhóm đối tượng nghèo đói và nguyên nhâncụ

thể dẫn đến đói nghèo của từng nhóm dân cư qua từng giai đoạn phát triển của huyện để triển khai chính sách hỗ trợ giúp đỡ phù hợp.

Thứ tư, phối kết hợp hoạt động của các cấp, các ngành vào công tácgiảm

nghèo đói ở huyện hiện nay.

Thứ năm, triển khai linh hoạt các biện pháp khác nhau để thực hiệncông

tác giảm đói nghèo. Gây quỹ "Ngày vì người nghèo" với cách làm sáng tạo, đã tạo được bước đột phá về xoá nhà tạm, khám chữa bệnh cho người nghèo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đặc biệt, chất lượng cuộc sống của khu vực nông thôn đã được từng bước cải thiện. Người dân đã được

tiếp cận nhiều hơn dịch vụ xã hội. An sinh xã hội, trật tự xã hội được đảm bảo.

Thứ sáu, nhận thức về xoá đói giảm nghèo và ý chí vươn lên làm giàu

ngày càng được thấm sâu vào đội ngũ cán bộ và người dân trong huyê ̣n.

Thứ bảy, là việc huy động nguồn lực trong xoá đói giảm nghèo. Với

phương châm huy động đa nguồn, qua các kênh, các hình thức huy động rất phong phú.

Thứ tám, đã tranh thủ được sự trợ giúp từ bên ngoài cả về mặt vật chất,

vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm. Công tác giảm nghèo đói ở huyện thời gian qua đã có được sự giúp đỡ to lớn của cộng đồng Viê ̣t Nam về cả nguồn lực vốn và trí tuệ.

Thành tựu giảm nghèo là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố: hiệu quả công bằng hơn của tăng trưởng kinh tế; tạo việc làm và tăng thu nhập; chính sách hỗ trợ, an sinh xã hội; phát triển kết cấu hạ tầng xã nghèo, sự tham gia và nỗ lực của cộng đồng trong công tác xóa đói giảm nghèo và quan trọng nhất là nỗ lực thoát nghèo của chính người nghèo. Về cơ bản, quan điểm giải quyết đói nghèo cũng như các phương thức tác động đến mục tiêu giảm nghèo ở Việt Nam đã thấy xuất hiện những tiền đề cơ bản, là cơ sở hướng đến thực

hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững theo quan điểm về giảm nghèo bền vững

đã nêu ở phần trên".

3.3.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

3.3.2.1. Những hạn chế, tồn tại trong công tác giảm nghèo

- Khoảng cách chênh lệch giàu – nghèo giữa thành thị và nông thôn còn lớn. Chênh lệch về thu nhập có xu hướng gia tăng. Mặc dù chuẩn nghèo của đã được UBND thành phố Hà Nội điều chỉnh qua mỗi giai đoạn, tuy nhiên, huyện hiện vẫn có tỷ lệ hộ nghèo cao so với toàn thành phố.

- Khi đưa huyện triển khai chương trình, chính sách giảm nghèo xuống cấp xã, một số xã còn lúng túng, chưa nghiên cứu rõ để đưa ra những cách thức cho việc triển khai. Công tác giảm nghèo có xã, có lúc thì mang tính áp đặt, chạy theo thành tích (đạt tiêu chí nông thôn mới…) mà chưa sát với thực tế người dân địa phương.

- Một số hộ không có khả năng thoát nghèo do gia đình đông người bị khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo, không có lao động…Một số bộ phận nghèo còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, thiếu ý chí tự vươn lên thoát nghèo.

- Trong những năm gần đây, suy thoái kinh tế làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc huy động nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội kém phát triển. Bên cạnh đó, đổi mới khoa học, công nghệ, phát triển kinh tế giữa các vùng không đồng đều, cơ hội về việc làm của người nghèo ngày càng khó khăn hơn.

- Không có cán bộ giảm nghèo chuyên trách, cán bộ làm công tác giảm nghèo các xã thường xuyên thay đổi, trình độ còn thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham mưu, tư vấn, thực hiện tại cơ sở.

Trên đây là một số hạn chế cơ bản còn tồn tại trong quá trình thực hiện công tác giảm nghèo, việc tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên để đưa ra những giải pháp khắc phục là hết sức quan trọng.

3.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác giảm nghèo

* Nguyên nhân chủ quan.

- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, phổ biến các văn bản chính sách pháp luật về công tác giảm nghèo đến cán bộ, Đảng viên, người dân tại một số xã tuy đã được đẩy mạnh nhưng chưa sâu rộng, chưa khuyến khích được các hộ vươn lên thoát nghèo. Nhận thức về giảm nghèo của nhân dân còn

hạn chế.

- Trình độ, năng lực cán bộ của huyện, xã còn thấp so với mặt bằng các huyện, phường thành phố Hà Nội.

- Hộ nghèo được hưởng nhiều chính sách trực tiếp, trong khi đó chưa có nhiều chính sách cho hộ cận nghèo.

- Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành đôi lúc còn chưa đồng bộ, chặt chẽ. Một số cán bộ trong ban công tác giảm nghèo ở cơ sở chưa làm tốt công tác tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền trong chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra. Sự phối kết hợp giữa các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội chưa thường xuyên, kịp thời. Các biện pháp giúp đỡ người nghèo, hộ nghèo chưa thiết thực, nên hiệu quả còn thấp.

- Công tác sơ kết, tổng kết và thi đua khen thưởng chưa thực hiện thường xuyên, nên chưa động viên khuyến khích cá nhân và tập thể làm tốt công tác giảm nghèo làm hàng năm.

* Nguyên nhân khách quan.

- Là huyện thuần nông, huyện cách xa trung tâm thành phố Hà Nội, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp, phương thức sản xuất chưa gắn với nhu cầu thị trường, chất lượng sản phẩm thấp, tiêu thụ khó khăn, địa bàn rộng, đối tượng bảo trợ xã hội đông, thu nhập trong dân cư thấp. - Một số cơ chế chính sách về hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo thay đổi thường xuyên, chưa sát với thực tế.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện chưa mạnh, các nguồn lực dành cho giảm nghèo lớn nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của hộ nghèo, do xuất phát điểm về kinh tế của dân còn thấp.

Qua việc phân tích những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong công tác giảm nghèo, có thể đưa ra kết luận: Mặc dù huyện đã rất nỗ lực trong thực hiện công tác giảm nghèo, nhưng do cả điều kiện khách quan và chủ quan:

đất nước còn nghèo, nguồn lực (con người, tài chính) Nhà nước chưa đáp ứng ngay được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nói chung và giảm nghèo hỗ trợ huyê ̣n Ứng Hòa, thành phố Hà Nội nói riêng. Do bản thân người nghèo ở huyê ̣n chưa tự tạo ra hoặc tranh thủ tối đa những điều kiện để thoát nghèo mà vẫn trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của cộng đồng… Vì vậy, cần khắc phục những hạn chế này để đảm bảo thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trong thời gian tới.

CHƢƠNG 4

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI HUYỆN Ƣ́NG HÒA,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.1. Quan điểm, mục tiêu và phƣơng hƣớng nhằm giảm nghèo bền vƣ̃ng ở huyê ̣n Ƣ́ng Hòa, thành phố Hà Nội

4.1.1. Quan điểm về vấn đề giảm nghèo bền vững ở huyện Ứng Hòa , thành phố Hà Nội

-Giảm nghèo là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, đây là nhiệm vụ vừa có tính cấp bách đồng thời là việc làm thường xuyên liên tục của các cấp, các ngành.

-Chương trình xoá đói giảm nghèo mang tính liên ngành, được thực hiện lồng ghép với các chương trình kinh tế xã hội khác. Song, sự lồng ghép đó chưa đáp ứng và không thể thay thế, giải quyết hết các mục tiêu của xoá đói giảm nghèo. Do đó, xoá đói giảm nghèo là một chương trình độc lập có mục tiêu đối tượng riêng. Mọi giải pháp, hoạt động kể cả các nguồn lực cho chương trình phải cụ thể, phù hợp với mục tiêu đã đề ra.

-Chương trình xoá đói giảm nghèo được thực hiện theo phương châm xã hội hoá cao. Phát huy tính tự chủ, tự vươn lên và tính sáng tạo của địa phương, của chính hộ nghèo và người nghèo. Xã (phường) là các đơn vị cơ bản để xác định đối tượng, mục tiêu của chương trình và là địa bàn thực hiện các đề án và lồng ghép các chương trình khác với xoá đói giảm nghèo. Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc đề ra các nhiệm vụ, mục tiêu, cơ chế chính sách nhằm phát huy khả năng và trách nhiệm của mọi cấp, ngành và toàn xã hội tham gia xoá đói giảm nghèo, tạo nguồn lực để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo.

và giải pháp theo phương châm cuốn chiếu, ưu tiên đầu tư vào các vùng trọng điểm: vùng cao, vùng sâu, biên giới, hải đảo, vùng căn cứ kháng chiến cũ, nơi có tỷ lệ đói nghèo cao.

Giảm nghèo bền vững không những là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Mà việc giảm nghèo theo hướng bền vững luôn là nhiệm vụ trọng tâm huyện, sự nỗ lực của bản thân người nghèo, do đó Huyện trước hết phải tập trung làm tốt công tác cán bộ, công tác chính trị tư tưởng, coi đây là vấn đề cơ bản nhằm nâng cao nhận thức và trình độ dân trí của người dân, khơi dậy ý chí tự lực tự cường, khát vọng vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng cần ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông, nhất là những tuyến lớn, có khả năng kết nối với hệ thống giao thông quốc gia và liên vùng, quan tâm phát triển giao thông nông thôn ở những nơi có điều kiện; sau đó là hạ tầng thủy lợi, nhất là các hồ đập nhỏ để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao tinh thần chủ động và ý chí thoát nghèo của đồng bào. Đồng thời, chỉ ra một số bất cập trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, cũng như chính sách của Trung Ương, thành phố đưa ra đối với hộ nghèo ở huyện trong thời gian qua; nêu rõ nguyên nhân hạn chế, thực trạng nghèo và công tác giảm nghèo. Cần làm tốt công tác tư tưởng chính trị, chỉ đạo rà soát một cách khách quan về hộ nghèo và cận nghèo; cần có giải pháp cho các hộ nông dân không có đất, vốn sản xuất; nâng cao tay nghề cho người nông dân; khắc phục tình trạng trông chờ, ỷ lại, từng bước xóa bỏ tập quán lạc hậu; cần rà soát lại kế hoạch phát triển chăn nuôi; có cơ chế chính sách kêu gọi đầu tư thu hút các doanh nghiệp vào chế biến, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa; chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đối với các xã có tỷ lệ phần trăm hộ nghèo cao.[26]

4.1.2. Mục tiêu nhằm giảm nghèo bền vững ở huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội phố Hà Nội

- Mục tiêu tổng quát giảm nghèo đến năm 2020

Giảm nghèo bền vững là một trong những trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác tốt thế mạnh của địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của từng xã. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch

. Xây dựng xã hội nông thôn mới ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Trình độ dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ.

-Mục tiêu cụ thể giảm nghèo đến năm 2020

Thứ nhất: Thu nhập của hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; riêng các xã nghèo

giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn;

Thứ hai: Điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết

là vấn đề y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản;

Thứ ba: Cơ sở hạ tầng kinh tế -xã hội ở các xã nghèo,thôn, đặc biệt khó

khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí giảm nghèo bền vững, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt.

Thứ tư: Khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; Bước đầu phát triển

sản xuất theo hướng hàng hóa quy mô nhỏ và vừa, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được các dịch vụ sản xuất, thị trường tiêu thụ một cách thuận lợi.

ngành mũi nhọn: Chăn nuôi gia súc gắn với trồng cỏ; Chuyển đổi cơ cấu cấy trồng vật nuôi theo hướng đưa các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất hàng hóa đại trà; Phát triển các làng nghề truyền thống theo quy mô xưởng sản xuất chuyên nghiệp.

Thứ 6: Đẩy mạnh công tác giảm nghèo không ngừng nâng cao đời sống

vật chất và tinh thần của người dân, giải quyết tốt các chính sách an sinh xã hội, kết hợp hiệu quả các nguồn lực cho quá trình phát triển của Huyện.

4.1.3. Phương hướng thực hiện nhằm giảm nghèo bền vững ở huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giảm nghèo bền vững ở huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)