Giải pháp tổng quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giảm nghèo bền vững ở huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội (Trang 88)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.1.Giải pháp tổng quan

4.2. Một số giải pháp chủ yếu để thƣ̣c hiện mục tiêu giảm nghèo bền vƣ̃ng

4.2.1.Giải pháp tổng quan

* Xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho phép xóa đói giảm nghèo theo hướng bền vững

- Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2014 – 2020 theo hướng phân định rõ các địa bàn cần ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng

nhằm mục tiêu phát triển kinh tế nhanh phối hợp với chương trình giảm nghèo bền vững để cải thiện điều kiện phát triển kinh tế của người nghèo. Đồng thời, cần dành ngân sách nhất định để đầu tư có trọng điểm vào các mô hình thử nghiệm giúp hộ nghèo vươn lên đi đôi với dự trữ tài chính cần thiết nhằm kịp thời hỗ trợ người nghèo ứng phó được khi gặp thiên tai. Rà soát quy hoạch để huy động nguồn lực chưa phát huy hết hiệu lực phục vụ cho mục tiêu giảm nghèo. Tài chính cho giảm nghèo phải được hoạch định ngay trong chiền lược phát triển kinh tế - xã hội của Huyện, tránh bị động vào các chương trình do trung ương triển khai trên địa bàn huyện.

- Lãnh đạo các cấp ủy Đảng trực thuộc phải cụ thể hóa nghị quyết của Cấp ủy huyện trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo ở cấp cơ sở.

- Lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội phải quán triệt chủ trương giảm nghèo định hướng bền vững của huyện và nâng cao trách nhiệm trong việc chủ động tham gia các hoạt động giảm nghèo bền vững trên địa bàn Huyên. Xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại của cán bộ, Đảng viên, người nghèo vào nguồn tài chính bao cấp từ Trung Ương. Đấu tranh các biểu hiện tư tưởng không muốn thoát nghèo để được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước.

Lãnh đạo huyện Ứng Hòa cần hoạch định và triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích người dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh và bền vững theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp nhằm tạo việc làm ổn định, có thu nhập đủ để người có việc làm thoát khỏi tình trạng nghèo. Quá trình khuyến khích chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phải gắn với từng bướt hoàn thành các vùng chuyên canh dựa vào lợi thế khí hậu, đất đai của địa phương. Khuyến khích người dân tham gia vào các phong trào thi đua làm giàu một cách hợp pháp, thi đua học tập, ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến để thoát nghèo, tương trợ nhau để cùng làm giàu…

* Đẩy mạnh tuyên truyền, tạo dựng phong trào tự thoát nghèo và hỗ trợ nhau thoát nghèo

Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, vận động người nghèo, hộ nghèo, người chưa có hoặc thiếu việc làm phát huy khả năng của bản thân, chủ động phấn đấu vươn lên vượt qua đói nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.

Nâng cao nhận thức của người dân về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác xóa đói giảm nghèo. Tổ chức tốt các hoạt động truyền thống để hộ nghèo, người nghèo đều được tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về gương người nghèo vượt khó vươn lên làm giàu…thúc đẩy và khuyến khích ý trí tự lực, quyết tâm vượt nghèo của người dân.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, vận động giáo dục, thuyết phục về ý thức dân tộc, ý trí tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo, chống tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng trong hộ nghèo, thôn, xã nghèo.

* Cải tiến phương thức chỉ đạo của ban chỉ đạo giảm nghèo

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, chính quyền đối với công tác giảm nghèo bền vững. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện có hiệu quả chương trình. Kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp để hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn.

Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác giảm nghèo và đào tạo nghề cho nhân dân. Những cán bộ đó cần nắm vững mục tiêu giảm nghèo định hướng bền vững của Đảng, Nhà nước. Cần nâng cao trình độ chuyên môn, cũng như nhiệt huyết của đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo từ huyện đến cơ sở, coi đây là tất yếu hết sức quan trọng đảm bảo cho

sự thành công của công tác giảm nghèo bền vững. Phải tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho cán bộ trực tiếp làm công tác giảm nghèo từ huyện đến xã, thị trấn bằng các hình thức đa dạng như: Tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, đào tạo dài hạn, đồng thời phổ biến những kinh nghiệm hay, điển hình giỏi trong quản lý sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, có chính sách ưu tiên đối với cán bộ làm công tác giảm nghèo thuốc các xã đặc biệt khó khăn.

Tăng cường cán bộ từ huyện xuống xã với thời hạn 3-5 năm để nắm bắt tình hình thực tế tại địa phương, để tham mưu một cách chính xác, kịp thời, phù hợp với thực tiễn. Cử cán bộ thôn lên học việc tại xã, cán bộ xã lên học hỏi phương pháp quản lý, điều hành, cách thức làm khoa học.

Phát huy hiệu quả các Trung tâm học tập cộng đồng tại các xã để mọi người dân có nhu cầu đền được tham gia học tập, nâng cao kiến thức cho bản thân. Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho trung tâm dạy nghề của huyện, tạo môi trường thuận lợi cho xã hội hóa về đào tạo nghề. Coi trọng công tác dạy nghề kết hợp với chuyển giao công nghệ, đa dạng hóa các hình thức dạy nghề và học nghề nhằm giải quyết việc làm tại chỗ cho nhân dân, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường lao động.

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, sự tham gia của người dân trong công tác tuyên truyền, vận động nhằm chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo.

4.2.2. Giải pháp mang tính đặc thù của huyện

* Vận động và hỗ trợ hiệu quả hộ nghèo phát triển kinh tế nhằm thoát nghèo bền vững

Để hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể cấp huyện phải thực thi một hệ thống đồng bộ các gải pháp sau đây:

- Khuyến khích các doanh nghiệp hỗ trợ người nghèo đưa giống cây trồng như ngô, lúa lai có năng suất cao, phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu của địa phương và gieo trồng đại trà đi đôi với đẩy mạnh thâm canh, tăng cường liên kết các nhà khoa học trong các khâu ứng dụng đưa các giống cây trồng ngắn ngày vào gieo trồng thâm canh, gối vụ, đảm bảo trên 35% đất trồng là ngô có thể trồng được 2 vụ/năm, 30% diện tích đất trồng lúa thực hiện công thức luân canh (Đậu tương xuân – lúa mùa; Rau vụ đông xuân – lúa mùa).

- Chuyển đổi những diện tích đất có khả năng sang trồng những cây có hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu của từng vùng như: cây thảo quả, cây óc chó, cây lê…

- Tập trung phát triển làng nghề truyền thống: Huyện cần triển khai xây dựng Quy hoạch ngành nghề nông thôn và làng nghề trên địa bàn huyện. Ban hành kế hoạch hỗ trợ, khuyến khích phát triển làng nghề trên địa bàn huyện như nghề mây tre đan, nghề sơn mài. Đồng thời, đẩy mạnh việc công nhận nghề truyền thống, làng nghề truyền thống và nghệ nhân. Thành lập ban chỉ đạo phát triển nghề và làng nghề để chỉ đạo tập trung, thống nhất việc phát triển nghề và làng nghề trên địa huyện.

- Hỗ trợ đất sản xuất, khai hoang phục hóa, cải tạo đất, chống sói mòn đất, chuyển mục đích sử dụng đất (chuyển từ ruộng sang trang trại).

- Hỗ trợ xóa nhà tạm (nguồn ngân sách, vay tín dụng, kêu gọi các tổ chức, cá nhân hỗ trợ, nội lực trong dân); Quy tụ các hộ dân sống rải rác.

- Kêu gọi đầu tư của nhà nước và các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các hồ chứa nước (hồ treo) theo cụm xã, xã, cụm thôn. Thành lập các tổ quản lý cấp nước sinh hoạt, các hồ treo để bảo vệ, phát huy hiệu quả công trình, nâng cao tuổi thọ công trịnh và bảo vệ vệ sinh nguồn nước. Tiếp tục hỗ trợ nhân dây xây mới và cải tạo, sửa chữa các bể nước hộ gia đình đã xây dựng từ trước để đảm bảo nước sinh hoạt cho nhân dân yên tâm làm ăn phát triển kinh tế gia đình.

- Phát triển chăn nuôi toàn diện tăng cả về số lượng và chất lượng; trọng tam là chăn nuôi bò, dê, lợn lái đen, các loại gia cầm (gà đen), thủy cẩm đại phương; ứng dụng tiến bộ khoa học và cải tạo giống, thâm canh trong chăn nuôi để tăng năng suất nông nghiệp; tăng cường công tác thú y, chú trọng xây dựng các cơ sở chế biến thức ăn cho chăn nuôi, gắn phát triển chăn nuôi với kinh tế vườn. Phát triển chăn nuôi ở quy mô hộ gia đình là chính và phát triển quy mô trang trại, ở nhưng nơi có điều kiện.

- Áp dụng tiến bộ khoa học, kĩ thuật để tự sản xuất và cung ứng con giống bằng giống tại chỗ địa phương như: đàn bò, gia súc, gia cầm nói chung cần có biện pháp kĩ thuật tác động để tránh hiên tượng cận huyết để giữ được những đặc tính tốt cho nguồn gen con giống tốt của vùng cao. Mua con đực giống tốt của xã khác về nuôi làm giống hoặc mua con đực giống của huyện khác để tạo ra con giống tốt và gữa được nguồn gen quý của gia súc, gia cầm vùng cao (như bò nông vàng, lợn mán đen, gà đen tuyền). Triển khai thực hiện phương pháp cải tạo giống bằng cách nhân giống thụ tinh nhân tạo.

- Tận dụng diện tích đất trống, đất trồng ngô, hoa màu cho năng suất thấp, diện tích tường rào xung quanh nhà ở để trồng cỏ thức ăn gia súc. Khai thác tận dụng sản phẩm phụ các loại cây lương thực, cây họ đậu, cây khoai lang, rau các loại để ủ chua, phơi khô bảo quản để dự trữ thức ăn trong mùa đông. Mặt khác, tập chung nuôi các cây bản địa có năng suất đa tác dụng sống xanh qua đông để bổ sung thức ăn xanh trong mùa đông.

- Động viên, khuyến khích người nghèo học hỏi kinh nghiệm làm ăn bằng cách tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tham gia xây dựng các mô hình giảm nghèo bền vững có hiệu quả đế phát triển sản xuất cho phù hợp với điều kiện của hộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế để phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho chính bản thân mình. Tuyên truyền để

người nghèo ý thức được trách nhiệm của mình đối với bản thân gia đình mình trong công cuộc giảm nghèo bền vững.

Để thoát nghèo, bản thân hộ nghèo phải có ý thức, quyết tâm vươn lên phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm làm giàu cho chính mình và tham gia gánh vác trách nhiệm đối với cộng đồng, với Đảng và Nhà nước trong công cuộc giảm nghèo bền vững. Người nghèo cần tự giác tham gia các chương trình, dự án giảm nghèo bền vững để cùng cộng đồng thoát khỏi cảnh đói nghèo. Cần giáo dục người nghèo nhận thức rằng, người nghèo nếu chỉ trông chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước mà không tự giác, chủ động huy động hết nội lực của mình để đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.

Các chương trình phát thanh, truyền hình phải lồng ghép nội dung tuyên truyền để người nghèo hiểu rằng, nghèo đói không phải do số phận định đoạt, mà chính là do mình và gia đình chưa biết cách làm kinh tế có hiệu quả. Động viên người nghèo tích cực học hỏi, thay đổi cách nghĩ, cách làm, tập quán, sản xuất, kin doanh hàng hóa phù hợp với điều kiện của mình để nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập thì mới thoát nghèo.

- Ngay ở các trường học phổ thông cũng cần lồng ghép nội dung giáo dục nguời nghèo để họ nhận thức đúng đắn, họ lâm vào tình cảnh nghèo nàn một phần là do những hủ tục, tập quán lạc hậu của cộng đồng mình gây nên như: tệ nạn cúng bái thường xuyên kéo dài, tệ nạn ma túy, rượu bia…Tổ chức các điều kiện thuận lợi để hộ nghèo tiếp cận dễ dàng các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, giảm tình trạng gia đình đông con, nhiều người ăn theo nhưng thiếu người làm.

Do mỗi xã, mỗi vùng miền có những đặc điểm, phong tục, tập quán, thói quen riêng của mình nên phải linh hoạt và khéo léo trong vận động, thuyết phục để hộ nghèo thoát khỏi tâm lý tự ti, cam chịu cảnh sống khó khăn, nghèo đói, không muốn vượt lên chính bản thân mình để cải thiện cuộc sống. Cần đấu tranh

loại bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu, tích cực phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, vượt qua cảnh đói nghèo.

* Cải tiến phương thức và mở rộng quy mô cung cấp dịch vụ xã hội cho hộ nghèo

Người nghèo đôi khi là do họ không biết mình nghèo, không biết có những cách thức sống khác cách thức mà họ đang sống. Chính vì vậy, để khuyến khích người dân tự giác giảm nghèo cần mang ánh sáng văn minh hiện đại, tiên tiến đến với họ. Muốn vậy, huyện Ứng Hòa cần tận dụng mọi nguồn lực, phương thức để đem các dịch vụ văn hóa, xã hội đến với người nghèo.

Cụ thể là cần xúc tiến các hoạt động thông tin về tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa trong nước và thế giới đến với người dân thông qua các xuất bản phẩm và chương trình phát thanh, truyền hình phủ song trên địa bàn huyện. Nên tập dụng hình thức thông tin qua quảng bá về du lịch, phổ biến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho người dân nói chung, người nghèo nói riêng. Huyện nên chú trọng liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp phát triển các tua, tuyến du lịch, qua đó vừa góp phần tạo việc làm có thu nhập cao cho hộ nghèo bằng cách cung cấp dịch vụ cho khách, vừa từng bước đưa văn hóa mới lạ cho người dân. Để hỗ trợ hộ nghèo, nên tập trung vào các hình thức: Du lịch văn hóa, sinh thái, du lịch mạo hiểm, khôi phục phát triển các nghề thu hút du lịch, đầu tư xây dựng làng văn hóa du lịch gắn vơi xây dựng nông thôn mới

Phát triển và cùng cổ các nhà văn hóa xã, các hoạt động văn hóa có tính bản sắc dân tộc nhằm tạo cuộc sống văn hóa tinh thần cho người dân trên địa bàn, giảm mức hấp dẫn của các tệ nạn xã hội đối với con em hộ nghèo. Chú trọng đến các hình thức giao lưu trực tuyến với người nghèo bằng cá đào tạo con em người nghèo kỹ năng sử dụng mấy tính và mạng internet.

* Tích cực huy động và quản lý chặt chẽ các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện

Trong thời gian tới cần chú trọng đúng mức việc lồng ghép và huy động tối đa các nguồn vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng cho xã nghèo. Cần tập trung đẩy mạnh tiến độ xây dựng và đưa vào xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng tiết yếu để phụ vụ sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân, nhất là ở vùng nông thôn như: Giao thông, thủy lợi, điện, chợ và các điểm dịch vụ thương mại, các công trình phúc lợi tại thôn như nhà mẫu giáo, lớp học, nước sinh hoạt…Huyện cần hướng dẫn các chủ đầu tư là xã nghèo quy trình quản lý các dự án đầu tư, tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý điều hàng của xã nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho các xã này thực hiện việc phân cấp làm chủ đầu tư, thông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giảm nghèo bền vững ở huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội (Trang 88)