2.2. Thực trạng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
2.2.1.2. Quy trình tín dụng tại Ngân hàng ĐT&PT Hà Tĩnh
Để đảm bảo hoạt động cấp tín dụng diễn ra thống nhất, khoa học, tạo cơ chế giám sát hiệu quả, hạn chế, phòng ngừa rủi ro. Đồng thời xác định trách nhiệm của từng khâu, từng bước trong quy trình cấp tín dụng và không ngừng nâng câo chất lượng tín dụng, BIDV đã ban hành quyết định số 3999/QĐ-QLTD1 ngày 14/07/2009 về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp và quyết định số 4072/QĐ-PTSPBL1 ngày 15/07/2009 về cấp tín dụng bán lẻ. Theo đó quy trình tín dụng tại Ngân hàng ĐT&PT Hà Tĩnh được tóm tắt qua các bước sau:
* Bước 1: Tiếp thị và nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng
- Cán bộ QHKH là đầu mối tìm kiếm khách hàng thông qua các nguồn thông tin, các mối quan hệ và các phương thức khác, đồng thời tiếp cận khách hàng, giới thiệu các sản phẩm tín dụng và cơ chế cho vay của ngân hàng.
- Tiếp nhận nhu cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng từ khách hàng.
- Trên cơ sở nhu cầu của khách hàng, cán bộ QHKH hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ tín dụng gồm:
+ Giấy đề nghị tín dụng: Giấy đề nghị vay vốn/ bảo lãnh theo hạn mức hoặc theo món.
+ Hồ sơ pháp lý của khách hàng.
+ Hồ sơ về tình hình tài chính của khách hàng. + Hồ sơ về dự án, phương án tín dụng.
*Bước 2: Đánh giá, phân tích khách hàng
Căn cứ hồ sơ tín dụng của khách hàng, cán bộ QHKH thực hiện nghiên cứu, đánh giá, phân tích theo những nội dung sau:
+ Đánh giá chung về khách hàng.
+ Đánh giá tình hình tài chính của khách hàng.
+ Chấm điểm tín dụng khách hàng để áp dụng chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp.
+ Phân tích, đánh giá về phương án SXKD; Dự án đầu tư; Khả năng vay trả của khách hàng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp.
+ Đánh giá về tài sản đảm bảo theo quy định về giao dịch bảo đảm hiện hành của BIDV.
+ Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa: Rủi ro khách quan; Rủi ro xuất phát từ chủ quan khách hàng; Rủi ro xuất phát từ ngân hàng; Các biện pháp phòng ngừa rủi ro của khách hàng; Các biện pháp phòng ngừa rủi ro của ngân hàng.
* Bước 3: Lập báo cáo đề xuất tín dụng
Cán bộ QHKH sau khi đánh giá, phân tích hồ sơ tín dụng của khách hàng lập báo cáo đề xuất tín dụng, báo cáo đề xuất tín dụng kèm theo hồ sơ tín dụng trình Lãnh đạo Phòng QHKH/Lãnh đạo Phòng Giao dịch.
* Bước 4: Phê duyệt báo cáo đề xuất tín dụng
+ Lãnh đạo phòng QHKH phê duyệt báo cáo đề xuất tín dụng, ghi ý kiến vào báo cáo đề xuất tín dụng, ký kiểm soát và trình Phó giám đốc QHKH.
+ Đối với phòng giao dịch, trường hợp cấp tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt tín dụng của Lãnh đạo Phòng Giao dịch, sau khi được phê duyệt chuyển lại cho cán bộ QHKH thực hiện tiếp các bước 7.
+ Trường hợp cấp tín dụng vượt thẩm quyền của Phòng Giao dịch, lãnh đạo Phòng Giao dịch ghi ý kiến vào báo cáo đề xuất tín dụng và trình Phó giám đốc QHKH.
+ Báo cáo đề xuất tín dụng với đầy đủ chữ ký của cán bộ QHKH và Lãnh đạo Phòng QHKH/Phòng Giao dịch cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng trình Phó Giám đốc QHKH xem xét và phê duyệt.
+ Trường hợp cấp tín dụng không qua thẩm định rủi ro, báo cáo đề xuất tín dụng được Phó giám đốc QHKH phê duyệt chuyển lại cho cán bộ QHKH để thực hiện tiếp bước 6.
+ Trường hợp cấp tín dụng phải qua thẩm định rủi ro, báo cáo đề xuất tín dụng cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng được chuyển sang Phòng Quản lý rui ro. * Bước 5: Thẩm định rủi ro
+ Sau khi tiếp nhận báo cáo đề xuất tín dụng và hồ sơ tín dụng đã được Phó giám đốc QHKH phê duyệt, cán bộ quản lý rủi ro thực hiện thẩm định rủi ro và lập báo cáo thẩm định rủi ro kèm theo hồ sơ tín dụng trình lãnh đạo Phòng Quản lỷ rủi ro.
+ Lãnh đạo Phòng Quản lý rủi ro thực hiện kiểm tra, rà soát lại nội dung của báo cáo thẩm định rủi ro, ghi ý kiến và ký kiểm soát để trình Lãnh đạo chi nhánh.
+ Toàn bộ hồ sơ tín dụng cùng báo cáo đề xuất tín dụng, báo cáo thẩm định rủi ro, quyết định cấp tín dụng được trình Lãnh đạo chi nhánh phê duyệt cấp tín dụng.
+ Sau khi phê duyệt toàn bộ hồ sơ liên quan được chuyển lại cho cán bộ QHKH.
* Bước 7: Giải ngân/ Phát hành bảo lãnh
+ Sau khi được phê duyệt, cán bộ QHKH lập đề xuất giải ngân/đề xuất bảo lãnh, trả chứng từ giải ngân cho khách hàng (01 bộ gốc) và chuyển toàn bộ hồ sơ sang bộ phận Quản trị tín dụng.
+ Bộ phận Quản trị tín dụng tiến hành nhập các thông tin vào chương trình SIBS.
+ Bộ phận Quản trị tín dụng chuyển cho bộ phận dịch vụ khách hàng các chứng từ giải ngân gồm: Bẳng kê rút vốn/Hợp đồng tín dụng cụ thể; Các chứng từ rút tiền vay của khách hàng: Uỷ nhiệm chi, giấy lĩnh tiễn mặt,.. * Bước 8: Giám sát và kiểm soát khoản vay
Bộ phận QHKH có trách nhiệm theo dõi quá trình phê duyệt và xác định khoản vay/bảo lãnh đã được giải ngân/phát hành bảo lãnh, nghĩa vụ của khách hàng đối với ngân hàng đã phát sinh để có biện pháp kiểm tra, giám sát, thu hồi và thực hiện các nghĩa vụ:
+ Thực hiện kiểm tra, rà soát mục đích sử dụng vốn vay, tình hình thực hiện cam kết, kiểm tra thực trạng tài sản đảm bảo theo quy định về giao dịch bảo đảm trong cho vay.
+ Thực hiện phân loại nợ theo quy định.
+ Thường xuyên theo dõi phân tích sự biến động về hoạt động SXKD, tình hình tài chính, tài sản, tài sản đảm bảo của khách hàng để kịp thời nhận diện rủi ro.
* Bước 9: Thu nợ, lãi, phí
+ Thông báo, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi, phí. + Thực hiện thu nợ gốc, lãi, phí.
* Bước 10: Thanh lý hợp đồng, giải toả bảo lãnh
+ Thanh lý hợp đồng cho vay: Sau khi khách hàng thanh toán hết nợ gốc, lãi, phí bộ phận QHKH phối hợp với Quản trị tín dụng và Dịch vụ khách hàng thực hiện đối chiếu kiểm tra lại khoản vay của khách hàng; Giải chấp các hợp đồng bảo đảm; Thanh lý hợp đồng (nếu có)
+ Thanh lý hợp đồng cấp bảo lãnh.