Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hà tĩnh (Trang 66)

3.1. Định hướng của chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Tĩnh trong việc

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015

2015

- Phấn đấu đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trên 14%, đẩy mạnh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

- Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, huy động mọi nguồn lực đầu tư cho các công trình, dự án trọng điểm để sớm phát huy hiệu quả. Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác trong và ngoài nước, hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh.

- Tập trung mọi nguồn lực phát triển công nghiệp với hạt nhân là Khu Kinh tế Vũng Áng, từ đó tạo sức lan toả thúc đẩy sự phát triển các vùng phụ cận, đồng thời ưu tiên khuyến khích và hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp tăng 41,6%.

- Tiếp tục nâng cấp và hình thành một số đô thị và đơn vị hành chính mới, ưu tiên thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, các thị trấn và khu đô thị ở Khu kinh tế Vũng Áng, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.

- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn.

hàng, khuyến khích các Tổ chức tín dụng đặt chi nhánh trên địa bàn đồng thời cũng cố và hoàn thiện hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân nhằm huy động tối đa nguồn tiền nhàn rỗi trong dân phục vụ cho vay đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn.

- Thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa để bảo lãnh và chia sẽ rủi ro cho các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng.

3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng của BIDV đến năm 2015 3.1.2.1. Mục tiêu

* Mục tiêu chung

- Tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng để phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước theo từng thời kỳ; duy trì danh mục tài sản có sinh lời chất lượng cao, hướng tới xây dựng cơ cấu tài sản có phù hợp với thông lệ của một NHTM hiện đại.

- Gia tăng các biện pháp đảm bảo gắn với việc chủ động kiểm soát và hạ thấp tỷ lệ nợ xấu, nợ nhóm 2, nợ cơ cấu, lãi treo.

- Vận hành thông suốt mô hình tổ chức, áp dụng có hiệu lực, hiệu quả chính sách tín dụng, chính sách quản lỷ rủi ro, các công cụ quản lý điều hành, nâng cao hiệu quả kinh doanh tín dụng, tăng năng lực tài chính và đảm bảo mức doanh lợi ngân hàng theo kế hoạch phát triển thể chế.

* Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đến năm 2015 đạt 17,6%, dư nợ tín dụng bình quân đạt 333.000 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ tín dụng ngắn hạn đạt 206,000 tỷ đồng, dư nợ trung dài hạn đạt 161,000 tỷ đồng, tỷ trọng dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ đạt 38%.

- Kế hoạch đến năm 2015 tỷ trọng cho vay bán lẻ trên tổng dư nợ đạt 20%.

- Cơ cấu tín dụng: Tỷ lệ dư nợ/tổng tài sản đạt 67,5%; Tỷ lệ dư nợ ngoài quốc doanh/tổng dư nợ đạt 80%.

- Chất lượng tín dụng: Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ < 2%; Tỷ lệ nợ nhóm II/tổng dư nợ <6%.

3.1.2.2. Định hướng hoạt động kinh doanh tín dụng đến năm 2015

- Trong giai đoạn tới tín dụng vẫn là hoạt động sinh lời chủ yếu của BIDV, đáp ứng có hiệu quả theo các chương trình mục tiêu phục vụ tăng trưởng kinh tế góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá chuyển dịch cơ cấu kinh tế vĩ mô của đất nước.

- Gắn với quá trình chuyển đổi cổ phần hoá và xây dựng BIDV trở thành NHTM hiện đại hàng đầu về qui mô, thị phần, chất lượng.

- Đa dạng hóa cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực và đối tượng khách hàng;Đảm bảo tăng trưởng về quy mô gắn liền với đảm bảo chất lượng tín dụng.

- Đáp ứng đầy đủ đồng bộ các tiêu chuẩn thông lệ quốc tế trong hoạt động ngân hàng đến năm 2015.

- Nâng cao sức cạnh tranh trên các bình diện: Thị trường, thị phần, sản phẩm dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh tín dụng gắn với cơ cấu tín dụng, khách hàng, nguồn thu.

- Đẩy mạnh các hoạt động tín dụng bán lẻ, duy trì vị trí hàng đầu về quy mô, thị phần bán lẻ trên thị trường.

- Tuân thủ pháp luật, đảm bảo an toàn hệ thống, tiếp tục bổ sung hoàn thiện hệ thống quản lý, kiểm tra giám sát, quản trị điều hành, mô hình tổ chức, cơ chế, quy trình nghiệp vụ nhằm tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng.

Trên cơ sở mục tiêu và định hướng phát triển đến năm 2015 của BIDV, cùng với định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới, Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Tĩnh xác định định hướng trong việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đến năm 2015 theo hướng sau:

- Huy động vốn tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm của toàn chi nhánh, bám sát diễn biến thị trường, tính chu kỳ biến động hàng năm, phân tích tính ổn định của nền khách hàng để điều hành cân đối vốn phù hợp, tăng sự ổn định bền vững của nền vốn và đáp ứng nhu cầu vốn. Cụ thể, đến năm 2015 huy động vốn cuối kỳ đạt 2,760 tỷ đồng; huy động vốn bình quân năm 2015 đạt 2,350 tỷ đồng.

- Tiến hành đánh giá phân loại khách hàng từ khách hàng quan trọng, thân thiết đến phổ thông, đánh giá tình hình biến động của từng nhóm để có biện pháp chăm sóc và phát triển khách hàng phù hợp, cụ thể hoá chính sách khách hàng quan trọng.

- Hoàn thiện và áp dụng chính sách khách hàng đối với sản phẩm huy động vốn khối khách hàng doanh nghiệp để phân đoạn khách hàng, xác định nhóm khách hàng mục tiêu cần tăng trưởng để có cơ chế đồng bộ thống nhất. Tiến hành đánh giá phân loại khách hàng từ khách hàng quan trọng, thân thiết đến phổ thông, đánh giá tình hình biến động của từng nhóm để có biện pháp chăm sóc và phát triển khách hàng phù hợp, cụ thể hoá chính sách khách hàng quan trọng.

- Tiếp tục tăng trưởng tín dụng, trong đó tập trung đẩy mạnh cho vay ngắn hạn với các khách hàng tốt để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động. Cụ thể kế hoạch đến năm 2015 dư nợ tín dụng tăng trưởng 19%/năm; dư nợ tín dụng cuối năm 2015 đạt 2,400 tỷ đồng; dư nợ tín dụng bình quân đạt 2,100 tỷ đồng. Tỷ lệ dư nợ/huy động vốn nhỏ hơn 1.3%; tỷ trọng dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ ≤ 45%.

- Tập trung chỉ đạo, phối hợp thu hồi nợ xấu, lãi treo; triển khai các phương án kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ xấu trong giới hạn an toàn. Rà soát lại dư nợ hạch toán ngoại bảng, có kế hoạch phân loại cụ thể về đối tượng, khách hàng và thời gian thực hiện để tận thu, phấn đấu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức dưới 2%, tỷ trọng nợ nhóm 2/tổng dư nợ ≤ 6%.

- Nghiên cứu, có kế hoạch đảm bảo tuân thủ thông tư quy định về phân loại nợ. Xem xét tính hợp lý, điều chỉnh một số quy định của chính sách tín dụng: Qui định về vốn tự có tham gia các dự án trung dài hạn; chính sách bảo đảm tiền vay; sửa đổi các hợp đồng phù hợp qui định của pháp luật.

- Thống nhất trong việc quản lý, đánh giá xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các định chế tài chính, thực hiện tính toán dự phòng rủi ro phải trích lập phù hợp với tỷ lệ mục tiêu điều hành của toàn hệ thống để báo cáo Ban lãnh đạo phân bổ số dự phòng rủi ro phải trích.

- Đẩy mạnh các hoạt động tín dụng bản lẻ, hướng tới vị trí hàng đầu về qui mô, thị phần bán lẻ trên địa bàn, phấn đấu đến năm 2015 tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ/tổng dư nợ tối thiểu đạt 20%, tổng dư nợ bán lẻ đến năm 2015 đạt 480 tỷ đồng, tỷ trọng huy động vốn dân cư/tổng huy động vốn chiếm 65%.

- Mở rộng mạng lưới hoạt động của chi nhánh, cụ thể trong thời gian tới mở thêm 02 phòng giao dịch, nâng cấp phòng giao dịch Hồng Lĩnh thành chi nhánh cấp 1 nhằm tăng thị phần dịch vụ, huy động vốn và tín dụng bán lẻ trong thời gian tới.

- Chú trọng tổ chức các chương trình đào tạo nội bộ cũng như bên ngoài nguồn nhân lực, nhằm mục đích không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ gắn liền với việc rèn luyện bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ Ngân hàng ĐT&PT Hà Tĩnh.

3.2. Một số giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Tĩnh nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Tĩnh

Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề hết sức quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ổn định chính sách tiền tệ quốc gia. Với ý nghĩa đó và thông qua việc đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng và những nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh chính là cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đảm bảo cho chi nhánh hoạt động an toàn hiệu quả, phát triển bền vững và ổn định.

3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

Con người luôn là nhân tố quan trọng trong mọi tổ chức, là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội nói chung và ngân hàng nói riêng. Dù máy móc thiết bị, công nghệ có hiện đại đến đâu chăng nữa nhưng nếu không có sự tác động, chỉ đạo của con người cũng trở nên vô nghĩa.

Đối với lĩnh vực ngân hàng, đội ngũ CBTD là bộ phận cốt yếu trong quá trình mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, vì vậy chi nhánh cần rà soát, lựa chọn những cán bộ có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức để thực hiện tốt các hoạt động nghiệp vụ, cụ thể như sau:

- Tập trung và chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo cán bộ làm công tác tín dụng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỷ năng phân tích, dự báo về các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế nhằm phát huy hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh, đảm bảo kiểm soát an toàn hoạt động tín dụng.

- Xây dựng chính sách động lực đối với cán bộ kết hợp với xác định qui chuẩn, tiêu chuẩn chức danh, mô tả chức trách nhiệm vụ để xác định rõ trách nhiệm của từng CBTD, gắn liền lợi ích của các CBTD với hiệu quả công tác

tín dụng nhằm nâng cao trách nhiệm cũng như tinh thần làm việc trong việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng.

- Cần phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực lâu dài, cần có kế hoạch đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo trong mọi thời điểm đều có CBTD có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Thông qua các hình thức đào tạo tại nước ngoài cũng như tham gia các lớp đào tạo trong nước, thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề phổ biến, trao đổi về các văn bản, chế độ mới trong và ngoài ngành để các CBTD có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. 3.2.2. Xây dựng chiến lược đầu tư tín dụng phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế

Chi nhánh cần phải nghiên cứu xây dựng chiến lược đầu tư tín dụng theo hướng chiến lược khách hàng, chiến lược ngành hàng, chiến lược thị trường và thị phần để tăng trưởng đầu tư phù hợp vói chiến lược phát triển của kinh tế địa phương, phù hợp với mục tiêu phát triển của chi nhánh trong từng thời kỳ, cụ thể:

- Chiến lược khách hàng: Trong từng thời kỳ nhất định chi nhánh cần phải xác định rõ đối tượng khách hàng, hướng tới khách hàng theo nguyên tắc công khai – công bằng trên cơ sở hài hoà lợi ích và đảm bảo yêu cầu quản lý rủi ro của chi nhánh. Với tình hình hiện nay, Ngân hàng ĐT&PT Hà Tĩnh nên xác định khách hàng mục tiêu là các cá nhân và hộ gia đình vì đây là nhóm khách hàng tạo lập nguồn vốn và thu nhập ổn định, phân tán rủi ro, ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế. Chính vì vậy trong thời gian tới chi nhánh cần có chính sách thu hút nhóm khách hàng này bằng cách cung cấp các sản phẩm đa dạng, phong phú nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường cơ sở vật chất kỷ thuật, công nghệ, thực hiện chính sách khách hàng phù hợp.

- Chiến lược ngành hàng: Chi nhánh cần tiến hành phân tích, đánh giá trên phương diện qui mô, cơ cấu và hiệu quả tín dụng đối với các ngành kinh tế, thành phần kinh tế và theo từng khu vực nông thôn, thành thị. Thông qua đó xác định rõ đối tượng ngành hàng để đầu tư theo từng thời kỳ với tiêu chí lựa chọn những ngành có khả năng cạnh tranh, thị trường tiêu thụ chắc chắn, kinh doanh có hiệu quả.

- Chiến lược thị trường và thị phần: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, nắm bắt kịp thời diễn biến của nền kinh tế từ đó có hướng đầu tư phù hợp để chiếm lĩnh thị trường và phát triển thị phần, cụ thể:

+ Mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu, giới thiệu các sản phẩm của ngân hàng đến với mọi người dân.

+ Khẩn trương nghiên cứu các sản phẩm tín dụng mới có tiềm năng và hàm lượng công nghệ cao, các sản phẩm tín dụng đặc thù và có tính cạnh tranh cao, phát triển mở rộng khách hàng sử dụng các sản phẩm trọn gói, khép kín, đa dạng hoá các sản phẩm đặc biệt là các sản phẩm có tính tích hợp. Sử dụng công nghệ hiện đại để tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng riêng và hiệu quả hoạt động ngân hàng nói chung. Mặt khác, thông qua việc kết hợp bán chéo các sản phẩm tín dụng xây dựng cơ chế và cách thức đánh giá, tính toán hiệu quả của từng sản phẩm làm căn cứ định giá bán riêng cho các sản phẩm hiện có và các sản phẩm mới. Các sản phẩm được xây dựng phải hướng tới nhu cầu của khách hàng, phù hợp với từng đối tượng khách hàng và có tính khả thi trong việc triển khai thực hiện.

+ Nâng cao chất lượng phục vụ: Dần dần cải thiện tính chuyên nghiệp của cán bộ bán hàng thông qua công tác đào tạo, cụ thể như thái độ phục vụ vui vẻ, tận tình, chu đáo, thông thạo nghiệp vụ chuyên môn, thao tác nghiệp vụ nhanh chóng, trở thành người bán hàng chuyên nghiệp. Điều này sẽ tạo

hình ảnh đẹp về ngân hàng, giúp ngân hàng xây dựng được mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

3.2.3. Nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng đối với khách hàng vay vốn Nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng đối với khách hàng vay vốn trên Nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng đối với khách hàng vay vốn trên các phương diện sau:

- Xác định đúng thời hạn cho vay, mức trả nợ của từng khách hàng để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hà tĩnh (Trang 66)