Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng bạch đằng TMC (Trang 78 - 79)

CHƢƠNG II : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty Cổ phần Đầu tƣ xây

3.4.1. Kết quả đạt được

Trong những năm gần đây, trước những diễn biến phức tạp về tình hình chính trị, kinh tế trên thế giới mà hệ quả là giá xăng dầu, giá nguyên vật liệu đều tăng cao và diễn biến bất thường, đặc biệt là sự xấu đi của thị trường bất động sản, các doanh nghiệp ngành xây dựng nói chung và Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC nói riêng đều ít nhiều chịu ảnh hưởng và phải đối mặt với những khó khăn chung đó. Điều này đã tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Trước tình hình khó khăn chung đó, Công ty đã cố gắng tập trung đẩy mạnh sản xuất, đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hợp lý hóa sản xuất, thực hành tiết kiệm, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp; điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh hợp lý, linh hoạt để đảm bảo đủ việc làm và ổn định thu nhập cho người lao động, đặc biệt là đội ngũ công nhân. Từ đó gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung.

Nhìn chung, hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty là khá tốt, góp phần gia tăng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm, từ đấy làm gia tăng quy mô và vị thế của công ty, đó cũng là yếu tố giúp Công ty trở thành một trong những công ty đứng đầu Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng về uy tín, chất lượng cũng như kỹ thuật, trình độ và quy mô tài chính đối với sản phẩm, nâng cao thương hiệu cũng là một yếu tố giúp cho Công ty dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm bạn hàng và đối tác đầu tư.

Qua quá trình phân tích ở trên ta có thể thấy, tài sản của Công ty được sử dụng có hiệu quả. Hiệu quả đó không chỉ thể hiện trực tiếp bằng số lợi nhuận thu được qua các năm mà còn được thể hiện trong cơ cấu từng thành phần của tài sản và qua các chỉ tiêu đánh giá. Các chỉ tiêu tài chính về hoạt động quản lý sử dụng tài sản của Công ty đều có xu hướng cải thiện tốt hơn

đồng thời với quy mô tổng tài sản ngày càng được mở rộng đã cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả của Công ty.

Giai đoạn 2012-2014 là giai đoạn mà nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát cao, Công ty vẫn thực hiện sản xuất kinh doanh, quyết tâm thoát khỏi những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế, đó là do công sức cố gắng phấn đấu của tập thể cán bộ, công nhân viên đã đưa Công ty đi lên, cạnh tranh bằng chất lượng và uy tín của mình. Công tác quản lý tài sản đã góp phần tích cực trong việc tăng hiệu quả hoạt động của Công ty, thúc đẩy lợi nhuận, đảm bảo sản xuất thông suốt, không bị tắc nghẽn, ứ đọng.

Khi xem xét đến các nhân tố làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản, ngoài năng lực quản lý và sử dụng tài sản của mỗi doanh nghiệp phản ảnh trình độ của nhà quản lý thì các nhân tố khách quan cũng tác động đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Dù năng lực của nhà quản lý có tốt đến đâu thì cũng không thể tránh khỏi các yếu tố khách quan mà chỉ có thể khắc phục hoặc định hướng để hạn chế những tác động tiêu cực, đồng thời cũng có thể tận dụng thời cơ đối với những nhân tố tích cực. Ở đây, để xem xét đến các nhân tố làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty, chúng ta sẽ lần lượt xét đến hai nhân tố khách quan và chủ quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng bạch đằng TMC (Trang 78 - 79)