Đơn vị tính: người, %
Năm 2009 2012 2013
Tổng số 511.100 100,0 548.400 100,0 562.200 100,0 Chưa tốt nghiệp tiểu học 123.687 24,2 115.972 21,2 117.414 20,9 Tốt nghiệp tiểu học 176.330 34,5 199.884 36,4 201.151 35,8 Tốt nghiệp THCS 124.197 24,3 139.638 25,4 144.549 25,7 Tốt nghiệp THPT 86.887 17,0 92.930 17,0 99.087 17,6
Nguồn: Tổng điều tra dân số 2009, Tổng cục thống kê; và Số liệu thống kê lao động – việc làm 2012, 2013 của Sở Lao động –TB&XH tỉnh Bình Phước.
Từ số liệu trên cho thấy: xu hướng chung là NNL chưa tốt nghiệp tiểu học giảm dần về tỷ lệ và quy mô từ năm 2009 đến năm 2012; nếu năm 2009 tỷ lệ NNL chưa tốt nghiệp tiểu học chiếm 24,2%, với quy mô là 123.687 người, thì tương ứng với nó trong năm 2012 là 21,2% và 115.972 người; đến năm 2013, thì tỷ lệ NNL chưa tốt nghiệp tiểu học là 20,9%, vẫn giảm so với năm 2012, nhưng quy mô tăng nhẹ, nếu năm 2012 là 115.972 người thì năm 2013 là 117.414 người, tăng hơn 1.442 người so với năm 2012.
Trong khi đó, NNL tốt nghiệp tiểu học có xu hướng tăng về quy mô qua các năm nhưng về tỷ lệ có giảm nhẹ vào năm 2013 so với năm 2012; nếu năm 2012 tỷ lệ NNL tốt nghiệp tiểu học 36,4% thì năm 2013 là 35,8% (do quy mô NNL chưa tốt nghiệp tiểu học tăng lên trong khoảng thời gian này). Còn đối với NNL tốt nghiệp THCS và tốt nghiệp THPT đều có xu hướng tăng dần lên kể cả tỷ lệ lẫn quy mô, năm sau cao hơn năm trước.
Các tỷ lệ trên còn chuyển biến theo đơn vị hành chính các huyện, thị trong tỉnh (gồm 07 huyện và 03 thị xã), theo nông thôn – thành thị, nam – nữ. Tỷ lệ NNL chưa tốt nghiệp tiểu học cao nhất trong tỉnh thuộc huyện Lộc Ninh và huyện Bù Đốp (26,8% và 25,3%), trong khi đó tỷ lệ thấp nhất thuộc 03 thị xã trong tỉnh (thị xã Đồng xoài: 10,3%, thị xã Phước Long: 13% và thị xã Bình Long: 13,2%). Tỷ lệ NNL tốt nghiệp THCS cao nhất thuộc thị xã Bình Long (31,5%) và tỷ lệ thấp nhất vẫn thuộc về huyện Lộc Ninh (20,5%). Tỷ lệ NNL tốt nghiệp THPT cao nhất thuộc thị xã Đồng Xoài (31,9%) và tỷ lệ thấp nhất thuộc về 02 huyện Bù Đốp, Hớn Quản và Bù Gia Mập (đều có tỷ lệ là 12,7%) [33, tr 10]. Như vậy, giữa các đơn vị hành chính trong tỉnh tồn tại sự chênh lệch về trình độ học vấn, tỷ lệ học vấn cao trong NNL thuộc 03 thị xã Đồng Xoài, Phước Long và Bình Long, thấp ở các huyện Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập và Hớn Quản (đây là những huyện thuộc vùng sâu, vùng xa,
vùng biên giới giáp với vương quốc Campuchia hoặc huyện mới thành lập, do đó điều kiện còn khó khăn về mọi mặt, từ kinh tế, kết cấu hạ tầng …).
So sánh giữa nông thôn và thành thị, có thể thấy NNL ở thành thị có học vấn cao hơn hẳn so với ở nông thôn. Người ta cho rằng, sự chênh lệch lớn về trình độ học vấn giữa lao động nông thôn và thành thị vẫn có xu hướng tiếp tục không giảm trong những năm tới ở tỉnh Bình Phước. Sự chênh lệch đó thể hiện thông qua tỷ lệ NNL chưa tốt nghiệp tiểu học ở thành thị chỉ bằng 1/8 ở nông thôn (11,04% và 88,96%). Tỷ lệ NNL tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở ở nông thôn cao hơn nhiều thành thị (83,18%; 80,03% và 16,82%; 19,97%). Tỷ lệ NNL tốt nghiệp trung học phổ thông ở nông thôn vẫn cao hơn thành thị nhưng không chênh lệch cao như ở tỷ lệ NNL tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở (68,28% và 31,72%) [33, tr 12].
Tỷ lệ các bậc học đối với nam và nữ cũng có sự cách biệt. Tỷ lệ chưa tốt nghiệp tiểu học của nữ cao hơn nam (57,4% và 42,6%); tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học giữa nam và nữ gần như tương đồng nhau (50,4% và 49,6%). Tuy nhiên, đến trung học cơ sở và trung học phổ thông tỷ lệ nam tốt nghiệp cao hơn nữ (53,2%; 52,1% và 46,8%; 47,9%) [33, tr 12]. Căn cứ vào các số liệu trên cho thấy, ở cấp học tiểu học giữa nam và nữ chưa có sự khác biệt nhiều, tức là có sự bình đẳng về việc đến trường, cả nam và nữ đều có cơ hội đi học như nhau. Tuy nhiên, đến những bậc học: trung học cơ sở, trung học phổ thông việc đi học của nam và nữ có sự khác biệt, tỷ lệ nam cao hơn nữ và tỷ lệ khác biệt này càng tăng ở các cấp học cao hơn giữa thành thị và nông thôn.
Qua các số liệu trên có thể rút ra các nhân xét sau: Một là, xu hướng lao động có trình độ học vấn trong cơ cấu NNL đang tăng lên theo từng năm (nhất là lao động tốt nghiệp THPT), điều này cho biết chất lượng NNL của Bình Phước không ngừng nâng cao do các kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội được tăng cường.
Hai là, sự chênh lệch trình độ học vấn của lao động cấu thành NNL giữa các huyện, thị trong tỉnh đã phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các huyện, thị đó không đồng đều. Do đó, để nâng cao chất lượng NNL của toàn bộ lĩnh vực kinh tế trong tỉnh, thì việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, kém phát triển và thực hiện phổ cập giáo dục các cấp học trở thành nhiệm vụ cấp bách.
Ba là, sự chênh lệch trình độ học vấn của NNL giữa nông thôn và thành thị, giữa nam và nữ không chỉ phản ánh nhận thức của xã hội, của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh và sự quan tâm của chính quyền địa phương chưa đầy đủ nên gây ra sự thiếu hụt trình độ học vấn trong một bộ phận lớn NNL của tỉnh làm cho việc tiếp thu khoa học – kỹ thuật và công nghệ, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp bị hạn chế.
b.Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực Bình Phước
- Đặc điểm chung về lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong cơ cấu nguồn nhân lực Bình Phước
Qua số liệu thống kê (bảng 3.7) ta thấy, đặc điểm nổi bật là số lao động không có CMKT ngày càng giảm, lao động có CMKT tăng: năm 2009 lao động có CMKT chiếm 25,3% lực lượng lao động xã hội (trong đó lao động có CMKT có bằng chỉ chiếm 12,3% so với lực lượng lao động xã hội) đến năm 2013 tỷ lệ này tăng lên tương ứng là 34,7% và 16,7%.
Bảng 3.7: Số lượng NNL từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ CMKT Đơn vị tính: người, % Năm 2009 2012 2013 Tổng số 511.100 100,0 548.400 100,0 562.200 100,0 Không có CMKT 381.791 74,7 370.541 67,6 369.072 65,3 Có trình độ sơ cấp, học nghề trở lên 129.309 25,3 177.857 32,4 193.128 34,7 Trong đó: CNKT có bằng trở lên 62.866 12,3 86.494 15,7 91.932 16,7
Nguồn: Tổng điều tra dân số 2009, Tổng cục thống kê; và Số liệu thống kê lao động – việc làm 2012, 2013 của Sở Lao động –TB&XH tỉnh Bình Phước
Như vậy, tỷ lệ lao động có CMKT (có bằng hoặc chứng chỉ) trong LLLĐ xã hội của tỉnh Bình Phước so với các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ còn khoảng cách tương đối xa, và thấp hơn mức tỷ lệ chung của cả nước. Ở các tỉnh trong vùng, tỷ lệ này khoảng 22,5 – 35,6% [45]. Song ở tỉnh Bình Phước còn có sự chênh lệch giữa các đơn vị hành chính, giữa nông thôn và thành thị, giữa nam và nữ ... Thị xã Bình Long và thị xã Đồng Xoài có số lao động có CMKT chiếm tỷ lệ cao nhất tỉnh (26,3% và 16,4%); còn huyện Bù Đốp và Bù Gia Mập là 02 huyện có tỷ lệ lao động có CMKT trong LLLĐ thấp nhất (8,1% và 10,7%) [33, tr 110].
Đặc biệt, sự chênh lệch về CMKT của lao động giữa nông thôn và thành thị cũng tồn tại sự khác biệt lớn. Nếu tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật của nông thôn chiếm 86,5%, thì ở thành thị tỷ lệ này là 70,8%. Ngoài ra, tỷ lệ CNKT ở thành thị chiếm tới 21,8%, còn ở nông thôn lại chỉ có 6,8%, một tỷ lệ chênh lệch rất cao [33, tr 110]. Với trình độ của NNL ở nông thôn như vậy rất khó thực hiện được sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, đối với khu vực vày đòi hỏi phải quan tâm hơn nữa sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Sự chênh lệch này cũng tồn tại giữa LLLĐ nam và nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động có CMKT ở nam cao hơn nữ nhưng tương đối gần bằng nhau
(16,6% và 15,7%). Ngược lại, tỷ lệ CNKT ở nam thấp hơn nữ và mức chênh lệch cũng không đáng kể (9,6% và 10,4%) [33, tr 110]. Điều này cho thấy, công tác bình đẳng giới được Đảng, chính quyền địa phương của tỉnh quan tâm thực hiện tốt. Với tỷ lệ lao động có CMKT trong LLLĐ của tỉnh như vậy, nên tình trạng thiếu lao động có CMKT đang diễn ra một cách trầm trọng, nhất là ở những huyện, thị có các khu công nghiệp. Tình trạng thiếu hụt lao động có trình độ CMKT cũng gây khó khăn cho việc thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài vào trong tỉnh, hạn chế khả năng chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, hạn chế khả năng hấp thụ và tiếp nhận chuyển giao khoa học, công nghệ trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.
Như vậy, có thể nói, trong thời gian qua tỷ lệ lao động có trình độ CMKT của Bình Phước không ngừng tăng lên, điều đó chứng tỏ chất lượng NNL chung tăng lên, song so với yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, thì mức tăng còn chậm, gây tình trạng thiếu lao động được đào tạo ở Bình Phước một cách trầm trọng. Sự thiếu hụt NNL có trình độ CMKT và sự chênh lệch về trình độ chuyên môn của người lao động giữa các huyện, thị trong tỉnh, giữa nông thôn và thành thị đang là lực cản sự phát triển của tỉnh. Do đó, để đạt được mục tiêu đã đề ra cần phải tăng nhanh LLLĐ có trình độ CMKT.
- Thực trạng cơ cấu bậc đào tạo của lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong nguồn nhân lực
Ta biết rằng, chất lượng của NNL được thể hiện thông qua số lượng lao động có trình độ chuyên môn theo các bậc học. Bởi thông qua đó có thể hiểu một cách cụ thể về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cũng như cơ cấu giữa các loại lao động có CMKT trong NNL. Trong cấu thành chất lượng của NNL, tỷ lệ lao động có trình độ CMKT tăng dần qua các năm như đã phân tích ở trên, phản ánh một xu hướng tích cực cho quá trình phát triển kinh
tế xã hội của tỉnh. Nhưng vấn đề quan tâm hơn là thực tại biến động cơ cấu bậc đào tạo trong chất lượng NNL.
Theo kết quả thống kê, biến động của cơ cấu CNKT/THCN/cao đẳng, đại học theo hướng tăng tỷ lệ lao động có trình độ CNKT, ngược lại giảm tỷ lệ lao động có trình độ THCN, trong khi đó, tỷ lệ lao động có trình cao đẳng, đại học hầu như không thay đổi: năm 2009 cơ cấu này là 33,3%, 35,0% và 31,7%; năm 2013 là 42,0%, 26,5% và 31,5%. Tuy nhiên, đối với quy mô, thì lao động có trình độ CNKT, THCN, cao đẳng, đại học trở lên đều tăng dân lên hàng năm, năm sau cao hơn năm trước. Tổng thể cơ cấu CNKT/THCN/cao đẳng, đại học lần lượt qua các năm: năm 2009 là 1,05/1,1/1; năm 2012 là 1,37/0.85/1; và năm 2013 là 1,33/0,84/1 (xem bảng 3.8).
Bảng 3.8: NNL từ 15 tuổi trở lên có trình độ CMKT chia theo bậc học
Năm 2009 2012 2013
Ngƣời % Ngƣời % Ngƣời %
Tổng số 62.866 100 86.494 100 91.932 100
Trình độ CNKT 20.955 33,3 36.602 42,4 38.539 42,0 Trình độ THCN 21.997 35,0 23.034 26,6 24.696 26,5 Trình độ CĐ, ĐH trở lên 19.932 31,7 26.857 31,0 28.797 31,5
Nguồn: Tổng điều tra dân số 2009, Tổng cục thống kê; và Số liệu thống kê lao động – việc làm 2012, 2013 của Sở Lao động –TB&XH tỉnh Bình Phước.
Như vậy, cơ cấu CNKT/THCN/cao đẳng, đại học ở tỉnh Bình Phước trong thời gian qua và hiện nay cũng còn nhiều bất hợp lý (năm 2009 là 1,05/1,1/1; năm 2013 là 1,33/0,84/1; trong khi đó, cơ cấu này ở các nước thực hiện thành công CNH, HĐH là 10/4/1). Để đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, những năm tới tỉnh cần phải có kế hoạch tăng cường đào tạo nghề và THCN, cao đẳng, đại học còn phải tiếp tục duy trì, song phải đảm bảo nghiêm về chất lượng đào tạo.
- Thực trạng cơ cấu lĩnh vực đào tạo của NNL có trình độ CMKT
Sự mất cân đối không chỉ thể hiện ở cơ cấu bậc đào tạo, mà còn ở cơ cấu lĩnh vực đào tạo. Một số lĩnh vực chiếm tỷ lệ rất cao như y tế môi trường chiếm tới 55,95% năm 2012; 38,64% năm 2013, ngược lại lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật –công nghệ chiếm rất thấp, năm 2012 là 3,85% và 8,53%; thì năm 2013 có tăng lên nhưng không đáng kể, với tỷ lệ tương ứng là 5,51% và 11,65% (xem bảng 3.9).
Bảng 3.9: Cơ cấu lao động có trình độ CMKT đang làm việc chia theo lĩnh vực đào tạo Năm 2012 2013 Ngƣời % Ngƣời % Tổng số 86.454 100 89.280 100 Kinh tế - xã hội 15.563 18,00 22.458 25,15 Khoa học tự nhiên 3.332 3,58 4.924 5,51 Kỹ thuật – công nghệ 7.376 8,53 10.402 11,65
Nông, lâm, thủy sản, thú ý 11.806 13,65 16.992 19,03 Y tế môi trường và dịch vụ khác 48.377 55,95 34.540 38,64
Nguồn: Số liệu thống kê lao động – việc làm 2012, 2013 của Sở Lao động –TB&XH tỉnh Bình Phước.
Nhìn chung, biến động của lĩnh vực đào tạo ngày càng cân đối dần, hầu hết các lĩnh vực có xu hướng tăng, chỉ riêng lĩnh vực y tế môi trường và các dịch vụ khác có xu hướng giảm. Nếu các lĩnh vực kinh tế - xã hội; khoa học tự nhiên; kỹ thuật – công nghệ; và nông, lâm thủy sản, thú y năm 2012 lần lượt chiếm với tỷ lệ 18%; 3,58%; 8,53% và 13,65%; thì tương ứng năm 2013 là 25,15%; 5,51%; 11,65% và 19,03%. Trong khi đó, lĩnh vực y tế môi trường và các dịch vụ khác năm 2012 chiếm tới 55,95%, thì giảm xuống còn 38,84% vào năm 2013. Điều đó cho thấy, NNL có trình độ chuyên môn kỹ thuật thuộc
lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật – công nghệ có số lượng còn khiêm tốn. Đây là một vấn đề cần phải quan tâm, chú trọng trong thời gian tới, nếu không sẽ khó khăn trong quá trình phát triển các ngành khoa học - công nghệ cao, và tất yếu làm cản trở thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh, bởi đây là lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong các ngành này.
Ngoài ra, sự bất hợp lý cũng tồn tại ngay trong từng lĩnh vực đào tạo thể hiện ở lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm tỷ lệ trong các lĩnh vực đào tạo với cơ cấu như sau: kinh tế - xã hội là 67,9%; khoa học tự nhiên là 44,2%; kỹ thuật và công nghệ là 21,9%; nông, lâm thủy sản, thú y là 5,4%; và y tế môi trường và các dịch vụ khác là 14% (phản ảnh qua bảng 3.10).
Bảng 3.10: NNL có trình độ CMKT (có bằng hoặc chứng chỉ) đang làm việc chia theo lĩnh vực đào tạo và bậc đào tạo năm 2013 tỉnh Bình Phước
Đơn vị tính: Người, %
Stt Tình độ CMKT
Lĩnh vực đào tạo
Tổng số Kinh tế - xã hội Khoa học tự nhiên Kỹ thuật và công nghệ
Nông, lâm thủy sản, thú y Y tế môi trƣờng và dịch vụ khác 1 Tổng số 89280 100 22458 100 4924 100 10402 100 16992 100 34504 100 2 Đào tạo dưới 3 tháng 18079 20,24 170 0,75 3 0,06 2699 25,94 10862 63,92 4345 12,59 3 Sơ cấp nghề 16313 18,27 528 2,35 77 1,56 2061 19,81 3541 20,83 10106 29,28 4 Có bằng nghề dài hạn 3348 3,75 56 0,24 3 0,06 232 2,23 731 4,30 2326 6,74 5 Trung cấp nghề 9593 10,74 1614 7,18 805 16,43 1644 15,8 464 2,73 5066 1,68 6 Trung học chuyên nghiệp 13491 15,11 4001 17,81 1723 34,99 1175 11,29 435 2,56 6157 17,84 7 Cao đẳng nghề 1663 1,86 726 3,23 125 2,53 299 2,87 33 0,19 480 1,39