Khái quát quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bình Phước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bình Phước (Trang 45 - 49)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Bình Phƣớc

3.1.3. Khái quát quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bình Phước

Bình Phước

Ðầu năm 1997, tỉnh Bình Phước được tái lập. Thời điểm đó, Bình Phước là một trong những tỉnh nghèo cả nước; đời sống nhân dân trong tỉnh

gặp nhiều khó khăn. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt ở mức thấp là 1496,1 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 2,62 triệu đồng/năm. Cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu; đội ngũ cán bộ vừa thiếu, vừa yếu. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp chiếm hơn 70%, công nghiệp và dịch vụ quá nhỏ bé. Kết cấu hạ tầng thấp kém, chưa đồng bộ; di dân tự do ngày càng đông, đồng bào dân tộc ít người chiếm khoảng 20% với trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 20%.

Đứng trước nhiều khó khăn thử thách, nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, trong từng giai đoạn đã đánh giá sát tình hình thực tế, khai thác hiệu quả mọi nguồn lực, phát huy tối đa sự đồng tình của nhân dân và toàn Đảng bộ để tập trung thực hiện quá trình CNH, HĐH của tỉnh nhà theo đúng tinh thần nghị quyết của Đảng bộ tỉnh đề ra.

Trải qua hơn 15 năm (1997 -2013), thực hiện quá trình CNH, HĐH, kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ tăng trưởng cao (bình quân tăng 12,33%/năm), chính quá trình này đã làm thay đổi rõ rệt bộ mặt kinh tế xã hội của tỉnh. Tính đến năm 2013, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) theo giá thực tế đạt 38.512,6 tỷ đồng, tăng gấp 25,6 lần so với năm 1997. Như vậy, trong giai đoạn này, Bình Phước là tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá cao so với mặt bằng chung của cả nước (6,7%/năm).

Xét trong giai đoạn (2010 – 2013), giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của tỉnh, bình quân mỗi năm tăng 8,9%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,4% mỗi năm, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 9,9%/năm, khu vực ngoài quốc doanh tăng 13,5 %/năm và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 9,4%/năm. Tổng mức bán lẽ hàng hóa và doanh thu dịch vụ theo giá thực tế vào thời kỳ này cũng tăng bình quân 11,3%/năm; kinh ngạch xuất khẩu tăng bình quân 6,8%/năm [6, tr 187, 247, 274].

Sự phát triển kinh tế đã đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng của ngành nông, lâm, thủy sản trong cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh, tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng tăng dần (theo giá so sánh 1994): năm 2010 là 25,7%, năm 2011 là 28,12% và năm 2013 là 29,7% [6, tr 57]. Cơ cấu kinh tế này của tỉnh Bình Phước đang chuyển dịch theo hướng phù hợp với quá trình CNH, HĐH tỉnh.

Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phát triển nhanh góp phần quan trọng vào việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh qua các năm, bình quân trong giai đoạn (2005 – 2013) mỗi năm tăng trên 23,4% về số lượng doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp hoạt động cho lĩnh vực khoa học – công nghệ tăng rất nhanh (nếu năm 2005 chỉ có 8 doanh nghiệp, thì đến năm 2013 có đến 123 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này) [6, tr 96]. Cùng với đó, số dự án đầu tư nước ngoài (FDI) cũng tăng, năm 1997 có 01 dự án, với số vốn đăng ký 20,580 triệu USD, năm 2013 là 13 dự án, với số vốn đăng ký là 94,625 triệu USD; hiện toàn tỉnh có 111 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đăng ký hơn 906 triệu USD (14 dự án đầu tư cho nông, lâm, thủy sản, 94 dự án trong công nghiệp chế biến, chế tạo và xây dựng, và 03 dự án trong kinh doanh, dịch vụ) [6, tr 81-82]. Điều đáng chú ý là đầu tư những năm gần đây đã hạn chế vào các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động phổ thông như ngành may mặc, khai thác, thay vào đó chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp điện tử, linh kiện xe máy, ô tô, thiết bị văn phòng, máy tính… Cơ cấu này cho thấy, số doanh nghiệp và FDI đầu tư vào Bình Phước đang chuyển dịch mạnh theo hướng CNH, HĐH.

Tăng trưởng kinh tế nhanh đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa, làm tăng tỷ lệ dân cư sống ở thành thị, tạo điều kiện để nâng cao dân trí. Tại Bình Phước, tỷ lệ dân số sống ở thành thị năm 2000 là 14,1%; năm 2010 là 16,6%; năm 2013 tỷ lệ này là 16,9%, chứng tỏ tỷ lệ thành thị ở Bình Phước đang tăng lên

[6,tr 26]. Sự dịch chuyển dân cư này kéo theo sự dịch chuyển tăng lên của chất lượng NNL chung của cả tỉnh nhờ tiếp cận được với điều kiện sống văn minh đô thị mang lại.

Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng nhanh của GDP đã góp phần quyết định việc cải thiện đời sống của nhân dân lao động, làm thu nhập thực tế của người lao động được tăng lên hàng năm và các chỉ tiêu về đói nghèo, thất nghiệp, chăm sóc sức khỏe cũng không ngừng cải thiện. Kết quả thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm, theo giá thực tế năm 2013 là trên 41,78 triệu đồng, tăng 15,9% so với năm 1997. Tỷ lệ đói nghèo giảm một cách đáng kể, từ 20% năm 1997, hiện nay giảm còn 5,2% theo chuẩn mới; Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 3,9% (năm 2005) xuống 2,74% (năm 2013); Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm thích đáng, các dịch vụ ý tế ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu bảo vệ sức khỏe cho người dân.

Ngoài ra, trong từng giai đoạn, Tỉnh ủy đều có chương trình đột phá về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức và thu hút, phát triển nguồn nhân lực. Ðến nay, toàn tỉnh có 22 tiến sĩ, 191 thạc sĩ, số có trình độ đại học, cao đẳng là 28.343 người; đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện cơ bản đều đạt chuẩn, có 75% số cán bộ chủ chốt cấp xã đạt chuẩn theo quy định; góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình CNH, HĐH của tỉnh.

Những kết quả đạt được trong hơn 15 năm qua dù rất to lớn nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của tỉnh. Việc tổ chức thực hiện một số chương trình đột phá hiệu quả còn thấp. Năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của một số ngành, lĩnh vực trong sản xuất, kinh doanh hạn chế. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Trình độ phát triển kinh tế và công nghệ thấp. Bình Phước vẫn là tỉnh nghèo trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là người dân ở vùng

sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng nhu cầu phát triển…

Phát huy thành tựu đã đạt được, Bình Phước đang nỗ lực khắc phục những tồn tại, phấn đấu cùng cả nước vươn lên thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế xã hội với mục tiêu là: phát triển kinh tế nhanh và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát triển đô thị theo hướng CNH, HĐH;…tạo tiền đề vững chắc để đến năm 2020 Bình Phước cơ bản hoàn thành mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, trong đó cơ cấu kinh tế đến năm 2020: ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 19,5%, công nghiệp – xây dựng 43% và dịch vụ 37,5% trong GDP [38, tr 2].

Nhằm thực hiện tốt mục tiêu trên, thì tất yếu các nguồn lực về vốn, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, … phải được khai thác hiệu quả, đồng thời phải được đầu tư để nâng lên một tầm cao mới. Đối với vốn đầu tư cho toàn tỉnh năm sau cao hơn năm trước, mức tăng gấp 20% - 30%. Kết cấu hạ tầng không ngừng hoàn thiện, cung cấp đầy đủ điện, nước cho sản xuất và sinh hoạt, đường sá được nâng cấp, đi lại thuận tiện, rút ngắn thời gian, giảm chi phí lưu thông. Nguồn nhân lực đáp ứng cả về số lượng và chất lượng; nhất là chất lượng nguồn nhân lực, không chỉ nâng cao về mặt trí lực, mà cả mặt thể lực và tâm lực (phẩm chất đạo đức, kỷ luật lao động,…), bởi đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành công của quá trình CNH, HĐH.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bình Phước (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)