Quan điểm sử dụng giải pháp tài chính phát triển nhà ở cho người thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tài chính phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp ở việt nam (Trang 67 - 70)

3.1 Quan điểm, định hƣớng sử dụng giải pháp tài chính phát triển nhà ở cho

3.1.2 Quan điểm sử dụng giải pháp tài chính phát triển nhà ở cho người thu

thu nhập thấp ở Việt Nam

Có chỗ ở thích hợp và an toàn là một trong những quyền cơ bản, là điều kiện cần thiết để phát triển con ngƣời một cách toàn diện, đồng thời là nhân tố để phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển đất nƣớc. Phát triển nhà ở là trách nhiệm của Nhà nƣớc, của xã hội và của ngƣời dân.

Phát triển nhà ở nói chung, nhà ở cho ngƣời TNT nói riêng là một trong những nội dung quan trọng của chính sách phát triển kinh tế - xã hội; Nhà nƣớc ban hành chính sách thúc đẩy thị trƣờng nhà ở phát triển, đồng thời có chính sách thúc đẩy nhà ở cho các đối tƣợng chính sách xã hội , ngƣời có thu nhập thấp và ngƣời nghèo gặp khó khăn về nhà ở nhằm góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển đô thị, nông thôn theo hƣớng văn minh hiện đại.

Phát triển nhà ở phải tuân thủ pháp luật về nhà ở,quy hoạch , kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; phát triển nhà ở trên cơ sở sử dụng tiết kiệm nguồn lực, đặc biệt là tài nguyên đất đai; tăng cƣờng công tác quản lí xây dựng nhà ở; chú

trọng phát triển nhà chung cƣ, nhà ở để cho thuê, kể cả khu vực nhà nƣớc và tƣ nhân.

Phát triển nhà phải đảm bảo an toàn và đáp ứng điều kiện về chất lƣợng xây dựng, kiến trúc, cảnh quan, tiện nghi và môi trƣờng... đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Từ những quan điểm chung đã nêu trên, một chiến lƣợc hành động của Nhà nƣớc đƣợc đƣa ra: Tập trung nghiên cứu sửa đổi, bổ sung đồng bộ các cơ chế, chính sách về quy hoạch, đất đai, tài chính và khoa học công nghệ, xây dựng kế hoạch để huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở theo cơ chế thị trƣờng; đồng thời xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp và chủ động triển khai các chƣơng trình phát triển nhà ở phục vụ các đối tƣợng chính sách xã hội, ngƣời có thu nhập thấp gặp khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị.

Tăng tỷ trọng nhà ở chung cƣ, đẩy mạnh phát triển nhà ở cho thuê tại khu vực đô thị, bao gồm nhà ở cho thuê giá rẻ do Nhà nƣớc đầu tƣ và nhà ở cho thuê thƣơng mại do các thành phần kinh tế đầu tƣ có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc; phấn đấu thực hiện đầu tƣ xây dựng mới nhà ở mỗi năm khoảng 100 triệu m2

sàn, trong đó tối thiểu khoảng 20% diện tích sàn trong các dự án phát triển nhà ở tại khu vực đô thị dành cho các đối tƣợng chính sách xã hội, ngƣời có thu nhập thấp.

Các chỉ tiêu phát triển nhà ở, trong đó có chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội cho từng nhóm đối tƣợng phải đƣợc xác định cụ thể trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng hàng năm và từng giai đoạn để tổ chức triển khai, đồng thời là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền giám sát, đánh giá kết quả thực hiện.

Với những bất cập đã phân tích ở phần thực trạng và số liệu dự báo về nhu cầu nhà ở cho ngƣời TNT, trên cơ sở những quan điểm chung về phát

triển nhà ở nói trên, việc sử dụng giải pháp tài chính để phát triển nhà ở cho ngƣời TNT cần quán triệt những quan điểm cơ bản sau đây:

- Sử dụng công cụ tài chính phải tuân thủ quy luật thị trƣờng. Nhà ở nói chung và nhà ở cho ngƣời TNT nói riêng là một loại hàng hóa xã hội đặc biệt, cần thiết đến mức không thể thiếu đối với bất kỳ ai, nó chịu sự chi phối của quy luật thị trƣờng nên những ngƣời bị hạn chế về nguồn lực tài chính thì rất khó có khả năng tiếp cận nhà ở. Do đó, để ngƣời TNT có thể mua đƣợc nhà thì cần có sự hỗ trợ rất lớn của Nhà nƣớc và chính quyền các cấp. Các hỗ trợ chủ yếu về chính sách và thể chế, các hỗ trợ này tập trung vào việc tạo lập thị trƣờng nhà ở cho ngƣời TNT. Nói cách khác, các hỗ trợ về giá cả, lãi suất, và phƣơng thức thanh toán đều phải dựa trên cơ sở thị trƣờng. Điều này hết sức quan trọng bởi nhờ đó sẽ thúc đẩy một thị trƣờng nhà ở hiệu quả và tạo cơ hội cho hàng triệu ngƣời TNT đƣợc tham gia bình đẳng, họ sẽ tự giải quyết đƣợc vấn đề nhà ở cho chính mình.

- Cần phối hợp đồng bộ việc sử dụng công cụ tài chính với các cơ chế chính sách về đất đai, khoa học kỹ thuật, cơ cấu tổ chức, quản lý....

- Nhà nƣớc phải phát huy vai trò trung tâm của mình trong việc hoạch định và thực thi giải pháp tài chính phát triển nhà ở cho ngƣời TNT. Việc lựa chọn cách thức hỗ trợ phát triển nhà ở cho ngƣời TNT sao cho hiệu quả, đảm bảo tính công bằng, công khai, minh bạch: minh bạch các chính sách hỗ trợ nhà đầu tƣ, ngƣời thu nhập thấp; khắc phục tiêu cực, lạm dụng chính sách hỗ trợ là yếu tố then chốt khuyến khích thị trƣờng nhà ở nói chung và nhà ở cho ngƣời TNT nói riêng phát triển.

- Ƣu tiên hỗ trợ trực tiếp cho ngƣời TNT thay cho hỗ trợ gián tiếp thông qua các doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng chi trả, thanh toán nhà ở cho ngƣời TNT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tài chính phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp ở việt nam (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)