Định hướng giải pháp tài chính phát triển nhà ở cho người thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tài chính phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp ở việt nam (Trang 70 - 72)

3.1 Quan điểm, định hƣớng sử dụng giải pháp tài chính phát triển nhà ở cho

3.1.3Định hướng giải pháp tài chính phát triển nhà ở cho người thu nhập

thấp:

3.1.3.1 Mục tiêu phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp

Theo chiến lƣợc phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, mục tiêu phát triển nhà ở qua từng giai đoạn:

1) Mục tiêu đến năm 2015:

Diện tích nhà ở bình quân toàn quốc đạt khoảng 22 m2

sàn/ngƣời, trong đó tại đô thị đạt 26 m2/sàn và tại nông thôn đạt 19 m2

sàn/ngƣời; phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu 6 m2

sàn/ngƣời;

Trong giai đoạn 2011 - 2015, tiếp tục triển khai thực hiện các chƣơng trình phát triển nhà ở cho ngƣời TNT tại khu vực đô thị và hỗ trợ các hộ nghèo khu vực nông thôn; phấn đấu xây dựng tối thiểu khoảng 10 triệu m2 nhà ở cho ngƣời TNT để giải quyết chỗ ở cho ngƣời có thu nhập thấp tại khu vực đô thị (chủ yếu là nhà căn hộ chung cƣ); đáp ứng cho khoảng 60% số sinh viên, học sinh các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và 50% công nhân lao động tại các khu công nghiệp có nhu cầu về chỗ ở; hoàn thành việc hỗ trợ cho khoảng 400 nghìn hộ gia đình (theo chuẩn nghèo mới) tại khu vực nông thôn cải thiện nhà ở;

2) Mục tiêu đến năm 2020:

Diện tích nhà ở bình quân toàn quốc đạt khoảng 25 m2

sàn/ngƣời, trong đó tại đô thị đạt 29 m2

sàn/ngƣời và tại nông thôn đạt 22 m2 sàn/ngƣời; phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu 8 m2

sàn/ngƣời;

Trong giai đoạn 2016 - 2020, phấn đấu thực hiện đầu tƣ xây dựng tối thiểu khoảng 12,5 triệu m2

nhà ở cho ngƣời TNT tại khu vực đô thị; đáp ứng cho khoảng 80% số sinh viên, học sinh các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và khoảng 70% công nhân lao động tại các khu

công nghiệp có nhu cầu đƣợc giải quyết chỗ ở; hỗ trợ cho khoảng 500 nghìn hộ gia đình (theo chuẩn nghèo mới) tại khu vực nông thôn cải thiện nhà ở;

3.1.3.2 Các định hướng cơ bản

Đối với nhóm đối tƣợng là cán bộ, công chức, viên chức, nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ, ngƣời có TNT tại khu vực đô thị nhà nƣớc, Nhà nƣớc chủ động đầu tƣ phát triển quỹ nhà ở cho ngƣời TNT từ nguồn ngân sách nhà nƣớc để cho thuê, thuê mua; đồng thời ban hành các cơ chế, chính sách ƣu đãi để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ xây dựng nhà ở thu nhập thấp để bán, cho thuê, thuê mua.

“Khuyến khích vay tiền mua, sửa nhà” là một trong những nội dung định hƣớng Chính sách tài chính nhà ở quốc gia đến năm 2020 với mục tiêu xây dựng hệ thống tài chính nhà ở hiệu quả và tăng tỷ lệ sở hữu nhà ở của ngƣời dân. Theo đó, chính phủ khuyến khích các cá nhân, gia đình gửi tiết kiệm tại các NHTM và TCTD để mua và cải tạo nhà trong hệ thống ngân hàng và các TCTD. Các định chế tài chính, cá nhân tham gia các chƣơng trình hợp đồng tiết kiệm – nhà ở sẽ đƣợc hỗ trợ một phần lãi suất hoặc thƣởng tiết kiệm.

Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm khai thác và huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài nƣớc, vốn ODA cho phát triển nhà ở, đặc biệt là các nguồn tài chính trung và dài hạn theo hƣớng hình thành các quỹ đầu tƣ nhà ở và bất động sản, phát hành công trái, trái phiếu và các hình thức huy động vốn hợp pháp theo quy định của pháp luật;

Xây dựng hệ thống cho vay thế chấp nhanh gọn, hiệu quả, an toàn và dễ tiếp cận; đảm bảo việc kiểm soát và thu hồi nợ các khoản vay thế chấp; tiêu chuẩn hóa các công cụ và quy trình cho vay thế chấp nhà ở; xây dựng chính sách bảo hiểm, bảo lãnh, tín dụng nhà ở, kể cả tín dụng nhỏ, tín dụng

nhà ở nông thôn để phát triển nhà ở; tạo điều kiện cho các đối tƣợng chính sách xã hội đƣợc tiếp cận các nguồn vốn cho mục đích cải thiện nhà ở;

Bên cạnh đó có chính sách hỗ trợ về tài chính (Quỹ phát triển nhà ở, Quỹ tiết kiệm nhà ở và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật) để tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ cải thiện nhà ở.Thành lập Quỹ tiết kiệm nhà ở để góp phần tăng thêm nguồn cung về tài chính cho chủ đầu tƣ dự án phát triển nhà ở xã hội và các đối tƣợng gặp khó khăn về nhà ở;

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách về thuế nhà ở nhằm khuyến khích sử dụng có hiệu quả nhà ở và hạn chế đầu cơ, ƣu đãi thuế đối với các dự án phát triển nhà ở cho các đối tƣợng chính sách xã hội, nhà ở cho ngƣời có thu nhập thấp, nhà ở cho thuê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tài chính phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp ở việt nam (Trang 70 - 72)