Giải pháp vi mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh mê linh (Trang 56 - 70)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số kiến nghị cho công tác nâng cao chất lƣợng tín dụng ngắn hạn tại Agribank

4.2.2. Giải pháp vi mô

4.2.2.1. Về phía NHNo&PTNT Việt Nam

Ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa.

NHNo&PTNT Việt Nam đã có nhiều văn bản hƣớng dẫn việc thực hiện quy trình tín dụng. tuy nhiên một số quy định cụ thể về từng loại hình tín dụng ngắn hạn nhìn chung còn chƣa đầy đủ. Để việc cho vay đƣợc thực hiện đúng quy trình mà nhnn đặt ra, phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của nhno & ptnt việt nam. Ngân hàng nên có những văn bản hƣớng dẫn cụ thể hơn nữa đối với các loại tín dụng ngắn hạn... để giúp cán bộ tín dụng, nhất là những cán bộ tín dụng mới nắm bắt công việc đƣợc nhanh chóng, công việc cho vay đƣợc suôn sẻ và hiệu quả.

Có chính sách tuyển chọn, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ.

Một trong những thế mạnh của NHNo&PTNT Việt Nam so với các ngân hàng thƣơng mại khác là có một đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt huyết và có trình độ chuyên môn cao. Để phát huy hơn nữa thế mạnh này, NHNo&PTNT Việt Nam cần có chính sách đào tạo nâng cao trình độ cán bộ, đồng thời chú trọng đến việc gửi cán bộ đi đào tạo chuyên sâu, nghiên cứu tìm cách ứng dụng những nghiệp vụ mới mà các ngân hàng trên thế giới đã áp dụng. có chính sách tuyển chọn, đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ hợp lý, ngân hàng sẽ đảm bảo đƣợc vị thế của một trong những ngân hàng hàng đầu trong hệ thống ngân hàng việt nam.

Phát triển chiều sâu hợp tác quốc tế

Theo xu hƣớng toàn cầu hoá, NHNo&PTNT Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa những quan hệ hợp tác quốc tế để khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ bên ngoài, học tập công nghệ, tiến tới hội nhập sâu rộng với hệ thống ngân hàng thế giới.

4.2.2.2. Về phía Agribank CN Mê Linh

Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý

Hiện nay Agribank CN Mê Linh đã triển khai tốt công tác tiếp cận khách hàng, có đƣợc một chính sách khách hàng hợp lý, tuy nhiên Agribank CN Mê Linh cũng nên cũng cố hơn nữa công tác này để có thể thu hút đƣợc đông đảo khách hàng đến với ngân hàng.

Đối với các khách hàng truyền thống: Agribank CN Mê Linh cần thành

lập và duy trì quan hệ tín dụng ổn định và lâu dài và đặc biệt là các ngành thƣơng nghiệp, công nghiệp, giao thông... bên cạnh đó, Agribank CN Mê Linh cần từng bƣớc mở rộng cho vay đối với ngành xây dựng và các ngành khác.

Đối với khách hàng có khó khăn về tài chính, Agribank CN Mê Linh

cần đáp ứng dần những nhu cầu dịch vụ từ thấp đến cao, trên cơ sở vẫn đảm bảo an toàn tín dụng, không để xảy ra rủi ro. Nhƣ vậy Agribank CN Mê Linh vừa giúp đỡ đƣợc doanh nghiệp vừa tạo ra khách hàng tiềm năng tốt và lâu dài. Chi phí để giữ một khách hàng không nhỏ nhƣng chi phí để có một khách hàng mới lớn hơn nhiều. Do vậy việc xây dựng một chính sách khách hàng tốt, cũng cố và duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng cũ là một yếu tố hết sức quan trọng bên cạnh việc xây dựng chính sách khách hàng để mở rộng và thu hút thêm các đối tƣợng khách hàng mới.

Đối với khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tư nhân:

Agribank CN Mê Linh cần có những chính sách cụ thể để phát huy tiềm năng đối tƣợng khách hàng này. Mặc dù các doanh nghiệp này tiềm ẩn những rủi ro

rất cao cả từ phía nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, nhƣng không phải tất cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều làm ăn nhƣ vậy. Có rất nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có lãi và hoàn trả đầy đủ và đúng hạn các khoản vay ngân hàng. Trong thời kỳ nền kinh tế đang có nhiều chuyển đổi hiện nay, số lƣợng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đƣợc thành lập sẽ không ngừng tăng lên đáng kể. Nhiệm vụ trƣớc mắt đặt ra cho Agribank CN Mê Linh là tiếp tục mở rộng hình thức cho vay ngắn hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Đồng thời thực hiện các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay vốn tại ngân hàng.

Ngoài ra hiện nay trên thế giới các ngân hàng tiến hành cho vay tiêu dùng với tỉ trọng tƣơng đối, nhƣng tại Việt Nam hầu nhƣ hình thức cho vay này chỉ tồn tại ở ngân hàng thƣơng mại cổ phần, tại các NHTM Quốc doanh hầu nhƣ doanh số cho vay tiêu dùng là rất nhỏ bé. Đây là một hạn chế lớn, vì đây là một nguồn tạo thu nhập đáng kể cho ngân hàng. Các khoản vay này thƣờng rất nhỏ bé so với các khoản vay của doanh nghiệp, vì vậy khả năng quản lý tiền vay dễ dàng, hơn nữa với tốc độ phát triển kinh tế tƣơng ứng là sự đi lên của xã hội nhƣ hiện nay, nhu cầu mua sắm tiêu dùng của nhân dân tăng lên đáng kể, đáp ứng tốt lực lƣợng này, các ngân hàng có thể tăng thêm đáng kể thu nhập. Agribank CN Mê Linh nằm tại khu vực khá đông dân cƣ, gần các khu công nghiệp (KCN Quang Minh, KCN Bắc Thăng Long....), và cơ quan hành chính của Huyện Mê Linh do đó nhu cầu vay vốn tiêu dùng của dân cƣ là khá cao, nhƣng hiện nay Ngân hàng chƣa triển khai tốt loại hình cho vay này. Hy vọng trong tƣơng lai Agribank CN Mê Linh sẽ triển khai tốt hơn nữa cho vay tiêu dùng, nhằm tăng tối đa lợi nhuận thu đƣợc, đa dạng hoá các loại hình cho vay.

Tăng cƣờng quản lý món vay

Đối với NHTM, hoàn tất việc cho vay mới chỉ là bƣớc đầu của quy trình tín dụng. Một quy trình cho vay chỉ hoàn chỉnh khi khách hàng trả nợ và

ngân hàng tất toàn hồ sơ. Để nâng cao hơn nữa chất lƣợng tín dụng, hạn chế mức thấp nhất các rủi ro phát sinh và đề ra các biện pháp hữu hiệu xử lý món vay có vấn đề.

Giám sát món vay: sau khi giải ngân cho khách hàng, cán bộ tín dụng

phải thƣờng xuyên theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đánh giá tiến độ thực hiện của phƣơng án vay vốn. Việc này hết sức cần thiết vì nó giúp cho cán bộ tín dụng phát hiện sớm những vấn đề phát sinh, kịp thời đề ra các biện pháp xử lý thích ứng với tình hình. Tuy nhiên hiện nay ở nƣớc ta, các ngân hàng không đƣợc cung cấp đầy đủ và thƣờng xuyên thông tin từ phía khách hàng, nhất là thông tin về kế toán tài chính.

Để khắc phục tình trạng này, cán bộ tín dụng luôn tận dụng triệt để những lần gặp gỡ chủ doanh nghiệp khi họ đến ngân hàng trả lãi, khi đến thăm trực tiếp và cũng có thể thu thập thông tin từ những ngƣời biết doanh nghiệp, trong đó đến thăm trực tiếp nơi sản xuất kinh doanh sau khi doanh nghiệp hoàn tất việc thực thi dự án vay vốn, điều này hết sức quan trọng nó giúp cho cán bộ tín dụng biết đƣợc:

- Biết đƣợc tinh thần trách nhiệm của chủ doanh nghiệp đối với nợ vay ngân hàng qua thái độ làm việc với cán bộ tín dụng và những vấn đề có liên quan đến món vay, có sao nhãng việc trả nợ hay không?

-So sánh mức độ khác biệt giữa phƣơng án xin vay với thực tế, chiều

hƣớng tốt hay xấu? doanh số và quy mô hoạt động, doanh thu, lợi nhuận tăng hay giảm; sức cạnh tranh của hàng hoá nhƣ thế nào? có phải hạ giá bán một cách không bình thƣờng không?

-Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhƣ khả năng luân

chuyển tiền mặt có đáp ứng đƣợc cho hoạt động sản xuất kinh doanh và trả nợ đến hạn không? nợ phải thu nhiều hay ít, dễ thu hay khó thu, có quá phụ thuộc vào một con nợ không? xem xét biến động tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh ra sao. Có loại tài sản nào nhàn rỗi, giá trị có bị giảm xuống không?

-Đánh giá lại giá trị thực tế của tài sản đảm bảo nợ vay, xem giá trị đó có

đủ để thu hồi nợ hay không nếu xảy ra trƣờng hợp khách hàng vay mất khả năng thanh toán. Từ đó có những điều chỉnh kịp thời trong việc cung ứng vốn vay cho tƣơng ứng tài sản bảo đảm. Nếu giá trị tài sản bảo đảm giảm xuống, thoả thuận với khách hàng giảm mức dƣ nợ xuống đúng với quy định cho phép.

-Đặc biệt đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh, chủ doanh

nghiệp không tách bạch giữa ngân sách dùng cho sản xuất kinh doanh với ngân sách chi tiêu gia đình. Do đó cán bộ tín dụng phải khéo léo tìm hiểu xem chủ doanh nghiệp có biết cách điều hành sản xuất kinh doanh và quản lý chi tiêu hợp lý, nhằm hạn chế sự phụ thuộc.

Các thông tin trên đây phải đƣợc cán bộ thƣờng xuyên cập nhật dƣới dạng báo cáo và biên bản làm việc kèm trong hồ sơ vay vốn. Nắm tình hình một cách chắc chắn với một ý thức trách nhiệm cao là chìa khoá tốt nhất giúp cán bộ tín dụng quản lý chặt chẽ món vay cũng nhƣ phát hiện kịp thời và xử lý những món vay có vấn đề đạt hiệu quả mong muốn. Hạn chế đƣợc rủi ro đạo đức từ phía khách hàng vay vốn góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng cho ngân hàng.

Các biện pháp xử lý món vay có vấn đề: món vay có vấn đề ở đây đƣợc hiểu bao gồm món vay đã quá hạn và món vay tuy chƣa đến hạn nhƣng khách hàng có nguy cơ không trả đƣợc nợ do mất khả năng thanh toán, do thua lỗ hoặc do doanh nghiệp có biểu hiện vi phạm pháp luật. Xử lý món vay có vấn đề chính là áp dụng các biện pháp khác nhau để thu hồi nợ. Việc xử lý này đƣợc dựa trên nguyên tắc cơ bản là tận dụng hết lƣợng tiền mặt sẵn có, buộc doanh nghiệp bán sản phẩm hay cung ứng dịch vụ ở mức giá hợp lý tạo ra nhu cầu có khả năng thanh toán bằng tiền mặt; cần tận dụng hết tài sản có của doanh nghiệp, tìm cách chuyển hoá nhanh tất cả các loại tài sản đó thành tiền mặt tạo nguồn trả nợ cho ngân hàng. Xem xét các yếu tố liên quan đến tiền mặt để đƣa ra hƣớng xử lý thoả đáng.

Khi hoạt động sản xuất kinh doanh chính bị thất bại và chủ doanh nghiệp không còn nguồn thu nhập nào khác thì trƣớc hết ngân hàng tiến ngay các biện pháp cần thiết:

-Nếu doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động trong một thời gian có thể dự

đoán thì doanh nghiệp phải trả nợ theo lịch trình dựa trên nguồn thu nhập do hoạt động này tạo ra, tạm thời chƣa sử lý tài sản bảo đảm nhằm tránh quy trình thu nợ mất nhiều thời gian, tốn kém.

-Trong trƣờng hợp doanh nghiệp bị lỗ lớn không thể tiếp tục huy trì hoạt

động và cam kết xử lý tài sản để trả nợ thì ngân hàng có thể cho phép doanh nghiệp sử dụng số tiền sau khi bán tài sản để trả nợ trong một thời gian chấp nhận đƣợc. Việc này nhằm hạn chế sự thiệt hại cho doanh nghiệp do phải bán ngay tài sản ở mức giá quá thấp và không thể trả nợ ngân hàng.

Các biện pháp mang tính thƣơng lƣợng trên đây chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp thực sự có tiền nhƣng thiếu biện pháp trả nợ. Ngƣợc lại với bất kỳ lý do không chính đáng nào cho thấy doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết của mình, vi phạm nghiêm trọng hợp đồng tín dụng thì ngân hàng áp dụng biện pháp kiên quyết thu hồi nợ, kể cả đƣa hồ sơ ra cơ quan pháp luật cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Đa dạng hóa phƣơng thức cho vay ngắn hạn.

Nền kinh tế càng phát triển, lƣợng cho vay của các NHTM càng tăng nhanh và loại hình cho vay càng trở nên vô cùng đa dạng. Xu hƣớng cho vay chuyển dần từ cho vay ngắn hạn sang cho vay dài hạn. Khu vực ngắn hạn nhƣờng chỗ cho thị trƣờng tài chính - tiền tệ cung ứng. Với hình thức cho vay ngắn hạn hiện nay ngƣời ta gọi là “tín dụng ứng trƣớc” nghĩa là vốn vay đƣa ra lƣu thông không tƣơng xứng với một lƣợng hàng hoá nào, việc luân chuyển vốn tách rời việc luân chuyển vật tƣ hàng hoá. Tuy nhiên phƣơng pháp này đã gặp phải một số hạn chế sau: rủi ro tập trung vào một khách hàng, hàng hoá

luân chuyển chƣa tƣơng xứng với sự luân chuyển vốn tín dụng. Để khắc phục tình trạng này Agribank CN Mê Linh nên mở rộng hình thức cung ứng vốn bằng hình thức chiết khấu thƣơng phiếu. Hình thức này cho phép mở rộng việc mua bán chịu giữa các doanh nghiệp với nhau, sự tham gia của ngân hàng thúc đẩy lƣu chuyển hàng hoá giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế. không những thế nó còn đƣợc coi là một nghiệp vụ ít rủi ro, vì chiết khấu là một hợp đồng đƣợc phép truy đòi, vì vậy khi ngân hàng không thu đƣợc nợ của ngƣời phát hành chứng từ đó thì có thể đòi ở những ngƣời liên đới trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Trong trƣờng hợp cần thiết, các tổ chức tín dụng có thể tái chiết khấu tại NHNN khi chứng từ có giá đến hạn thanh toán.

Chiết khấu không làm đóng băng vốn của ngân hàng: do thời hạn ngắn lại có thể chiết khấu trong trƣờng hợp cần thiết nên khoản vốn của ngân hàng nhanh chóng đƣợc giải phóng, nâng cao tính thanh khoản trong quản lý tài sản có của ngân hàng. Mặt khác trong ngắn hạn cũng giúp cho ngân hàng dự đoán đƣợc sự phát triển của nền kinh tế khi quyết định có chiết khấu hay không.

Tạm ứng vốn trong nghiệp vụ chiết khấu sẽ tạo ra tiền gửi - nguồn vốn của ngân hàng: khi thực hiện chiết khấu, số tiền cấp cho khách hàng đƣợc chuyển sang tài khoản tiền gửi. Số tiền này có thể chƣa đƣợc sử dụng toàn bộ, nhƣ vậy đã tạo ra nguồn vốn trong ngân hàng, đồng thời ngân hàng cũng đƣợc hƣởng toàn bộ tiền lãi thu trên số tiền ứng cho khách hàng.

Hiện nay hoạt động này chƣa đƣợc sử dụng tại Agribank CN Mê Linh bởi sự thiếu hụt về nhân lực cũng nhƣ năng lực của cán bộ tín dụng chƣa hiểu rõ về nghiệp vụ. Với những ƣu điểm đã nói trên, rõ ràng chiết khấu thƣơng phiếu là một nghiệp vụ tín dụng có lợi cho Agribank CN Mê Linh. Mở rộng và nâng cao hiệu quả làm việc của phƣơng pháp này sẽ nâng cao chất lƣợng tín dụng ngắn hạn tại Agribank CN Mê Linh.

Đào tạo đội ngũ chuyên môn nghiệp vụ, năng nổ, nhiệt tình, trung thực.

Hoạt động kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực đặc biệt bởi hàng hoá là tiền tệ, có tính nhạy cảm cao. Vì vậy, rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là rất lớn và hết sức đa dạng. Ngoài những rủi ro khách quan, do vô tình hay do sự yếu kém của ngân hàng và đối tác, còn có trƣờng hợp do trình độ hạn chế và hành vi gian lận của cán bộ tín dụng. Khi cán bộ tín dụng cố ý làm sai thì hậu quả thật khó lƣờng, bởi hàng ngày, hàng giờ những con ngƣời đều tiếp xúc với tiền. Do vậy ngăn ngừa các hành vi vi phạm cũng nhƣ xây dựng một đội ngũ cán bộ giỏi yêu nghề cần phải có những giải pháp đồng bộ:

* Cần tuyển chọn cán bộ một cách cẩn trọng, tránh tuyển những ngƣời có tƣ cách không tốt. Tuyển chọn phải trên cơ sở yêu cầu của từng loại công việc và có tiêu chuẩn rõ ràng. Những cán bộ ngân hàng, cán bộ quản lý điều hành hoặc trực tiếp tác nghiệp trong lĩnh vực tín dụng cần có tiêu chuẩn chung là:

-Lập trƣờng tƣ tƣởng vững vàng với mục tiêu phát triển nền kinh tế hàng

hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc, theo định hƣớng XHCN.

-Phải có kiến thức nghiệp vụ chuyên môn giỏi, nắm bắt nhanh nhạy đầy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh mê linh (Trang 56 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)