Thực trạng hoạt động cho vay xây dựng nông thôn mới tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay xây dựng nông thôn mới tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 40)

Lâm Đồng từ 2010 đến nay

Trên địa bàn tỉnh các TCTD có hoạt động trên địa bàn là 40 chi nhánh trong đó gồm 17 Chi nhánh NHTM, 01 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội, 01 chi nhánh quỹ tín dụng nhân dân trung ương, 19 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và 02 phòng giao dịch của chi nhánh NHTMCP Đông Á Đăk Lăk. Ngoài ra còn có các định chế đang tham gia vào thị trường huy động vốn như Kho Bạc Nhà nước, Bưu Địện, Bảo Hiểm…

Tính đến 31/12/2011, số lượng chi nhánh:17 chi nhánh; Trong đó: của Agribank là 01 chi nhánh. Số lượng phòng giao dịch: 77; Trong đó: của Agribank 15 Phòng giao dịch.

Hoạt động của các TCTD trên địa bàn ngày càng được mở rộng, các chỉ tiêu về nguồn vốn và dư nợ đều tăng trưởng qua các năm, cụ thể nguồn vốn huy động tăng trưởng bình quân trên 25%/năm, tổng dư nợ tăng trưởng bình quân trên 11%, tỷ lệ nợ xấu đến 30/06/2012 là 2.5% (thấp hơn mức NHNN cho phép là 3%) ( Xem bảng 2.1).

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động của các TCTD trên địa bàn Giai đoạn 2010-06/2012 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 30/06/2012 Tổng số Trong đó Agribank Lâm Đồng Tổng số Trong đó Agribank Lâm Đồng Tổng số Trong đó Agribank Lâm Đồng Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng Nguồn vốn 12.260 3.140 26 14.695 3.937 27 16.634 5.027 30 Tổng dư nợ 18.241 5.557 30 20.231 6.117 30 19.629 6.227 32 Nợ xấu 366 89 24 395 83 21 492 84 17

(Nguồn: Báo cáo NHNN chi nhánh Lâm Đồng [17])

Qua số liệu ở bảng trên cho thấy hoạt động của các TCTD trên địa bàn ngày càng được mở rộng, các chỉ tiêu về nguồn vốn và dư nợ đều tăng trưởng qua các năm, cụ thể nguồn vốn huy động tăng trưởng bình quân trên 25%/năm, tổng dư nợ tăng trưởng bình quân trên 11%/năm, tỷ lệ nợ xấu đến 30/06/2012 là 2.5% (mức NHNN cho phép là 3%).

2.2.1. Giới thiệu chung về Agribank Lâm Đồng

Agribank Lâm Đồng được thành lập theo quyết định số 603/NH-QĐ ngày 22/12/1990 của Thống đốc NHNN Việt Nam “Về việc thành lập chi nhánh ngân hàng nông nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc ngân hàng nông nghiệp Việt Nam”. Agribank Lâm Đồng là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, đại diện theo ủy quyền của Agribank, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp và chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Agribank Việt Nam; chịu trách nhiệm cuối cùng về các nghĩa vụ do sự cam kết của Agribank Lâm Đồng trong phạm vi ủy quyền. Agribank Lâm Đồng có con dấu riêng; có bảng cân đối tài sản và nhận khoán tài chính theo quy định của Agribank.

phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Trực thuộc chi nhánh có 11 chi nhánh loại 3 (chi nhánh huyện, thành phố) và 15 phòng giao dịch có trụ sở đặt tại trung tâm các thị trấn, thị tứ của các huyện và thành phố Đà Lạt, thuộc tỉnh Lâm Đồng. Tổng số cán bộ, nhân viên đến 30/06/2012 là 491 người, trong đó có 113 người thuộc diện lao động hợp đồng ngắn hạn, thời vụ.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy: Giám đốc là người trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm cuối cùng về mọi hoạt động của chi nhánh, giúp việc giám đốc có 04 phó giám đốc. Ngoài ra, chi nhánh còn có 08 phòng chuyên môn nghiệp vụ gồm: Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Tín dụng, Phòng Kế toán và Ngân quỹ, Phòng Kinh doanh ngoại hối, Phòng Điện toán, Phòng Dịch vụ và Marketing, Phòng Hành chính và Nhân sự, Phòng Kiểm tra và Kiểm soát nội bộ.

Những nhiệm vụ chủ yếu của chi nhánh: Nghiệp vụ huy động vốn; cho vay; kinh doanh ngoại hối; kinh doanh, cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác; thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ cấp tín dụng và các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác theo quy định của Agribank; bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh khác theo quy định của Agribank; tư vấn tài chính, tín dụng, xây dựng dự án cho khách hàng; cân đối, điều hoà vốn cho các đơn vị trực thuộc; thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi quản lý theo quy định…

Đến 30/06/2012, nguồn vốn huy động của Agribank Lâm Đồng đạt 5.027 tỷ đồng, tăng 2.574 tỷ đồng so với đầu năm 2010, dư nợ hữu hiệu đạt 6.227 tỷ đồng, tăng 1.443 tỷ đồng so với đầu năm 2010, nợ xấu chiếm tỷ lệ 1,35% trên tổng dư nợ. Agribank Lâm Đồng luôn là một chi nhánh NHTM hàng đầu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng xét cả về tỷ trọng nguồn vốn huy động và cho vay nền kinh tế. Mặc dù trong những năm gần đây thị phần huy động và cho vay của Agribank Lâm Đồng bị giảm sút do số lượng các chi nhánh NHTMCP mở tại Lâm Đồng ngày càng nhiều, nhưng đến 30/06/2012 thị phần vốn huy động vẫn chiếm tỷ trọng 30%, dư nợ

cho vay vẫn chiếm tỷ trọng 32% so với các TCTD trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Agribank Lâm Đồng vẫn là đơn vị có thị phần cao nhất so với các TCTD khác trên địa bàn. (Xem biểu đồ 2.1 và biểu đồ 2.2)

Biểu đồ 2.1 - Thị phần dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến 30/06/2012

Biểu đồ 2.2 - Thị phần huy động vốn của các TCTD trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến 30/06/2012

(Nguồn: Báo cáo NHNN chi nhánh Lâm Đồng[17])

Hoạt động cho vay xây dựng NTM tại Agribank Lâm Đồng được triển khai thực hiện từ năm 2010 theo sự chỉ đạo của Agribank, UBND và NHNN tỉnh Lâm Đồng. Ban đầu với tổng số là 12 xã trên toàn tỉnh, trong đó có một xã Tân Hội Huyện Đức Trọng là xã TW chọn làm điểm, còn lại 11 xã trên 11 huyện còn là do tỉnh Lâm Đồng lựa chọn. Năm 2012 tổng số xã được chọn xây dựng nông thôn mới trên toàn tỉnh được nhân rộng lên thành 41/118 xã với lộ trình xây dựng từ 2012- 2015.

Các nội dung cần hỗ trợ cho vay gồm:

1- Cho vay các chi phí sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp

2- Cho vay phát triển ngành nghề tại nông thôn

3- Cho vay đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn

5- Cho vay để kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

6- Cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn

7- Cho vay tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống nhân dân ở nông thôn

8- Cho vay theo các chương trình kinh tế của Chính phủ.

Hoạt động cho vay xây dựng NTM tại Agribank Lâm Đồng được đánh giá ở những góc độ có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp như sau:

2.2.2. Hoạt động cho vay xây dựng nông thôn mới tại Agribank Lâm Đồng 2.2.2.1. Nguồn vốn huy động

Chức năng chủ yếu của NHTM là đi vay để cho vay, điều này càng được khẳng định rõ nét hơn trong nền kinh tế thị trường. Do đó khả năng huy động các nguồn vốn trở thành một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sức mạnh và khả năng cạnh tranh của một NHTM.

Trong những năm qua, mặc dù nền kinh tế phải chịu sự tác động từ khủng hoảng kinh tế thế giới, song tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh vẫn không ngừng tăng trưởng, điều này đã cải thiện đáng kể khả năng tài trợ vốn cho nền kinh tế, nhất là đối với lĩnh vực xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh. (Xem bảng 2.2)

Bảng 2.2: Nguồn vốn huy động của Agribank Lâm Đồng giai đoạn 2010 – tháng 06/2012 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 2011 06/2012 Tổng vốn huy động của các TCTD trên địa bàn 12.260 14.695 16.634

Trong đó: Agribank Lâm Đồng 3.140 3.937 5.027 Tỷ trọng/Tổng nguồn vốn (%) 25,61 26,79 30,22 Tỷ lệ tăng nguồn vốn (%) 28,03 25,38 27,68

(Nguồn: Báo cáo Agribank Lâm Đồng[2])

Từ bảng 2.2 cho thấy, nguồn vốn huy động của Agribank Lâm Đồng qua các năm đều tăng, cụ thể: năm 2010 nguồn vốn huy động đạt 3.140 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 28,03%; năm 2011 nguồn vốn huy động đạt 3.937 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 25,38%; đến tháng 06/2012 nguồn vốn huy động đạt 5.027 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 27,68% so với đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng bình quân qua các năm là 27,03%.

Mặc dù nguồn vốn huy động của Agribank Lâm Đồng qua các năm đều tăng với mức bình quân là 27,03%, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của tỷ trọng nguồn vốn huy động tại chi nhánh so với các TCTD trên địa bàn thì lại tăng không đáng kể nếu không nói đến là thị phần huy động vốn lại bị chững lại qua các năm, tỷ lệ tăng trưởng bình quân về tỷ trọng huy động vốn qua các năm chỉ là 2,34%.

Thị phần huy động vốn của Agribank Lâm Đồng chưa được mở rộng nhiều bên cạnh các nguyên nhân khách quan như ngày càng có nhiều TCTD ra đời tác động đến cạnh tranh trong công tác huy động vốn, nguồn vốn tự lực tại địa phương còn hạn chế…một nguyên nhân quan trọng khác đó chính là nguyên nhân xuất phát từ phía Agribank Lâm Đồng. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng đặt ra cho chi nhánh trong thời gian tới để đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vay vốn phục vụ cho xây dựng NTM.

Về cơ cấu nguồn vốn huy động tại Chi nhánh - Vốn huy động phân theo tính chất tiền gửi

Việc xét vốn huy động phân theo tính chất tiền gửi giúp cho ngân hàng nhận biết được khách hàng tạo nguồn tiền gửi cho mình là đối tượng nào, qua đó có chiến lược huy động vốn thích hợp đặc biệt là những nguồn vốn có chi phí thấp để phục vụ cho vay xây dựng NTM. Nguồn vốn huy động phân theo tính chất tiền gửi của Agribank Lâm Đồng giai đoạn 2010-06/2012 được thể hiện tại bảng 2.3. (Xem bảng 2.3)

Bảng 2.3: Vốn huy động phân theo tính chất tiền gửi của Agribank Lâm Đồng giai đoạn 2010-06/2012

Đơn vị : tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo Agribank Lâm Đồng[2])

Qua số liệu ở bảng 2.3 trên cho thấy nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư luôn tăng qua các năm, cụ thể: năm 2010 nguồn vốn này đạt 2.544 tỷ đồng; năm 2011 tăng lên 3.422 tỷ đồng; và đến 06/2012 nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư đã đạt được con số là 4.529 tỷ đồng. Nếu so với năm 2010, nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư năm 2012 tăng 1.985 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng 178,03%. Tỷ lệ tăng

Chỉ tiêu Năm

2010 2011 06/2012 Tổng nguồn vốn huy động 3.140 3.937 5.027

Tiền gửi dân cư 2.544 3.422 4.529

Tỷ trọng (%) 81 86,9 90,09

Tiền gửi Tổ chức kinh tế 445 428 420

Tỷ trọng (%) 14,15 10,88 8,36

Tiền gửi, tiền vay các TCTD 27 34 32

Tỷ trọng (%) 0,85 0,87 0,63

Tiền gửi Kho Bạc Nhà Nước 124 53 46

trưởng bình quân qua các năm trong giai đoạn 2010-2012 của nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư là 33,43%, cao hơn so với tỷ lệ tăng trưởng bình quân tổng nguồn vốn huy động qua các năm của Agribank Lâm Đồng (27,03%).

Nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư không những tăng qua các năm mà tỷ trọng nguồn vốn này luôn cao nhất qua các năm. Năm 2010, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư là 81%, trong khi đó tỷ trọng từ tiền gửi TCKT là 14,15%, từ tiền gửi tiền vay các TCTD là 0,85% và từ tiền gửi Kho bạc Nhà nước là 4%. Năm 2011, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư là 86,9%, trong khi đó tỷ trọng từ tiền gửi TCKT là 10,88%, từ tiền gửi tiền vay các TCTD là 0,87% và từ tiền gửi Kho bạc Nhà nước là 1,35%. Đến tháng 06/2012, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư là đã tăng lên mức 90,09%, trong khi đó tỷ trọng từ tiền gửi TCKT là 8,36%, từ tiền gửi tiền vay các TCTD là 0,63% và từ tiền gửi Kho bạc Nhà nước là 0,92%.

Từ số liệu trên cho thấy nguồn vốn huy động trong thời gian qua của Agribank Lâm Đồng chủ yếu là từ tiền gửi dân cư. Đây là nguồn vốn có ưu điểm khá ổn định. Nguồn tiền gửi dân cư còn phản ánh phần nào sự tăng cường tích lũy tiết kiệm của người dân, với nguồn vốn này một khi sản xuất phát triển, thu nhập của nông dân tăng lên, đây sẽ là nguồn cung dồi dào để các TCTD huy động được một lượng vốn nhàn rỗi đáng kể. Khi huy động được một lượng vốn đáng kể thì bài toán vốn cho xây dựng NTM có thể đuợc giải quyết dễ dàng. Đây chính là sự tương tác qua lại giữa huy động vốn và cho vay đối với xây dựng NTM. Agribank Lâm Đồng cần quan tâm đến sự tương tác này để thực hiện tốt công tác huy động vốn trong thời gian tới.

Tuy nhiên, để đáp ứng đầy đủ vốn cho vay xây dựng NTM, không chỉ quan tâm đến công tác huy động từ dân cư mà cần phải tranh thủ tối đa các nguồn vốn của tổ chức kinh tế và các nguồn vốn khác. Mặc dù tính chất ổn định của các nguồn vốn này không cao bằng nguồn vốn huy động từ dân cư nhưng lại là những nguồn vốn có lãi suất thấp, đây chính là một yếu tố quan trọng trong việc tính toán hiệu quả hoạt động của Agribank Lâm Đồng.

- Vốn huy động phân theo kỳ hạn gửi

Giai đoạn 2010-06/2012, trong cơ cấu nguồn tiền gửi tại chi nhánh thì loại có kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới năm 2008 đã làm cho kinh tế trong nước có những biểu hiện bất ổn, tiền tệ thiếu ổn định, nguy cơ lạm phát cao luôn rình rập. Thêm vào đó là những biến động nhạy cảm từ giá vàng và ngoại tệ. Trong suy giảm kinh tế, lạm phát đe dọa thì người dân hầu như chỉ gửi tiền có kỳ hạn ngắn hoặc không kỳ hạn. Bảng 2.4 dưới đây cho thấy rõ hơn về vấn đề này (Xem bảng 2.4)

Bảng 2.4: Vốn huy động phân theo kỳ hạn gửi của Agribank Lâm Đồng giai đoạn 2010-06/2012

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2010 2011 06/2012

Tổng nguồn vốn huy động 3.140 3.937 5.027

Tiền gửi không kỳ hạn 648 639 598

Tỷ trọng (%) 20,64 16,23 11,89

Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 2.126 2.975 3.880

Tỷ trọng (%) 67,70 75,55 77,18

Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 366 323 549

Tỷ trọng (%) 11,66 8,22 10,93

(Nguồn: Báo cáo Agribank Lâm Đồng[2])

Qua số liệu bảng 2.4 cho thấy nguồn vốn huy động tại chi nhánh qua các năm thì tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất, cụ thể:

Năm 2010 với số tiền là 2.126 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 67,7%, trong khi đó loại tiền gửi không kỳ hạn chỉ huy động được 648 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 20,64% và loại tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên huy động được 366 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 11,66%.

Năm 2011 với số tiền là 2.975 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 75,55%, trong khi đó loại tiền gửi không kỳ hạn chỉ huy động được 639 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 16,23%

và loại tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên huy động được 323 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 8,22%.

Tháng 06/2012 với số tiền là 3.880 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 77,18%, trong khi đó loại tiền gửi không kỳ hạn chỉ huy động được 598 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 11,89% và loại tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên huy động được 549 tỷ đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay xây dựng nông thôn mới tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)