Giải pháp về huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay xây dựng nông thôn mới tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 83 - 85)

3.2. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho vay xây dựng nông thôn

3.2.1. Giải pháp về huy động vốn

xây dựng NTM, đối với Agribank Lâm Đồng, qua thực tế nghiên cứu tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn như sau:

trong những giải pháp hàng đầu, đồng thời nâng cao tiện ích của các sản phẩm huy động vốn để có thể thu hút được một lượng vốn tối đa vào ngân hàng. Có thể áp dụng, mở rộng và hoàn thiện các sản phẩm huy động vốn như: Tiết kiệm có kỳ hạn rút gốc linh hoạt; Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất thả nổi; Tiết kiệm gửi góp không theo định kỳ; Tiết kiệm gắn với mục đích sử dụng tiền, Tiền gửi đầu tư tự động.

Hiện nay, hầu hết các sản phẩm huy động vốn của Agribank đều chưa có quy trình hướng dẫn cũng như chương trình phục vụ việc chuyển quyền sở hữu cho người gửi tiền, do đó trong thời gian tới Agribank Lâm Đồng cần quan tâm để triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Ngoài ra cũng cần đa dạng hoá các kỳ hạn gửi tiền: hiện nay các kỳ hạn gửi tiền chủ yếu là 1, 2, 3, 6, 9, 12, 18 và 24 tháng, do đó cần đưa ra nhiều kỳ hạn hơn chẳng hạn 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần hoặc các kỳ hạn trên 24 tháng.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục nâng cao tiện ích sử dụng các sản phẩm tiền gửi để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng như một số sản phẩm tiền gửi có thể gửi nhiều nơi, rút bất cứ nơi nào trong hệ thống ngân hàng; tài khoản Tiền gửi thanh toán có thể truy vấn hoặc thực hiện giao dịch thanh toán thông qua Mobile Banking, Intrenet Banhking, hoặc kết nối thanh toán...

Hai là, xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt, chủ động, đáp ứng kịp thời sự biến động của thị trường; cần xác định lãi suất phải theo tín hiệu thị trường, trên các nguyên tắc đảm bảo được lợi ích của người gửi tiền, lợi ích ngân hàng và lợi ích người vay tiền. Cụ thể là: (i) Đảm bảo ngân hàng kinh doanh có lãi; (ii) Đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng thuận lợi và có điều kiện phát triển và (iii) Dựa trên mối quan hệ giữa cung và cầu về vốn.

Ba là, mở rộng huy động vốn ở ngoài địa bàn. Cần chủ động tiếp cận với các khách hàng ở ngoài địa bàn để huy động vốn, đặc biệt là những địa bàn có nền kinh tế phát triển như TP. Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội hoặc những địa bàn lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu.

trong và ngoài nước như: nguồn vốn từ Kho bạc nhà nước, Bảo hiểm xã hội, nguồn cho vay tái cấp vốn của NHNN, vốn vay ngân hàng nước ngoài, nguồn vốn tài trợ từ dự án WB, ADB và các tổ chức phi Chính phủ khác…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay xây dựng nông thôn mới tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)