Định hướng hoạt động cho vay xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay xây dựng nông thôn mới tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 80 - 83)

3.1.1. Định hướng hoạt động cho vay xây dựng nông thôn mới của Agribank.

Căn cứ những kinh nghiệm đúc rút sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Căn cứ nhiệm vụ mục tiêu của chương trình và định hướng phát triển kinh tế xã hội tại các xã xây dựng NTM, định hướng hoạt động cho vay xây dựng NTM của Agribank Việt Nam là:

- Tiếp tục giữ vững vị thế là NHTM hàng đầu, đóng vai trò chủ đạo, chủ lực trên mặt trận phát triển nông nghiệp và nông thôn và xây dựng NTM. Tiếp tục chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc Agribank trên toàn quốc chủ động, phối hợp với Ban chỉ đạo địa phương để nắm bắt Chương trình phát triển kinh tế xã hội, nắm bắt tiến độ thực hiện các tiêu chí NTM tại các xã này. Xác định được các dự án phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống,...trên cơ sở đó xác định nhu cầu vốn tín dụng và chủ động cân đối nguồn vốn đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Trường hợp các chi nhánh có khó khăn Agribank sẽ ưu tiên cân đối vốn để giải quyết nhu cầu cho các xã xây dựng NTM.

- Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, đúc rút kinh nghiệm trong việc phối hợp và chỉ đạo hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các chi nhánh trên toàn quốc tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020.

- Triển khai có hiệu quả đề án “Agribank mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến 2010 và định hướng đến 2020”. Báo cáo Chính Phủ, NHNN cấp vốn bổ sung cho Agribank nhằm tạo điều kiện thực hiện tốt Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM [1].

3.1.2. Định hướng hoạt động cho vay xây dựng nông thôn mới của tỉnh Lâm Đồng.

Hưởng ứng phong trào thi đua cả nước chung tay xây dựng NTM theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM của tỉnh Lâm Đồng đã đưa ra định hướng hoạt động đầu tư xây dựng NTM giai đoạn 2012- 2020 như sau:

- Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, bền vững, ứng dụng nhanh và kịp thời các thành tựu khoa học – công nghệ nhất là công nghệ sinh học để đạt hiệu quả và giá trị cao, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Nông dân có cuộc sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao, hài hòa giữa các vùng; tạo sự chuyển biến nhanh ở các vùng còn nhiều khó khăn để thu hẹp dần khoảng cách so với các đô thị. Nông thôn có cơ cấu kinh tế, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng phát triển và từng bước hiện đại, xã hội ổn định, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ.

- Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế nông thôn: Tiếp tục rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc nhằm thu hút đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, bảo quản chế biến nông lâm sản, đầu tư kinh tế rừng và xây dựng khai thác công trình thủy lợi, nước sinh hoạt, đường giao thông và chợ nông thôn. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn tập trung cho các công trình trọng điểm, nhất là các công trình thủy lợi; triển khai thực hiện có hiệu quả công tác hỗ trợ chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi thông qua các chương trình, dự án; tiếp tục huy động

các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong khâu sản xuất, cải thiện cơ bản về đời sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo tới mức thấp nhất.

- Giai đoạn 2012-2015 tiếp tục triển khai đồng bộ các nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó tập trung 41 xã ưu tiên đầu tư giai đoạn 2010-2015. Tập trung phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập người dân, phấn đấu sớm đạt tiêu chí Thu nhập và giảm nghèo.

- Năm 2015: Tổng kết giai đoạn 2010-2015 của Chương trình; điều chỉnh một số mục tiêu, nội dung cho phù hợp thực tế. Phấn đấu 100% xã đã được chọn ưu tiên đầu tư giai đoạn 2010-2015 đạt chuẩn NTM, trong đó có 06 xã trở lên hoàn thành trước thời hạn.

- Giao nhiệm vụ cho NHNN chi nhánh Lâm Đồng:

Có hướng dẫn cụ thể cho các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận được nguồn vốn tín dụng theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính Phủ để cho vay vốn đầu tư phát triển sản xuất.

Phê duyệt, phát triển hệ thống mạng lưới tổ chức tín dụng phù hợp với nhu cầu phát triển trên địa bàn, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản trị các mặt hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn vay và dịch vụ ngân hàng trong khu vực nông thôn.

Có kế hoạch tốt trong cân đối nguồn vốn, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho các dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả, khả thi, xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình trên địa bàn nông thôn như đường xá, hệ thống điện, truyền thông, bưu điện, chợ nông thôn, trường học, nhà văn hóa, khu thể thao, cơ sở y tế...[21]

3.1.3. Định hướng hoạt động cho vay xây dựng nông thôn mới của Agribank Lâm Đồng. Agribank Lâm Đồng.

Trên cơ sở những định hướng hoạt động cho vay xây dựng NTM của Agribank và định hướng hoạt động đầu tư xây dựng NTM của tỉnh ủy, NHNN Lâm Đồng giai đoạn 2012-2020, Agribank Lâm Đồng đưa ra định hướng chính trong hoạt động cho vay xây dựng NTM tại địa phương giai đoạn 2012-2020 như sau:

- Tiếp tục đóng vai trò chủ đạo, chủ lực trong đầu tư tín dụng đối với xây dựng NTM tại địa phương.

- Duy trì thị phần huy động vốn và cho vay cao nhất so với các TCTD khác trên địa bàn.

- Gắn tăng trưởng với nâng cao chất lượng tín dụng; đảm bảo tỉ lệ nợ xấu thấp hơn 3%

Các lĩnh vực đầu tư trọng điểm:

+ Ưu tiên vốn cho nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các xã xây dựng NTM + Đầu tư cho thâm canh, tăng năng suất đối với cây trồng chủ lực trên địa bàn, đặc biệt là cây cà phê

+ Đầu tư cho lĩnh vực lợi thế của địa phương là nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là đối với các loại cây rau, hoa mang thương hiệu Đà Lạt

+ Đầu tư cho những lĩnh vực chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, cá nước lạnh nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng bền vững

+ Đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng ưu tiên cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất [2].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay xây dựng nông thôn mới tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)