Giải pháp về nâng cao chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay xây dựng nông thôn mới tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 85 - 87)

3.2. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho vay xây dựng nông thôn

3.2.2. Giải pháp về nâng cao chất lượng tín dụng

Thứ nhất, xây dựng chính sách cho vay rõ ràng. Chính sách cho vay phải linh hoạt để phù hợp với những thay đổi trong nền kinh tế. Chính sách cho vay bao gồm: cơ chế cho vay, cơ chế quản lý vốn vay và cơ chế kiểm soát.

Thứ hai, quy trình cho vay phải được chi nhánh tuân thủ nghiêm túc, đặc biệt là khâu thẩm định các khoản vay. Tăng cường kiểm tra sau khi cho vay nhằm đảm bảo khoản vay đúng mục đích, có hiệu quả. Thường xuyên chấn chỉnh, nâng cao kỹ cương, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần, thái độ và trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Kiên quyết xử lý những tập thể và cá nhân cố ý làm sai quy trình, nghiệp vụ, gây tổn thất tài sản và làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Quy trình cho vay cần phải được chi nhánh thường xuyên theo dõi cập nhật, bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình mới.

Thứ ba, tổ chức rà soát, chấm điểm xếp hạng khách hàng chính xác nhằm định dạng, phân loại khách hàng vay, từ đó có biện pháp để giải quyết cho vay cho phù hợp theo quy định.

Thứ tư, đa dạng hoá các hình thức cho vay. Bên cạnh những hình thức cho vay truyền thống như: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư…Agribank Lâm Đồng nên nghiên cứu mở rộng hình thức cho vay thông qua tổ, nhóm. Hình thức này rất phù hợp với cho vay ở vùng nông thôn vì khách hàng thường mang tính chất hộ gia đình, mặt khác cho vay thông qua tổ, nhóm sẽ giảm bớt công việc cho cán bộ tín dụng, gắn trách nhiệm cộng đồng của các thành viên vay vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ cho ngân hàng. Để nâng cao hiệu quả của hình thức cho vay này cần phối kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể, hội (Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên) để cùng thực hiện tốt các khâu từ bình xét thành viên vay vốn, thẩm

định cho vay, đôn đốc sử dụng vốn vay có hiệu quả, đến thu hồi nợ cho ngân hàng. Đồng thời cũng phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát để tránh tình trạng xâm tiêu của cán bộ tổ, hội hoặc tình trạng những cán bộ tổ, hội là cò tín dụng. Để phối hợp được tốt và lâu dài với các đoàn thể, các hội nói trên, chi nhánh nên lập ra những hợp đồng thỏa thuận với các đoàn thể này dưới hình thức gắn kết trách nhiệm giữa các bên, các đoàn thể phải có trách nhiệm trong việc tuyên truyền, tìm kiếm giới thiệu khách hàng cho ngân hàng, theo dõi, đôn đốc khách hàng vay trả nợ gốc, lãi đúng kỳ hạn, hoặc có thể thu nợ thay ngân hàng, bên cạnh đó ngân hàng phải có trách nhiệm chi trả hoa hồng theo kết quả đạt được cho các đoàn thể trong công tác cho vay xây dựng NTM, từ đó nâng cao trách nhiệm của các đoàn thể, giúp công tác cho vay mang lại hiệu quả nhiều hơn.

Bên cạnh đó chi nhánh cũng nên từng bước chuyển dần sang cho vay theo mô hình khép kín, trọn gói từ khâu sản xuất, nuôi trồng đến khâu thu mua, chế biến, xuất khẩu; gắn đầu tư tín dụng với bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác với một khách hàng.

Thứ năm, cải tiến đơn giản hơn nữa các thủ tục vay vốn đối với các đối tượng vay vốn nhất là hộ nông dân, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ sáu, có cơ chế ưu đãi về lãi suất, phí, nguồn vốn dài hạn để cho vay đầu tư các nhà máy áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản.

Thứ bảy, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng đối với xây dựng NTM, hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Agribank Lâm Đồng cần tập trung giải quyết tốt những vấn đề sau: (i) Thường xuyên xem xét, đánh giá về quy trình nghiệp vụ, phát hiện những bất hợp lý, đề xuất ý kiến với cấp có thẩm quyền để từng bước hoàn thiện quy trình, nghiệp vụ; (ii) Kiểm soát thường xuyên việc thực hiện quy trình nghiệp vụ của cán bộ, nhanh chóng phát hiện những thiếu sót và đề xuất cụ thể với lãnh đạo các biện pháp xử lý kịp thời; (iii) Nâng cao hiệu lực của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kiên

quyết xử lý những sai phạm mang tính chất lặp đi, lặp lại nhiều lần; (iv) Bố trí cán bộ có năng lực, trình độ để làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Thứ tám, đẩy mạnh triển khai, phối hợp với ABIC. Trong thời gian tới, chi nhánh cần tiếp tục phối hợp với ABIC cung cấp nhiều sản phẩm bảo hiểm phù hợp cho nông dân, góp phần hạn chế rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng đối với xây dựng NTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay xây dựng nông thôn mới tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)