Kết quả huy động vốn giai đoạn 2009-2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đà lạt (Trang 43)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 01-09/2012 Tổng vốn huy động 606 825 1.151 1.403 1. Tiền gửi của tổ chức 154 109 132 187 2. Tiền gửi cá nhân 94 108 143 166 3. Tiền gửi tiết kiệm 350 604 875 1.050 4. Tiền gửi ký quỹ + Chứng chỉ 8 4 1 0 Tốc độ tăng trưởng 36% 40% 22%

Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Đà Lạt

Với việc đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn như: chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm với kỳ hạn linh hoạt, tiết kiệm dự thưởng, cùng nhiều biện pháp khuyến mãi hấp dẫn, lãi suất cạnh tranh nên nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng tương đối ổn định qua các năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 33%. Chủ yếu là nguồn vốn huy động ngắn hạn, nguồn vốn dài hạn chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Năm 2012, chi nhánh Vietcombank Đà Lạt đề ra kế hoạch huy động vốn là 1.500 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2011. Tính đến hết Quý III/2012, chi nhánh đã huy động được 1.403 tỷ đồng, tăng 22% so với thời điểm cuối năm 2011, đạt 94% kế hoạch chi nhánh đề ra và vượt 32% kế hoạch Trung ương giao (1.062 tỷ đồng).

* Hoạt động cho vay:

Số liệu từ bảng 2.3 cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ của Vietcombank Đà Lạt tăng tương đối cao vào năm 2010 (35,8% so với năm 2009) và tăng khá chậm qua các năm 2011, 2012. Trong đó tỷ lệ dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn tương đối đồng đều, tỷ lệ trung bình lần lượt là 36,4%, 29% và 34,6% trong tổng dư nợ của toàn chi nhánh.

Năm 2012, chi nhánh Vietcombank Đà Lạt được giao kế hoạch tín dụng là 1.430 tỷ đồng, tăng trưởng 14,4% so với năm 2011. Dư nợ đến 30/09/2012, chi nhánh đã thực hiện được 1.271, tăng trưởng 1,7% so với thời điểm 31/12/2011. Bảng 2.3: Tình hình cho vay giai đoạn 2009-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 01-9/2012 1. Phân theo thời hạn 855 1.161 1.250 1.271 - Ngắn hạn 352 349 438 498 - Trung hạn 273 387 325 313 - Dài hạn 230 425 487 460 2. Phân theo loại tiền 855 1.161 1.250 1.271 - VND 786 1.076 1.161 1.178 - Ngoại tệ 69 85 89 93 Tốc độ tăng trưởng 35,8% 7,7% 1,7% Nợ quá hạn 30 56 146 62 Tỷ lệ nợ quá hạn 3,5% 4,8% 11,7% 4,9%

Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Đà Lạt

Nợ quá hạn: đến thời điểm 30/09/2012 là 62 tỷ đồng, tương đương 4,9% trên

tổng số dư nợ toàn chi nhánh.

* Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu: Số thực hiện đến tháng 09/2012 là 37 triệu USD, đạt 64,9% so với kế hoạch Trung ương giao (57 triệu USD).

* Dịch vụ Internet Banking và SMS Banking: Tính đến thời điểm tháng 09/2012, số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ Internet Banking và SMS Banking tại chi nhánh lần lượt là 2.903 khách hàng và 7.710 khách hàng, đạt trung bình 179% so với kế hoạch TW giao (5.900 khách hàng).

* Phát triển thẻ:

Mặc dù số lượng thẻ Tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế tại thời điểm 9 tháng đầu năm 2012 có giảm nhẹ so với năm 2011, tuy nhiên nhìn chung tình hình phát triển các loại thẻ tại chi nhánh khá tốt, số lượng các loại thẻ Connect 24 và thẻ ghi nợ

Bảng 2.4: Tình hình phát triển thẻ Đơn vị tính: số lượng thẻ Đơn vị tính: số lượng thẻ Stt Chỉ tiêu 2009 2010 2011 01-09/ 2012 Kế hoạch 31/12/2012 % thực hiện 1 Thẻ Connect 24 6.981 7.721 5.556 7.984 4.400 181,5 2 Thẻ Tín dụng 236 288 351 308 420 73,3 3 Thẻ ghi nợ quốc tế 1.884 1.422 741 635 500 127

Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Đà Lạt

* Đơn vị chấp nhận thẻ: Số thực hiện từ tháng 01/2012 đến tháng 09/2012 là

106 đơn vị, đạt 106% so với kế hoạch TW giao (100 đơn vị), nâng tổng số đơn vị chấp nhận thẻ tại chi nhánh lên 268 đơn vị.

* Số dư bảo lãnh bình quân năm: Số thực hiện đến tháng 09/2012 là 12,5 tỷ đồng, đạt 83,3% so với kế hoạch TW giao (15 tỷ dồng).

* Kết quả kinh doanh:

Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2009-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 01-09/2012 Thu từ lãi 69,3 144,9 218,9 149,0 Chi phí lãi và các chi phí tương tự 27,8 103,8 148,6 98,4 Thu nhập lãi ròng 41,5 41,1 70,3 50,6 Thu ngoài lãi 16,9 11,5 9,3 6,8 Chi phí ngoài lãi 48,9 39,0 50,3 30,6 Thu nhập ngoài lãi (32) (27,5) (41) (23,8) Thu nhập trước thuế 9,5 13,6 29,3 26,8 Tốc độ tăng trưởng (%) 43,2 115,4 (8,5)

Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Đà Lạt

Mặc dù là chi nhánh mới với xuất phát điểm thấp cả về quy mô nguồn vốn cũng như nhân lực, song bằng những nổ lực của cả tập thể, tận dụng tốt thời cơ, thích ứng tốt trong giai đoạn kinh tế gặp nhiều khó khăn nên Vietcombank Đà Lạt vẫn duy trì tốc độ

tăng trưởng lợi nhuận cao qua các năm, đặc biệt là năm 2011 thu nhập trước thuế của chi nhánh đã có sự tăng trưởng vượt trội so với năm 2010 (tăng đến 115,4%). Bước sang năm 2012 tốc độ tăng trưởng thu nhập đã có phần chững lại, thu nhập 9 tháng đầu

năm là 26,8 tỷ đồng, đạt 92% so với năm 2011.

Tóm lại, những tháng cuối năm 2012 tiếp tục là thời gian khó khăn cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh của Vietcombank tại địa bàn nói riêng. Sự cạnh tranh không lành mạnh của một số TCTD tiếp tục tái diễn, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và cá nhân rất khó khăn đã làm cho hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong điều kiện đó, hoạt động kinh doanh của Vietcombank Đà Lạt vẫn có sự tăng trưởng đồng đều, bám sát mục tiêu nhiệm vụ đề ra. Các mặt hoạt động dịch vụ tăng trưởng khá, hầu hết đã tương đối hoàn thành kế hoạch được giao, trong đó một số hoạt động đã vượt kế hoạch TW giao như dịch vụ Internet và SMS Banking, phát triển thẻ ATM Connect 24 và thẻ ghi nợ quốc tế, đơn vị chấp nhận thẻ trên địa bàn.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng huy động vốn còn thấp so với bình quân trên địa bàn (tăng 13% so với 25%), tốc độ tăng trưởng tín dụng khá chậm, khó có khả năng hoàn thành kế hoạch được giao, nợ quá hạn phát sinh mới tăng cao, trong khi việc xử lý các khoản nợ xấu, nợ tồn đọng trước đây kéo dài.

2.2. Thực tiễn hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt

2.2.1. Các hình thức cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt

* Cho vay ngắn hạn:

Đây là hình thức cho vay kì hạn tối đa 12 tháng đáp ứng nhu cầu vay vốn gắn liền mục đích vay, phương án kinh doanh cụ thể. Cho vay ngắn hạn ở chi nhánh Vietcombank Đà Lạt được thực hiện như sau: Mỗi lần có nhu cầu rút vốn, doanh nghiệp sẽ phải lập 01 bộ hồ sơ vay, kì hạn linh hoạt từ 1 đến 12 tháng; Tổng số tiền giải ngân ≤ số tiền vay cam kết trong hợp đồng với các loại tiền cho vay chủ yếu là

Như vậy cho vay ngắn hạn của chi nhánh mang tính linh hoạt, thích hợp với doanh nghiệp có nhu cầu vốn không thường xuyên, hoặc vay có tính chất mùa vụ.

* Tài trợ vốn lưu động: - Hạn mức tín dụng ngắn hạn:

Đây là hình thức cho vay trong đó doanh nghiệp được quyền rút theo hạn mức tín dụng đã được cấp trong một khoảng thời gian nhất định (tối đa không quá 12 tháng). Đặc điểm của hình thức cho vay này là doanh nghiệp chỉ phải lập 01 hồ sơ cho nhiều khoản vay trong một chu kì kinh doanh (tối đa không quá 12 tháng), tổng doanh số cho vay trong thời gian cho vay có thể lớn hơn hạn mức tín dụng nếu doanh nghiệp thường xuyên trả nợ.

- Thấu chi:

Đây là hình thức cho vay trong đó Vietcombank Đà Lạt cho phép doanh nghiệp chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của mình trong hạn mức thấu chi được cấp. Nợ gốc được trả tự động khi doanh nghiệp có bất kì khoản tiền ghi có nào về tài khoản. Khi số dư tài khoản tiền gửi thanh toán dương (>0), doanh nghiệp được hưởng lãi suất tiền gửi và ngược lại, khi số dư âm (<0), doanh nghiệp phải trả lãi suất thấu chi.

* Tài trợ dự án: - Cho vay dự án mới:

Vietcombank Đà Lạt cung cấp nguồn vốn dài hạn cho các dự án đầu tư mới trong tất cả các lĩnh vực kinh tế khác nhau: từ những dự án qui mô nhỏ như khách sạn mini, nhà hàng ăn uống cho đến những dự án qui mô rất lớn như khu đô thị mới, nhà máy sản xuất thép hay công trình thủy điện.

Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp nguồn vốn, Vietcombank Đà Lạt có thể thẩm định, tư vấn, giúp doanh nghiệp lập phương án tài chính cũng như dòng tiền tương lai cho các dự án đầu tư trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: các dự án bất động sản, dự án xây dựng nhà xưởng và mua sắm thiết bị, dự án mua sắm phương tiện vận tải, các dự án khác,...

Ngoài việc tự tài trợ, Vietcombank Đà Lạt có thể thu xếp các khoản vay đồng tài trợ. Đây là những khoản vay do nhiều ngân hàng cùng hợp vốn cho vay với những điều kiện tín dụng tương tự nhau. Trong đó, chi nhánh sẽ giúp doanh nghiệp thu xếp các khoản vay đồng tài trợ với số tiền lớn, lãi suất cạnh tranh và đóng vai trò như một ngân hàng đại lý cho khoản vay của doanh nghiệp.

- Cho vay dự án đã đầu tư:

+ Cho vay dự án mở rộng, cải tạo, nâng cấp: Để đáp ứng nhu cầu mở rộng, nâng cấp các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Vietcombank Đà Lạt có thể cung cấp các phương án tài chính dài hạn cũng như tư vấn quản trị cho doanh nghiệp trong quá trình này.

+ Cho vay tái cấu trúc khoản vay: Trong trường hợp này, doanh nghiệp đã vay vốn dài hạn tại các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, theo yêu cầu của doanh nghiệp, Vietcombank Đà Lạt có thể cung cấp các dịch vụ cho vay tái cấu trúc dưới các hình thức: mua bán nợ, cấp lại tín dụng trong trường hợp doanh nghiệp đã trả nợ trước hạn hoặc cho vay để trả nợ các khoản vay nước ngoài phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Với khoản cho vay tái cấu trúc, Vietcombank Đà Lạt sẽ cung cấp khoản vay mới với các điều kiện về số tiền cho vay, thời hạn, lãi suất,… phù hợp và có lợi hơn cho doanh nghiệp so với khoản vay ban đầu.

2.2.2. Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt

* Tiếp nhận yêu cầu vay vốn và đánh giá ban đầu

Khi tiếp nhận yêu cầu vay vốn, cán bộ khách hàng xem xét tối thiểu những nội dung sau:

- Tính đầy đủ và hợp lệ về hình thức bề ngoài của hồ sơ.

- Thông tin cập nhật về những thay đổi quan trọng của khách hàng so với thời điểm được xác định giới hạn tín dụng (nếu có).

- Thông tin liên quan đến nhu cầu vay vốn cụ thể đang đề cập, phương án kinh doanh, nguồn trả nợ, khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết và biện pháp bảo đảm tiền vay.

- Sự phù hợp của nhu cầu vay vốn đối với chính sách tín dụng, giới hạn tín dụng và các điều kiện đã được duyệt.

* Thẩm định đề xuất tín dụng

Bước 1: Căn cứ các thông tin thu thập được để thẩm định rủi ro đối với đề

xuất vay vốn của khách hàng. Các nội dung tối thiểu cần thẩm định bao gồm:

- Sự phù hợp của việc vay vốn với giới hạn tín dụng đã được duyệt (nếu có) và các quy định có liên quan của pháp luật và chính sách quản lý rủi ro hiện hành của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

- Tính khả thi, hiệu quả và mức độ rủi ro (nếu có) liên quan đến phương án kinh doanh của khách hàng.

- Khả năng trả nợ của khách hàng. - Biện pháp đảm bảo tín dụng

Bước 2: Lập Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng theo Mẫu quy định

với nguyên tắc:

- Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng phải có ý kiến của cả cán bộ và trưởng phòng khách hàng.

- Phản ánh đầy đủ, rõ ràng, trung thực đề nghị vay vốn của khách hàng - Thẩm định rủi ro của khoản tín dụng

- Kết luận rõ: Trị giá khoản vay; Phương thức vay vốn; Các điều kiện vay vốn khác; Biện pháp bảo đảm tín dụng.

Bước 3: Trình cấp đủ thẩm quyền phê duyệt Hồ sơ đề xuất tín dụng.

* Phê duyệt tín dụng

Căn cứ những nội dung thẩm định và đề xuất cho vay, cấp thẩm quyền xem xét phê duyệt vào Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng, ý kiến phê duyệt tín dụng phải thể hiện rõ ràng trên Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng, trong đó

kết luận rõ đồng ý/không đồng ý/đồng ý nhưng bổ sung điều kiện đối với ý kiến của Phòng Khách hàng.

* Ký Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp, cầm cố và Hợp đồng liên quan

Căn cứ nội dung tín dụng đã được duyệt, Phòng Khách hàng chọn Mẫu Hợp đồng phù hợp để dự thảo Hợp đồng sẽ ký với khách hàng và gửi khách hàng xem xét ký. Phòng Khách hàng chịu trách nhiệm đảm bảo thông tin trên hợp đồng khớp đúng với những thông tin của khoản vay đã được duyệt.

Tổ chức ký các Hợp đồng với khách hàng được thực hiện theo những nguyên tắc sau:

- Đảm bảo các chữ ký trên các Hợp đồng phải là người đại diện hợp pháp của khách hàng theo quy định của pháp luật.

- Nội dung Hợp đồng tuân thủ các điều kiện tín dụng đã được duyệt.

- Đại diện Chi nhánh ký kết trên các loại Hợp đồng theo quy định phân cấp ủy quyền.

Đối với các Hợp đồng thế chấp, cầm cố, sau khi được ký kết và nhận các hồ sơ gốc từ khách hàng, Phòng Khách hàng thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc công chứng/chứng thực theo quy định của pháp luật.

Căn cứ ý kiến phê duyệt tín dụng và Hợp đồng đã ký, Phòng Khách hàng lập 02 Thông báo mở Hợp đồng tín dụng theo Mẫu. Việc lập thông báo có thể thực hiện ngay sau khi tín dụng được duyệt hoặc trước khi Khách hàng rút vốn lần đầu.

Hồ sơ liên quan sau đó được gửi đến bộ phận quản lý nợ (QLN) thuộc Phòng Kế toán để cập nhật thông tin, quản lý, lưu giữ hồ sơ và giải ngân theo quy định.

* Nhập dữ liệu trên hệ thống công nghệ thông tin và lưu trữ hồ sơ (Bộ phận

QLN thuộc Phòng Kế toán) * Rút vốn vay

Phòng Khách hàng thực hiện kiểm tra thủ tục rút vốn vay và lập Thông báo đủ điều kiện rút vốn trước khi chuyển hồ sơ để Phòng Kế toán xử lý tác nghiệp.

2.2.3. Khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa có quan hệ vay nợ với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt

Khách hàng là các DNNVV tại Vietcombank Đà Lạt được xem xét qua hai chỉ tiêu: Số lượng khách hàng là DNNVV tăng qua các năm và tỷ trọng DNNVV phân theo loại hình doanh nghiệp.

Bảng 2.6: Số lượng khách hàng DNNVV có quan hệ vay nợ với Ngân hàng Đơn vị tính: Số lượng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đà lạt (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)