Thực tiễn hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đà lạt (Trang 46)

hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt

2.2.1. Các hình thức cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt

* Cho vay ngắn hạn:

Đây là hình thức cho vay kì hạn tối đa 12 tháng đáp ứng nhu cầu vay vốn gắn liền mục đích vay, phương án kinh doanh cụ thể. Cho vay ngắn hạn ở chi nhánh Vietcombank Đà Lạt được thực hiện như sau: Mỗi lần có nhu cầu rút vốn, doanh nghiệp sẽ phải lập 01 bộ hồ sơ vay, kì hạn linh hoạt từ 1 đến 12 tháng; Tổng số tiền giải ngân ≤ số tiền vay cam kết trong hợp đồng với các loại tiền cho vay chủ yếu là

Như vậy cho vay ngắn hạn của chi nhánh mang tính linh hoạt, thích hợp với doanh nghiệp có nhu cầu vốn không thường xuyên, hoặc vay có tính chất mùa vụ.

* Tài trợ vốn lưu động: - Hạn mức tín dụng ngắn hạn:

Đây là hình thức cho vay trong đó doanh nghiệp được quyền rút theo hạn mức tín dụng đã được cấp trong một khoảng thời gian nhất định (tối đa không quá 12 tháng). Đặc điểm của hình thức cho vay này là doanh nghiệp chỉ phải lập 01 hồ sơ cho nhiều khoản vay trong một chu kì kinh doanh (tối đa không quá 12 tháng), tổng doanh số cho vay trong thời gian cho vay có thể lớn hơn hạn mức tín dụng nếu doanh nghiệp thường xuyên trả nợ.

- Thấu chi:

Đây là hình thức cho vay trong đó Vietcombank Đà Lạt cho phép doanh nghiệp chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của mình trong hạn mức thấu chi được cấp. Nợ gốc được trả tự động khi doanh nghiệp có bất kì khoản tiền ghi có nào về tài khoản. Khi số dư tài khoản tiền gửi thanh toán dương (>0), doanh nghiệp được hưởng lãi suất tiền gửi và ngược lại, khi số dư âm (<0), doanh nghiệp phải trả lãi suất thấu chi.

* Tài trợ dự án: - Cho vay dự án mới:

Vietcombank Đà Lạt cung cấp nguồn vốn dài hạn cho các dự án đầu tư mới trong tất cả các lĩnh vực kinh tế khác nhau: từ những dự án qui mô nhỏ như khách sạn mini, nhà hàng ăn uống cho đến những dự án qui mô rất lớn như khu đô thị mới, nhà máy sản xuất thép hay công trình thủy điện.

Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp nguồn vốn, Vietcombank Đà Lạt có thể thẩm định, tư vấn, giúp doanh nghiệp lập phương án tài chính cũng như dòng tiền tương lai cho các dự án đầu tư trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: các dự án bất động sản, dự án xây dựng nhà xưởng và mua sắm thiết bị, dự án mua sắm phương tiện vận tải, các dự án khác,...

Ngoài việc tự tài trợ, Vietcombank Đà Lạt có thể thu xếp các khoản vay đồng tài trợ. Đây là những khoản vay do nhiều ngân hàng cùng hợp vốn cho vay với những điều kiện tín dụng tương tự nhau. Trong đó, chi nhánh sẽ giúp doanh nghiệp thu xếp các khoản vay đồng tài trợ với số tiền lớn, lãi suất cạnh tranh và đóng vai trò như một ngân hàng đại lý cho khoản vay của doanh nghiệp.

- Cho vay dự án đã đầu tư:

+ Cho vay dự án mở rộng, cải tạo, nâng cấp: Để đáp ứng nhu cầu mở rộng, nâng cấp các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Vietcombank Đà Lạt có thể cung cấp các phương án tài chính dài hạn cũng như tư vấn quản trị cho doanh nghiệp trong quá trình này.

+ Cho vay tái cấu trúc khoản vay: Trong trường hợp này, doanh nghiệp đã vay vốn dài hạn tại các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, theo yêu cầu của doanh nghiệp, Vietcombank Đà Lạt có thể cung cấp các dịch vụ cho vay tái cấu trúc dưới các hình thức: mua bán nợ, cấp lại tín dụng trong trường hợp doanh nghiệp đã trả nợ trước hạn hoặc cho vay để trả nợ các khoản vay nước ngoài phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Với khoản cho vay tái cấu trúc, Vietcombank Đà Lạt sẽ cung cấp khoản vay mới với các điều kiện về số tiền cho vay, thời hạn, lãi suất,… phù hợp và có lợi hơn cho doanh nghiệp so với khoản vay ban đầu.

2.2.2. Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt

* Tiếp nhận yêu cầu vay vốn và đánh giá ban đầu

Khi tiếp nhận yêu cầu vay vốn, cán bộ khách hàng xem xét tối thiểu những nội dung sau:

- Tính đầy đủ và hợp lệ về hình thức bề ngoài của hồ sơ.

- Thông tin cập nhật về những thay đổi quan trọng của khách hàng so với thời điểm được xác định giới hạn tín dụng (nếu có).

- Thông tin liên quan đến nhu cầu vay vốn cụ thể đang đề cập, phương án kinh doanh, nguồn trả nợ, khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết và biện pháp bảo đảm tiền vay.

- Sự phù hợp của nhu cầu vay vốn đối với chính sách tín dụng, giới hạn tín dụng và các điều kiện đã được duyệt.

* Thẩm định đề xuất tín dụng

Bước 1: Căn cứ các thông tin thu thập được để thẩm định rủi ro đối với đề

xuất vay vốn của khách hàng. Các nội dung tối thiểu cần thẩm định bao gồm:

- Sự phù hợp của việc vay vốn với giới hạn tín dụng đã được duyệt (nếu có) và các quy định có liên quan của pháp luật và chính sách quản lý rủi ro hiện hành của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

- Tính khả thi, hiệu quả và mức độ rủi ro (nếu có) liên quan đến phương án kinh doanh của khách hàng.

- Khả năng trả nợ của khách hàng. - Biện pháp đảm bảo tín dụng

Bước 2: Lập Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng theo Mẫu quy định

với nguyên tắc:

- Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng phải có ý kiến của cả cán bộ và trưởng phòng khách hàng.

- Phản ánh đầy đủ, rõ ràng, trung thực đề nghị vay vốn của khách hàng - Thẩm định rủi ro của khoản tín dụng

- Kết luận rõ: Trị giá khoản vay; Phương thức vay vốn; Các điều kiện vay vốn khác; Biện pháp bảo đảm tín dụng.

Bước 3: Trình cấp đủ thẩm quyền phê duyệt Hồ sơ đề xuất tín dụng.

* Phê duyệt tín dụng

Căn cứ những nội dung thẩm định và đề xuất cho vay, cấp thẩm quyền xem xét phê duyệt vào Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng, ý kiến phê duyệt tín dụng phải thể hiện rõ ràng trên Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng, trong đó

kết luận rõ đồng ý/không đồng ý/đồng ý nhưng bổ sung điều kiện đối với ý kiến của Phòng Khách hàng.

* Ký Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp, cầm cố và Hợp đồng liên quan

Căn cứ nội dung tín dụng đã được duyệt, Phòng Khách hàng chọn Mẫu Hợp đồng phù hợp để dự thảo Hợp đồng sẽ ký với khách hàng và gửi khách hàng xem xét ký. Phòng Khách hàng chịu trách nhiệm đảm bảo thông tin trên hợp đồng khớp đúng với những thông tin của khoản vay đã được duyệt.

Tổ chức ký các Hợp đồng với khách hàng được thực hiện theo những nguyên tắc sau:

- Đảm bảo các chữ ký trên các Hợp đồng phải là người đại diện hợp pháp của khách hàng theo quy định của pháp luật.

- Nội dung Hợp đồng tuân thủ các điều kiện tín dụng đã được duyệt.

- Đại diện Chi nhánh ký kết trên các loại Hợp đồng theo quy định phân cấp ủy quyền.

Đối với các Hợp đồng thế chấp, cầm cố, sau khi được ký kết và nhận các hồ sơ gốc từ khách hàng, Phòng Khách hàng thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc công chứng/chứng thực theo quy định của pháp luật.

Căn cứ ý kiến phê duyệt tín dụng và Hợp đồng đã ký, Phòng Khách hàng lập 02 Thông báo mở Hợp đồng tín dụng theo Mẫu. Việc lập thông báo có thể thực hiện ngay sau khi tín dụng được duyệt hoặc trước khi Khách hàng rút vốn lần đầu.

Hồ sơ liên quan sau đó được gửi đến bộ phận quản lý nợ (QLN) thuộc Phòng Kế toán để cập nhật thông tin, quản lý, lưu giữ hồ sơ và giải ngân theo quy định.

* Nhập dữ liệu trên hệ thống công nghệ thông tin và lưu trữ hồ sơ (Bộ phận

QLN thuộc Phòng Kế toán) * Rút vốn vay

Phòng Khách hàng thực hiện kiểm tra thủ tục rút vốn vay và lập Thông báo đủ điều kiện rút vốn trước khi chuyển hồ sơ để Phòng Kế toán xử lý tác nghiệp.

2.2.3. Khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa có quan hệ vay nợ với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt

Khách hàng là các DNNVV tại Vietcombank Đà Lạt được xem xét qua hai chỉ tiêu: Số lượng khách hàng là DNNVV tăng qua các năm và tỷ trọng DNNVV phân theo loại hình doanh nghiệp.

Bảng 2.6: Số lượng khách hàng DNNVV có quan hệ vay nợ với Ngân hàng Đơn vị tính: Số lượng doanh nghiệp Đơn vị tính: Số lượng doanh nghiệp

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 1-9/2012 Số lượng DNNVV có quan hệ vay nợ 51 70 85 91 Số lượng DNNVV mới hàng năm 26 19 15 6

Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Đà Lạt

Tại Vietcombank Đà Lạt nhóm khách hàng DNNVV chưa được quan tâm phát triển, mặc dù số lượng các DNNVV trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến nay khoảng hơn 3000 doanh nghiệp, tuy nhiên số lượng các doanh nghiệp có quan hệ vay nợ với ngân hàng thì rất ít (chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 3%). Số lượng khách hàng mới là DNNVV tăng khá cao vào năm 2009 (tăng 26 khách hàng so với năm 2008) nhưng lại giảm dần vào năm 2010, 2011 và trong 9 tháng đầu năm 2012.

Tình hình khó khăn của DNNVV trên cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư cho vay của các Ngân hàng nói chung và Vietcombank nói riêng. Hiện nay, tại Vietcombank Đà Lạt số lượng DNNVV mở tài khoản để giao dịch các dịch vụ ngân hàng là hơn 200 doanh nghiệp, như vậy với con số 91 DNNVV có quan hệ vay nợ với ngân hàng cho thấy ngân hàng mới chỉ

đáp ứng phần nào nhu cầu về tín dụng của các DNNVV.

* Trong số các DNNVV trên thì cơ cấu phân theo loại hình doanh nghiệp được thống kê như sau:

Bảng 2.7 cho thấy số lượng các Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) được vay vốn luôn chiếm 1 tỷ trọng lớn, tiếp đến là các Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) và Công ty cổ phần, ngược lại các Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và DNNN cổ phần hóa chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

Bảng 2.7: Số lượng khách hàng DNNVV phân theo loại hình doanh nghiệp Đơn vị tính: số lượng doanh nghiệp Đơn vị tính: số lượng doanh nghiệp

Loại hình 2009 2010 2011 Đên tháng 09/2012 Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng 1. DNNN 1 1,9% 1 1,4% 0 0% 0 0% 2. DNNN cổ phần hóa 2 3,9% 2 2,8% 2 2,4% 3 3,3% 3. DN tư nhân 8 15,7% 17 24,3% 21 24,7% 23 25,2% 4. Công ty cổ phần 11 21,6% 13 18,6% 19 22,3% 19 20,9% 5. Công ty TNHH 29 56,9% 37 52,9% 43 50,6% 46 50,6% Tổng 51 100% 70 100% 85 100% 91 100%

Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Đà Lạt

Chi nhánh Vietcombank Đà Lạt đã đầu tư cho vay đối với các DNNVV thuộc mọi thành phần kinh tế, số lượng doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh được vay vốn cũng tăng dần qua các năm. Có thể nói, đây là một kết quả đáng khích lệ đối với chi nhánh.

2.2.4. Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.2.4.1. Quy mô dư nợ cho vay DNNVV

Trong giai đoạn 2009-2012, tổng dư nợ cho vay tăng bình quân 15%/năm song mức tăng trưởng này chủ yếu tập trung vào nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn và tư nhân cá thể, trong khi dư nợ cho vay đối với DNNVV chỉ tăng cao vào năm 2010 và giảm mạnh vào năm 2011 và chín tháng đầu năm 2012. Tỷ trọng cho vay đối với DNNVV so với tổng dư nợ cho vay cũng giảm đi tương ứng (giảm từ 40,1% năm 2010 xuống còn 29,2% vào năm 2011 và 20,3% trong chín tháng đầu năm 2012).

Mặc dù số lượng các DNVVV vay vốn tại chi nhánh tăng dần qua các năm (từ 51 khách hàng năm 2009 tăng lên 91 khách hàng vào tháng 09/2012), tuy nhiên dư nợ cho vay đối với đối tượng khách hàng này lại giảm dần. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tăng vượt trội 127,3% vào năm 2010 và giảm mạnh vào các năm tiếp theo (giảm

nhánh mới chỉ phát triển hoạt động cho vay về mặt số lượng khách hàng mà chưa thật sự quan tâm đến mặt chất lượng cũng như quy mô của các khoản vay. Mức dư nợ bình quân đối với 1 khách hàng DNNVV cao nhất cũng chỉ là 6,7 tỷ đồng (năm 2010) và thấp nhất chỉ còn 2,8 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2012.

Bảng 2.8: Dư nợ cho vay tại Vietcombank Đà Lạt giai đoạn 2009-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 1-9/2012 Tổng dư nợ cho vay 855 1.161 1.250 1.271

Tốc độ tăng trưởng dư nợ (%) 35,8 7,7 1,7

Dư nợ cho vay Doanh nghiệp lớn 309 316 520 670 Dư nợ cho vay Tư nhân cá thể 341 379 365 343 Dư nợ cho vay DNNVV 205 466 365 258

Tốc độ tăng trưởng dư nợ DNNVV (%) 127,3 (21,7) (29,3)

Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVV (%) 24 40,1 29,2 20,3

Số khách hàng DNNVV (DN) 51 70 85 91 Dư nợ bình quân/DNNVV 4 6,7 4,3 2,8

Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Đà Lạt

Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế, lạm phát cao trong các năm 2010-2012 ở Việt Nam làm cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên rất khó khăn và mang lại cho hoạt động tín dụng của ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, chi nhánh tỏ ra thận trọng hơn trong việc phát triển dư nợ cho vay đối với các DNNVV và với những khách hàng sản xuất kinh doanh không hiệu quả, công nợ kéo dài thì chi nhánh giảm dần dư nợ và chấm dứt quan hệ tín dụng.

Ngoài ra do quy mô của doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp này nhỏ nên lượng vốn được vay không nhiều. Khối lượng vốn vay một lần của 3-4 DNNVV cộng lại mới gần bằng khối lượng được vay 1 lần của một doanh nghiệp lớn. Thực tế trong quy định cho vay, bắt buộc vốn tự có của khách hàng tối thiểu có

là 30% trong tổng nhu cầu vốn. Mặt khác, khách hàng chỉ được vay khi giá trị của khoản vay không vượt quá 70% giá trị tài sản đảm bảo. DNNVV một mặt vốn tự có thấp, một mặt giá trị tài sản đảm bảo có giá trị thấp và chưa hoàn chỉnh về thủ tục pháp lý vì vậy ít có khoản vay lớn. Song nguyên nhân cơ bản vẫn là do chi nhánh chưa quan tâm đúng mức tới các khách hàng là DNNVV.

Biểu đồ 2.1: Dư nợ cho vay DNNVV và tổng dư nợ cho vay (tỷ đồng)

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2009 2010 2011 Sep-12

Tổng dư nợ cho vay Dư nợ cho vay DNNVV

Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Đà Lạt 2.2.4.2. Cơ cấu dư nợ cho vay đối với DNNVV

* Cơ cấu theo kỳ hạn

Về cơ cấu theo thời hạn cho vay, xét trong tổng dư nợ thì bình quân dư nợ trung, dài hạn của Vietcombank Đà Lạt giai đoạn 2009-2012 chiếm 63,6%, tuy nhiên số này tập trung chủ yếu cho vay đối với những dự án của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đà lạt (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)