Kết quả kinhdoanh một số sản phẩm bảo hiể my tế tại BVI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạch định chiến lược bảo hiểm y tế tại Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Trang 56 - 78)

Đơn vị: triệu đồng Sản phẩm 2007 2008 2009 Doanh thu (DT) Bồi thƣờng (BT) Tỷ lệ BT (%) Doanh thu (DT) Bồi thƣờng (BT) Tỷ lệ BT (%) Doanh thu (DT) Bồi thƣờng (BT) Tỷ lệ BT (%) CP y tế&VCCC 16.897 4.451 26.3 27.722 4.390 15.84 39.685 8.445 21.28 BV Healthcare 27.129 14.846 54.7 28.057 17.883 63.74 40.268 23.887 59.32 Vietnam Care 18.929 11.074 58.5 33.097 21.939 66.29 29.692 19.359 65.20 Marsh Golden 7.836 4.735 60.4 10.204 1.917 18.79 15.298 4.063 26.56 Aon Premier 10.103 2.012 19.9 14.631 4.507 30.8 13.286 4.840 36.43 BVI- Intercare - - - 12.600 4.536 36 16.932 6.646 39.25 Tổng cộng 80.894 37.118 45.88 126.311 55.172 43.67 155.161 67.240 43.34

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC BẢO HIỂM Y TẾ TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO

HIỂM BẢO VIỆT TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1. Phân tích mô hình SWOT cho hoạch định sản phẩm bảo hiểm y tế tại Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng đƣợc sử dụng nhằm hiểu rõ (1) Điểm mạnh (Strengths), (2) Điểm yếu (Weaknesses), (3) Cơ hội (Opportunities) và (4) Nguy cơ (Threats) trong một dự án hoặc tổ chức kinh doanh. Thông qua phân tích SWOT, doanh nghiệp sẽ nhìn rõ mục tiêu của mình cũng nhƣ các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh hƣởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lƣợc, phân tích SWOT đóng vai trò là một công cụ căn bản nhất, hiệu quả cao giúp cho có cái nhìn tổng thể không chỉ về chính doanh nghiệp mà còn những yếu tố luôn ảnh hƣởng và quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp.

(1) Điểm mạnh cho hoạch định sản phẩm bảo hiểm y tế tại BVI

 Năng lực tài chính mạnh;

Nhƣ đã giới thiệu về Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt ở trên, BVI là thành viên của Tập đoàn tài chính-bảo hiểm Bảo Việt. Năng lực tài chính rất lớn của Tập đoàn sẽ là một lợi thế của BVI trong quá trình kinh doanh và phát triển. Hiện nay Tập đoàn Bảo Việt là doanh nghiệp bảo hiểm có khả năng tài chính lớn nhất trên thị trƣờng bảo hiểm với vốn điều lệ trên 6.800 tỷ đồng, tổng tài sản trên 30.000 tỷ đồng. Với các cổ động chiến lƣợc lớn nhƣ HSBC Insurance (Asia Pacific) là 18,3% vốn điều lệ, Tổng công ty quản lý và kinh doanh vốn nhà nƣớc (SCIC) với 3,56% vốn điều lệ (mua lại VINASHIN

tháng 10 năm 2009) là một lợi thế rất lớn cho Tập đoàn Bảo Việt và công ty trực thuộc.

 Thƣơng hiệu mạnh và uy tín tốt với khách hàng;

Với 50 năm hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt là một cái tên quen thuộc cho những ngƣời làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm tại Việt Nam. BVI là doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất trên thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam có lịch sử lâu đời nhất. Đến năm 1994 (sau gần 30 năm từ khi Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt ra đời), thì Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Minh (BMI), là công ty bảo hiểm thứ hai đƣợc thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Và hầu nhƣ công ty bảo hiểm khác trên thị trƣờng Việt Nam hiện nay còn rất trẻ. Trong quá trình phát triển, BVI đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng khích lệ trong hoạt động kinh doanh và đóng góp vào sự thịnh vƣợng của toàn xã hội. Với khẩu hiệu "Niềm tin vững chắc, cam kết vững bền", BVI là tổng công ty bảo hiểm hàng đầu trên thị trƣờng. Với mạng lƣới các chi nhánh trên toàn quốc. Trong nhiều năm liên tục BVI luôn chiếm thị phần lớn nhất trên thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam.

 Lực lƣợng lao động lớn;

Với bề dày lịch sử hình thành và phát triển, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt là doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trƣờng có lực lƣợng lao động lớn nhất trải đều trên khắp 63 tỉnh thành phố trên cả nƣớc, với hơn 3000 nhân viên và trên 10.000 đại lý. BVI là một doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất ở Việt Nam có mạng lƣới kinh doanh đến các quận, huyện.

(2) Điểm yếucho hoạch định sản phẩm bảo hiểm y tế tại BVI

 Thiếu cách tiếp cận chuyên nghiệp để tiếp cận mục thị trƣờng; Nghiên cứu thị trƣờng chƣa đƣợc chú trọng tại Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt. Hiện nay vẫn chƣa có nghiên cứu thực tế với phân tích nghiệp vụ về đối thủ cạnh tranh, sản phẩm và khách hàng nói chung tại BVI. So sánh

với các công ty môi giới và một số đối thủ cạnh tranh nƣớc ngoài, phƣơng pháp tiếp cận thị trƣờng của BVI là chƣa chuyên nghiệp, đặc biệt là công tác thống kê, đánh giá chƣa đầy đủ. Các sản phẩm bảo hiểm y tế đƣợc ra đời nhƣng không có công cụ tiếp thị hiệu quả. Thậm chí một số thông tin cần thiết về các sản phẩm và dịch vụ không thể hiện đƣợc trên các tài liệu tuyên truyền hƣớng dẫn… Đó là lý do chính tại sao khách hàng nƣớc ngoài và các công ty lớn chỉ ký hợp đồng nếu họ đƣợc một công ty môi giới bảo hiểm đứng ra thu xếp bảo hiểm với BVI.

 Công nghệ thông tin (CNTT) còn chƣa theo kịp sự phát triển; Hệ thống công nghệ thông tin cũng là một điểm yếu của Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt. Gần đây BVI đã có chiến lƣợc về đầu tƣ hệ thống công nghệ thông tin, nhƣng nó chƣa đáp ứng đƣợc sự phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là việc thống kê và quản lý khiếu nại bồi thƣờng. Các công cụ tin học, phần mềm sử dụng cung cấp thông tin còn nghèo nàn, không kết nối giữa các bộ phận chuyên môn với nhau. Vì vậy quản lý đánh giá rủi ro không đƣợc chuyên môn hóa.

(3) Cơ hội cho hoạch định sản phẩm bảo hiểm y tế tại BVI

 Có cơ hội phát triển cùng với tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế; Khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới, và Việt Nam đƣợc đánh giá cao về tốc độ phát triển kinh tế. Tổng sản phẩm thu nhập quốc dân của Việt Nam (GNP) đã có đƣợc sự tăng trƣởng ấn tƣợng trong những năm gần đây, và song song với tỷ lệ tăng trƣởng của nền kinh tế, là tăng trƣởng của ngành y tế và nhu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Nhiều doanh nghiệp mua bảo hiểm y tế thƣơng mại cho nhân viên nhƣ là một đãi ngộ để ngƣời lao động yên tâm làm việc, đặc biệt là lợi ích bảo hiểm y tế thƣơng mại với số tiền bảo hiểm lên đến hàng triệu đô la Mỹ /năm.

 Chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ kém đƣợc cung cấp bởi đối thủ cạnh tranh. Hầu nhƣ các công ty kinh doanh bảo hiểm trong nƣớc trên thị trƣờng hiện nay đều là các công ty trẻ và kinh nghiệm ít hơn Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt. Các công ty này rất ít sản phẩm và dịch vụ tốt về cung cấp bảo hiểm y tế thƣơng mại. Có một số công ty bảo hiểm nƣớc ngoài mới thâm nhập vào thị trƣờng Việt Nam nhƣ Liberty, AIG, ACE .., tất cả các công ty này đều có đƣợc sự chuyên nghiệp, nhƣng họ phải mất thời gian để nghiên cứu thị trƣờng và thị yếu của khách hàng. Hầu nhƣ tất cả các sản phẩm có sẵn trên thị trƣờng đƣợc thiết kế bởi BVI, và công ty bảo hiểm khác sao chép lại một phần từ các sản phẩm đó.

(4) Các mối đe dọa cho hoạch định sản phẩm bảo hiểm y tế tại BVI

 Sức cạnh tranh ngày càng tăng;

Trong bất kỳ thị trƣờng nào, sức cạnh tranh tăng lên luôn luôn là một mối đe dọa lớn, và thị trƣờng bảo hiểm y tế thƣơng mại không phải là một ngoại lệ. Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt sẽ chịu áp lực cạnh tranh trực tiếp từ các công ty bảo hiểm nƣớc ngoài tại Việt Nam ngày một tăng với kỹ năng chuyên nghiệp, hiện đại của họ. Mặt khác các công ty bảo hiểm trong nƣớc đƣợc sự hỗ trợ bởi các công ty bảo hiểm nƣớc ngoài và các công ty môi giới nƣớc ngoài cũng đang phát triển không ngừng trong lĩnh vực bảo hiểm nói chung và lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm y tế thƣơng mại nói riêng.

 Việc trục lợi bảo hiểm và quản lý bồi thƣờng chi phí y tế gặp khó khăn; Trục lợi bảo hiểm là một vấn đề phức tạp trong kinh doanh bảo hiểm. Hơn nữa, rủi ro trong bảo hiểm y tế có liên quan đến sức khỏe con ngƣời nên rất khó để quản lý. Báo cáo y tế đôi khi không đƣợc cung cấp cho nhà bảo hiểm do yếu tố bí mật cá nhân. Mặt khác, chi phí thuốc men và chăm sóc y tế đang gia tăng từng ngày, đặc biệt là giá thuốc nhập khẩu, Chính phủ đang cố gắng tìm phƣơng pháp để kiểm soát nhƣng chƣa có hiệu quả thực sự.

3.1.1. Hoạch định chiến lƣợc sản phẩm bảo hiểm y tế tại Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt

Qua phân tích mô hình SWOT về bảo hiểm y tế tại Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt (BVI). Lợi thế về kinh doanh bảo hiểm y tế của BVI nhƣ đã đƣợc phân tích, cùng với khả năng tài chính vững mạnh, 50 năm kinh nghiệm, lực lƣợng lao động rất lớn, và sản phẩm bảo hiểm y tế cũng nhƣ kênh phân phối rất phong phú, tuy nhiên BVI cũng nhận ra những thách thức phải đối mặt nhƣ đối thủ cạnh tranh, gian lận trục lợi trong bồi thƣờng bảo hiểm y tế cao ... Công tác hoạch định chiến lƣợc để cải thiện kinh doanh sản phẩm bảo hiểm y tế cho giai đoạn tiếp theo tại BVI là:

 Mục tiêu thị trƣờng của bảo hiểm y tế;

Mục tiêu thị trƣờng của sản phẩm bảo hiểm y tế là tập trung tại các thành phố thƣơng mại lớn, nhƣ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM)... Đối với các thị trƣờng này, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt cần cung cấp các sản phẩm bảo hiểm y tế linh động, có quyền lợi bảo hiểm tổng hợp với số tiền bảo hiểm phong phú. Các chƣơng trình bảo hiểm có thể đƣợc điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn lớn, ngƣời thu nhập cao và ngƣời nƣớc ngoài yêu cầu cho việc chăm sóc y tế tiên tiến mà họ đang mong muốn.

Các thị trƣờng quan trọng khác là các thị trƣờng có các khu công nghiệp lớn nhƣ Đồng Nai, Bình Dƣơng, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Bắc Ninh... nơi đặt các nhà máy công nghiệp lớn. Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt đã cung cấp thành công nhiều hợp đồng bảo hiểm lớn cho các doanh nghiệp có hàng nghìn nhân viên, các chƣơng trình bảo hiểm y tế cho nhu cầu của khu vực này cũng cần hết sức linh động, cũng nhƣ việc đóng phí bảo hiểm cũng cần phải linh động, có thể do ngƣời sử dụng lao thanh toán một phần, và ngƣời lao động thanh toán một phần….

Các công ty môi giới bảo hiểm vẫn là kênh phân phối chính cho bảo hiểm y tế, hàng năm kênh phân phối này vẫn đem về cho Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt hơn 50% doanh thu bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, BVI cũng trực tiếp kinh doanh sản phẩm bảo hiểm y tế này qua các kênh phân phối sẵn có của mình trên cơ sở kết hợp với các sản phẩm truyền thống. Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt cần đẩy mạnh các kênh khai thác bảo hiểm y tế mới, đó là kênh phân phối qua các ngân hàng và tổ chức tín dụng (Bancassurance), tức là thông qua các ngân hàng để cung cấp sản phẩm đến ngƣời sử dụng. Bên cạnh đó BVI cần xây dựng chiến lƣợc phát triển thƣơng mại điện tử trong kinh doanh bảo hiểm nói chung vào sản phẩm bảo hiểm y tế nói riêng nhƣ bán hàng trực tuyến...

 Sản phẩm;

Sản phẩm bảo hiểm y tế của Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt sẽ không ngừng đƣợc nghiên cứu, thiết kế theo hƣớng toàn diện, hiện đại đáp ứng đƣợc yêu cầu đa dạng của khách hàng.

Trong hoạch định chiến lƣợc bảo hiểm y tế tại Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, BVI sẽ tập trung chủ đạo vào các mặt sau: Cải thiện hệ thống công nghệ thông tin, phát triển các kênh phân phối mới, và cải thiện dịch vụ khách hàng.

3.1.2. Hoạch định chiến lƣợc cải thiện hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động và quản lý kinh doanh bảo hiểm y tế

Trong thế giới kỹ thuật số hiện nay, môi trƣờng kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng. Để tồn tại và phát triển thành công, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt phải không chỉ sử dụng các phƣơng pháp truyền thống nhƣ giảm phí bảo hiểm, sửa đổi sản phẩm…mà BVI cũng cần thực hiện các hoạt động mang tính chất nhiều sáng tạo trong tổ chức, quản lý quy trình kinh doanh để làm cho hoạt động kinh doanh đƣợc hiệu quả hơn. Những hoạt động này có

thể đƣợc thay đổi từ việc phát triển hệ thống công nghệ thông tin. Nhờ hỗ trợ của công nghệ thông tin, các phần mềm quản lý tiên tiến, BVI đã tạo ra đƣợc sự liên kết giữa các bộ phận từ kinh doanh trực tiếp đến bộ phận giải quyết bồi thƣờng, điều này đã làm giảm đáng kể các rủi ro trong trục lợi bảo hiểm cũng nhƣ trong chi phí bán hàng.

Các cuộc cách mạng về công nghệ tin hoc diễn ra liên tục và thay đổi nhanh chóng mang lại cơ hội lớn cũng nhƣ các rủi ro đem lại của nó. Cạnh tranh không phải là giữa các sản phẩm mà còn phục thuộc vào tốc độ đáp ứng yêu cầu nữa. BVI đã có một cơ sở hạ tầng CNTT tốt, với hai phần mềm chính đang sử dụng là:

Phần mềm Lotus Notes: trong những năm đầu 2000, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt đã nghiên cứu và bắt đầu đƣa hệ thống phần mềm Lotus Notes vào sử dụng. Tuy nhiên nó chỉ liên kết đƣợc giữa trụ sở chính Tổng công ty và hai đơn vị lớn của Tổng công ty là Bảo Việt Hà Nội và và Bảo Việt Sài Gòn tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2008 BVI bắt đầu kết nối tất cả các đơn vị thành viên trên toàn quốc bằng hệ thống Lotus Notes. Với hệ thống này, dữ liệu mạng có thể dễ dàng đƣợc chia sẻ và tất cả các nhân viên và cán bộ quản lý có thể giao tiếp với nhau về quản trị các văn bản gửi đến, gửi đi, phân công và báo cáo công việc hàng ngày, giao dịch giữa trụ sở chính và các chi nhánh hàng ngày.

Phần mềm InsureJ: trong năm 2010, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt đã đầu tƣ vào nâng cao hệ thống CNTT, mà nó có thể quản lý đƣợc tất cả hoạt động kinh doanh trong toàn hệ thống của Tổng công ty và đó là phần mềm InsureJ, phần mềm đã đáp ứng đƣợc các yêu cầu quan trọng đó là ruy cập đƣợc các dữ liệu tài chính của toàn bộ hệ thống, quản lý dữ liệu tập trung để quản lý tại Tổng công ty, quản trị kinh doanh từ việc cấp đơn bảo hiểm, đển giải quyết bồi thƣờng tất cả các loại hình kinh doanh bao gồm cả sản phẩm

bảo hiểm y tế, chiết suất các báo cáo thống kê có chất lƣợng cao đáp ứng các yêu cầu nhanh chóng và chính xác. Ngoài ra để đáp ứng đƣợc các yêu cầu công việc khác, BVI vẫn đang sử dụng các công cụ hỗ trợ tin học khác nhƣ: BVaccount cho phân hệ quản lý kế toán, BVcare cho việc theo dõi và giải quyết bảo hiểm y tế….

Tuy nhiên các công cụ công nghệ tin học nay cũng bộc lộ những hạn chế: Dữ liệu đƣợc truyền tải chủ yếu qua Internet, hệ thống thiếu đồng bộ, không mang cao tính bảo mật, an ninh và hoạt động không ổn định. Các công ty thành viên của BVI không có kết nối đƣợc toàn bộ. Vậy nên không thể áp dụng các ứng dụng tập trung khó khăn trong việc quản lý, điều hành. Từ đó không có đƣợc lợi thế cạnh tranh trên toàn quốc.

Để kế hoạch kinh doanh nói chung cũng nhƣ thực hiện thành công chiến lƣợc kinh doanh sản phẩm bảo hiểm y tế, BVI cần mạnh dạn đầu tƣ một

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạch định chiến lược bảo hiểm y tế tại Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Trang 56 - 78)