Một số sản phẩm bảo hiể my tế thƣơng mại trên thị trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạch định chiến lược bảo hiểm y tế tại Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Trang 42 - 49)

1 Premier Aon Care BVI

2 Việt Nam Care BVI

3 Marsh Golden Care BVI

4 Bảo Việt Healthcare BVI

6 BVI – InterGlobal BVI

7 Aon Care BMI

8 PVI Care PVI

9 PVI Energy Care PVI

10 PTI Care PTI

11 Một số sản phẩm quốc tế khác ACE, AIG, ITG

Nguồn: Báo cáo sản phẩm của BVI của năm 2013 Cùng với sự phát triển năng động của nền kinh tế Việt Nam, thị trƣờng bảo hiểm y tế thƣơng mại cũng có rất nhiều tiềm năng để phát triển. Khi Việt Nam gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam đã có đƣợc sự phát triển nhanh trong những năm gần đây, trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực và trên thế giới với tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế từ 7- 8%/ năm trong nhiều năm liên tục. Sự thay đổi từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung sang mô hình kinh tế thị trƣờng, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện. Thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng từ 220 đô la Mỹ năm 1994 lên 1.070 đô la Mỹ năm 2009, và 1.960 đô la Mỹ năm 2013. Vào cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra suy thoái kinh tế trên khắp thế giới và Việt Nam không phải là một ngoại lệ, kéo theo tốc độ tăng trƣởng kinh tế bị giảm thấp (năm 2008 là 6,23%, và 2009 là 5,24%). Tuy nhiên điều này cũng không làm ảnh hƣởng nhiều đến các lĩnh vực cung cấp dịch vụ trong đó có dịch vụ bảo hiểm thƣơng mại. Tổng doanh thu thị trƣờng bảo hiểm thƣơng mại năm 2013 của Việt Nam đạt khoảng 47.010 tỷ đồng, tăng trƣởng 14% so với cùng kỳ 2012, trong đó bảo hiểm nhân thọ ƣớc đạt 22.650 tỷ đồng tăng trƣởng 23%, bảo hiểm phi nhân thọ 24.350 tỷ đồng tăng trƣởng 7%. Đầu tƣ vào nền kinh tế quốc dân khoảng 105.340 tỷ đồng tăng trƣởng 17,6%. Trong đó, bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm có doanh thu lớn thứ ba với tổng số phí bảo hiểm thu trực tiếp đạt khoảng 5.091 tỷ đồng tăng

trƣởng 26% so với cùng kỳ 2012, số tiền phải bồi thƣờng là 2.162 tỷ đồng, dự phòng bồi thƣờng là 256 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thƣờng bảo hiểm y tế 2013 là 47%. Các doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam là Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt với doanh thu phí bảo hiểm y tế là 1.946 tỷ đồng, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Minh là 733 tỷ đồng, Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí là 444 là tỷ đồng... Kinh tế phát triển nhanh chóng đi cùng đó là nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cũng tăng cao. Khi ngƣời dân có thu nhập cao hơn, thì ngƣời dân sẽ quan tâm hơn tới các vấn đề để làm sao có cuộc sống khỏe mạnh và an toàn. Để giải quyết vấn đề đó là tham gia bảo hiểm y tế thƣơng mại để đảm bảo tài chính khi không may gặp rủi ro phải điều trị, cũng nhƣ để đƣợc hƣởng các dịch vụ y tế chất lƣợng cao tại các cơ sở y tế. Trong khi đó hệ thống bảo hiểm y tế nhà nƣớc chỉ có thể thanh toán các chi phí điều trị y tế thông thƣờng và một số hạng mục dịch vụ kỹ thuật cao nhất định, cùng với đó là thanh toán hạn chế theo tỷ lệ, theo tuyến điều trị. Đã có nhiều ngƣời dân có xu hƣớng tham gia bảo hiểm y tế thƣơng mại mặc dù đã có bảo hiểm y tế nhà nƣớc không chỉ cho bản thân mà cả ngƣời thân trong gia đình. Nhiều doanh nghiệp cũng tham gia bảo hiểm y tế thƣơng mại cho công nhân viên trong doanh nghiệp để chăm sóc sức khỏe cho nhân viên, cũng nhƣ là một lợi thế hấp dẫn để giữ nhân viên của họ. Qua phân tích về bảo hiểm y tế tại một số quốc gia, nhận thấy rằng luôn tồn tại 2 hệ thống bảo hiểm y tế là bảo hiểm y tế nhà nƣớc và bảo hiểm y tế thƣơng mại. Việc phát triển của bảo hiểm y tế thƣơng mại phụ thuộc chính sách quản lý của nhà nƣớc, hệ thống bảo hiểm y tế nhà nƣớc, và khả năng tài chính của ngƣời dân.

2.2. Thực trang kinh doanh sản phẩm bảo hiểm y tế tại Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt

Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt (BVI), tên trƣớc đây là Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) đƣợc thành lập theo Quyết định 179/CP ngày 17 Tháng 12 năm 1964, của Hội đồng Bộ trƣởng, và bắt đầu hoạt động vào ngày 15 tháng 1 năm 1965. Bảo Việt bắt đầu kinh doanh với vốn điều lệ ban đầu là 10.000.000 đồng, với 20 nhân viên, và chỉ cung cấp một vài sản phẩm bảo hiểm truyền thống. Vào lúc đó, Bảo Việt chỉ có một trụ sở chính tại Hà Nội và một chi nhánh tại thành phố Hải Phòng.

Để đáp ứng yêu cầu hội nhập trong các giai đoạn phát triển trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính, và thực hiện thành công chiến lƣợc phát triển thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam, ngày 01 tháng 3 năm 1996, đƣợc sự uỷ quyền của thủ tƣớng chính phủ, Bộ trƣởng Bộ Tài chính đã ra quyết định thành lập lại Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt). Bảo Việt đƣợc Nhà nƣớc xếp loại “Doanh nghiệp Nhà nƣớc hạng đặc biệt” trở thành 1 trong 25 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

Ngày 29 tháng 8 năm 2003, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 175/QD-TTg, về việc phê duyệt Chiến lƣợc phát triển của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt). Theo chiến lƣợc này, Bảo Việt sẽ trở thành một Tổng công ty Tài chính-Bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam, và có thể cung cấp một loạt các dịch vụ tài chính kết hợp với chất lƣợng cao. Ngày 28 tháng 11 năm 2005, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 310/2005/QĐ- TTg phê duyệt đề án cổ phần hóa của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam và hình thành việc thành lập thí điểm Tập đoàn Tài chính-Bảo hiểm Bảo Việt.

Năm 2007 đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử của Bảo Việt chuyển đổi từ doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nƣớc sang một công ty cổ phần với mô hình công ty mẹ, công ty con. Ngày 23 Tháng 1 Năm 2008, Tập đoàn Tài chính-Bảo hiểm Bảo Việt tổ chức lễ ra mắt, và công bố việc thành lập các

công ty con 100% vốn chủ sở hữu, trong đó có Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt (BVI).

Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt là công ty thành viên đƣợc Tập đoàn Bảo Việt đầu tƣ 100% vốn. Với hệ thống mạng lƣới gồm 67 công ty thành viên và hơn 300 phòng kinh doanh phục vụ khách hàng trên toàn quốc, hơn 3.000 cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, tiềm lực tài chính vững mạnh, sản phẩm đa dạng và ƣu việt, năng lực quản trị – kinh doanh, quản lý rủi ro và giải quyết bồi thƣờng tốt, Bảo hiểm Bảo Việt tự tin về khả năng tƣ vấn và đáp ứng mọi yêu cầu bảo hiểm của khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Mục tiêu của Bảo hiểm Bảo Việt là không ngừng nâng cao chất lƣợng dịch vụ khách hàng, phát triển các sản phẩm bảo hiểm cá nhân, bảo hiểm cho các doanh nghiệp với thiết kế đa dạng, ƣu việt và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Trong những năm gần đây, Bảo hiểm Bảo Việt là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc triển khai mô hình kinh doanh theo định hƣớng quản lý tập trung, đa dạng hóa sản phẩm và kênh phân phối, đẩy mạnh công tác quản lý rủi ro và xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. Năm 2013, thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ chỉ tăng trƣởng 7,46% - mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây do chịu tác động bất lợi của nền kinh tế: tăng trƣởng GDP thấp, đà phục hồi kinh tế chậm, Chính phủ thắt chặt đầu tƣ công, đầu tƣ xã hội giảm, ngành vận tải khó khăn dẫn đến nhu cầu bảo hiểm giảm, tình trạng nợ phí bảo hiểm cao, trục lợi bảo hiểm gia tăng. Năm 2013 cũng là năm có nhiều sự kiện bảo hiểm xảy ra gây tổn thất lớn nhƣ tổn thất về tôm, bão lớn liên tiếp, các vụ cháy nổ nhà máy sản xuất… gây ảnh hƣởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm. Trong bối cảnh đó, Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt vẫn tiếp tục giữ vững ngôi vị dẫn đầu thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam cả về thị phần và doanh thu bảo hiểm, và đạt

đƣợc kết quả kinh doanh khả quan và tăng trƣởng bền vững trên tất cả các lĩnh vực, với tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ đang triển khai nhƣ:

 Bảo hiểm xe cơ giới

 Bảo hiểm con ngƣời

 Bảo hiểm tài sản

 Bảo hiểm Kỹ thuật

 Bảo hiểm trách nhiệm

 Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt

 Bảo hiểm dầu khí hàng không

 Bảo hiểm hàng hóa

 Bảo hiểm thân tàu biển

 Bảo hiểm nông nghiệp

 Tái bảo hiểm

 Giám định tổn thất, bồi thƣờng bảo hiểm

 Đầu tƣ tài chính

Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt đã đạt đƣợc sự tăng trƣởng mạnh mẽ và duy trì vị trí hàng đầu trên thị trƣờng kinh doanh bảo hiểm Việt Nam trong nhiều năm. Hàng năm BVI đều giữ tốc độ tăng trƣởng cao, chiếm thị phần chi phối ở nhiều nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ trọng điểm, trong đó đặc biệt ấn tƣợng bởi với một giai đoạn tăng trƣởng nhanh chóng nghiệp vụ bảo hiểm y tế với tốc độ tăng trƣởng 30% đến 50% hàng năm trong những năm gần đây. Liên tiếp trong nhiều năm qua, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt luôn chiếm lĩnh thị phần lớn nhất với trên 20% toàn thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam.

0 5 10 15 20 25 30

BVI 28% BMI 14% PVI 20% PJICO 9% PTI 3% Khác 26%

Hình 2.1: Thị phần bảo hiểm phi nhân thọ của BVI năm 2009

Nguồn: Báo cáo thường niên của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam năm 2009

Hình 2.2: Thị phần bảo hiểm phi nhân thọ của BVI năm 2012

Hình 2.3: Thị phần bảo hiểm phi nhân thọ của BVI năm 2013

Nguồn: Báo cáo thường niên của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam năm 2013

Năm 2013 Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt đạt tổng doanh thu đạt 6.646 tỷ đồng; tăng trƣởng 3,8% so với năm 2012. Trong đó tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt 5.673 tỷ đồng, tăng trƣởng 5,4% so với năm 2012, vƣợt 3,4% so với kế hoạch đƣợc giao. Tỷ lệ bồi thƣờng gốc đạt 54,2%, thấp hơn kế hoạch đặt ra là 55,3%. Tỷ lệ chi quản lý doanh nghiệp nếu không tính trích lập dự phòng nợ khó đòi ngoài dự kiến (55 tỷ đồng trong tổng số 70 tỷ) là 12% theo đúng kế hoạch và chiếm hơn 23% thị phần của thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ. Tổng lợi nhuận trƣớc thuế đạt gần 400 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạch định chiến lược bảo hiểm y tế tại Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Trang 42 - 49)