CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN ẢNH HƢỞNG TỚI PHÁT TRIỂN KINH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cải cách thủ tục hành chính trong công tác tiếp công dân nhằm phát triển kinh tế xã hội ở Phú Thọ (Trang 34 - 38)

KINH TẾ XÃ HỘI

1.3.1. Thủ tục hành chính trong công tác tiếp công dân với vấn đề phát triển kinh tế xã hội triển kinh tế xã hội

Việc tiếp công dân phải thực hiện theo các trình tự thủ tục và nguyên tắc luật định nhƣ đã trình bày ở trên có ảnh hƣởng lớn tới việc giữ vững an ninh, ổn định chính trị xã hội và tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phƣơng, thể hiện:

- Với yêu cầu thủ tục phải có lịch tiếp công dân và lịch đƣợc niêm yết công khai giúp cho công dân muốn đến trình bày phản ánh, khiếu nại, tố cáo biết đƣợc chính xác thời gian để gặp ngƣời có thẩm quyền giải quyết vào thời gian nào và ai là ngƣời có thẩm quyền giải quyết để từ đó chuẩn bị chu đáo các tài liệu, chứng cứ cho việc khiếu kiện và giúp cho công dân không phải mất thời gian và chi phí đi lại nhiều lần.

- Việc không lập sổ ghi chép hoặc ghi chép không đầy đủ vào sổ theo dõi tiếp công dân những việc công dân trình bày khiến cho ngƣời có thẩm quyền giải quyết không nắm đƣợc rõ ràng nội dung cũng nhƣ tính chất cụ thể của sự việc dẫn đến hiệu quả giải quyết khiếu kiện không cao, không đảm bảo khách quan. Do vậy, công dân không đƣợc giải quyết thỏa đáng lại tiếp tục đi khiếu kiện lên cấp trên làm tăng chi phí và thời gian của công dân, mặt khác trong các trƣờng hợp khiếu kiện đông ngƣời còn làm cho công dân trong địa phƣơng không tập trung nguồn lực vào sản xuất và làm mất ổn định an ninh chính trị tại địa phƣơng.

- Việc chuyển đơn thƣ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo trình tự thủ tục nếu thực hiện không tốt (chuyển đơn không đúng nơi, không đúng thẩm quyền giải quyết) làm cho đơn thƣ chuyển lòng vòng khắp nơi, kéo dài thời gian giải quyết và gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Với những vụ

phức tạp, đông ngƣời có thể khiến ngƣời dân ở địa phƣơng không yên tâm làm ăn, suốt ngày kéo đi khiếu kiện dẫn đến mất ổn định chính trị xã hội, chính quyền địa phƣơng không tập trung nguồn lực để phát triển, mặt khác chính những ngƣời dân đi khiếu kiện cũng mất thời gian và công sức cho việc khiếu kiện, những khoản thu nhập có đƣợc không đƣợc tái đầu tƣ mà dùng làm chi phí đi lại, các chi phí phát sinh do khiếu kiện gây ra.

Nhƣ vậy, thủ tục hành chính trong công tác tiếp công dân góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, bởi có “an cƣ mới lập nghiệp” mỗi công dân ở bất cứ đâu họ có đƣợc câu trả lời thỏa đáng, có lý có tình đối với những băn khoăn, những trăn trở của họ thì chắc chắn họ có niềm tin vào sự lãnh đạo của chính quyền địa phƣơng mới cố gắng hết sức để có những cống hiến tích cực giúp địa phƣơng phát triển vững chắc.

Mặt khác đây cũng là kênh thông tin vô cùng quan trọng giúp các nhà lãnh đạo địa phƣơng có thể nắm bắt đƣợc hiệu quả làm việc của bộ máy hành chính của địa phƣơng mình, đồng thời thấy đƣợc những bất cập trong cơ chế, chính sách và các văn bản pháp luật để từ đó thay đổi phù hợp với tình hình thực tế giúp cho ngƣời dân có đƣợc niềm tin vào chính quyền hơn và từ đó ngƣời dân có thể yên tâm sản xuất tăng thu nhập cho bản thân cũng nhƣ nâng cao đời sống xã hội của địa phƣơng.

1.3.2. Công tác tiếp công dân ảnh hưởng tới phát triển kinh tế xã hội

Đảng và Nhà nƣớc ta đã xác định tiếp công dân là một quy chế làm việc và là nhiệm vụ quan trọng của hệ thống hành chính Nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Nếu làm tốt khâu này thì tiếng nói của ngƣời dân đến Trung ƣơng, đến các cấp chính quyền có thể đƣợc xử lý, giải quyết tốt. Làm tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại góp phần xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, đảm bảo ổn định xã hội, tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của ngƣời dân.

Mặt khác, thực hiện tốt công tác tiếp công dân giúp các ngành, các cấp nhận đƣợc những thông tin phản hồi kịp thời về hiệu lực các quyết sách của Đảng và Nhà nƣớc, trên cơ sở đó để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với đời sống xã hội.

Trong quá trình tiếp công dân, việc bố trí cán bộ không đủ năng lực chuyên môn, không nắm vững chính sách pháp luật, chƣa am hiểu thực tế, không đủ nhiệt tình và trách nhiệm tiếp công dân là yếu tố ảnh hƣởng lớn nhất tới thành công của việc tiếp công dân. Điều này dẫn tới việc công dân không trình bày các khiếu nại, phản ảnh của mình tới cấp có thẩm quyền nắm đƣợc vấn đề, xem xét và giải quyết. Do đó, công dân phải đi lại nhiều lần và vƣợt cấp lên trên làm cho công dân phải mất khá nhiều chi phí cho việc đi lại và mất thời gian để tái sản xuất ra sản phẩm cho xã hội.

Cán bộ tiếp công dân phải có thái độ lịch thiệp, nhã nhặn, quan tâm đến yêu cầu và đòi hỏi của ngƣời dân. Sự tinh tế trong giao tiếp, thái độ quan tâm thực sự có thể tạo nên cảm giác tin cậy, hài lòng cho ngƣời khiếu nại, tố cáo.

Thông qua việc tiếp công dân và đối thoại đã lắng nghe đƣợc tâm tƣ, nguyện vọng của dân, nắm đƣợc khả năng, trách nhiệm, phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức. Đồng thời, qua công tác tiếp công dân, giải quyết KN, TC, các cán bộ, lãnh đạo đã trực tiếp tuyên truyền, giải thích đƣờng lối, chính sách, pháp luật cho nhân dân, xử lý đƣợc những vụ việc phức tạp, hạn chế khiếu kiện vƣợt cấp.

Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác tiếp công dân còn giúp cho ngƣời dân không phải đi lại nhiều lần, giảm đáng kể chi phí đi lại và thời gian của công dân, cũng nhờ đó mà công dân có thời gian, nhân lực để sản xuất ra các sản phẩm tạo thu nhập cho bản thân và tăng thu nhập quốc dân.

Nhƣ vậy, cải cách các thủ tục hành chính trong công tác tiếp công dân, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tiếp nhận các thông tin phản hồi từ phía công

dân không chỉ góp phần xây dựng chính quyền, đảm bảo ổn định xã hội mà nó còn góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, tăng thu nhập quốc dân cho đất nƣớc.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN Ở PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cải cách thủ tục hành chính trong công tác tiếp công dân nhằm phát triển kinh tế xã hội ở Phú Thọ (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)