VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cải cách thủ tục hành chính trong công tác tiếp công dân nhằm phát triển kinh tế xã hội ở Phú Thọ (Trang 38 - 39)

Phú Thọ là tỉnh miền núi, đƣợc tái lập từ ngày 01/01/1997, có diện tích tự nhiên là 3.532 km2, dân số khoảng 1,4 triệu ngƣời, có 21 dân tộc sinh sống, có 13 đơn vị hành chính cấp huyện với 274 xã, phƣờng, thị trấn.

Bƣớc vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đối mặt với những khó khăn thách thức trong xu thế kinh tế mở cửa và hội nhập, Phú Thọ có những lợi thế đáng kể, đó là:

- Thuận lợi về giao thông, là tỉnh trung gian nối giữa các tỉnh phía bắc với thủ đô Hà Nội bằng cả đƣờng bộ, đƣờng sông, đƣờng sắt.

- Phú Thọ đã, đang đƣợc các nhà đầu tƣ quan tâm, nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm, nằm trong qui hoạch phát triển đối với tỉnh có đất tổ Vua Hùng, có nguồn lực tại chỗ để phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội.

Đời sống kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ những năm qua có sự khởi sắc, cơ cấu kinh tế có chuyển hƣớng tích cực, tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp; giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế.

Cùng với sự phát triển chung, quá trình tiến hành công nghiệp hoá, đô thị hoá với việc xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng nhiều, đất đai sản xuất ngày càng bị thu hẹp, nơi ở phải di chuyển, đời sống chƣa ổn định, cộng với sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trƣờng, tiền tệ hoá giá trị và lợi ích đƣợc thể hiện rõ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Giá trị đất đai không ngừng đƣợc tăng lên trong khi đó cơ chế chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về quản lý và sử dụng đất đai ban hành thiếu đồng bộ, chƣa kịp thời, chƣa phù hợp với thực tiễn cuộc sống đang diễn ra, những yếu tố đó đã ảnh hƣởng rất

lớn đến tƣ tƣởng của con ngƣời làm nảy sinh nhiều vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực đất đai, nhà cửa, đền bù, chính sách xã hội....

Mặt khác, do việc quản lý, điều hành ở một số cơ quan, đơn vị thiếu toàn diện, không công khai, một số chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi của dân chậm đƣợc giải quyết hoặc giải quyết không đúng, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nƣớc, quyền lợi của công dân dẫn đến phát sinh đơn khiếu tố; một số cơ quan, đơn vị chƣa thực hiện tốt quy chế dân chủ, nhất là trong các lĩnh vực nhậy cảm, dễ phát sinh khiếu kiện nhƣ: Đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ bản, huy động các khoản đóng góp của nhân dân, miễn giảm thuế…

Do đó, việc giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế bền vững nói chung và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo nói riêng đang là vấn đề thời sự đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành giải quyết. Thực hiện tốt Luật Khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là công tác tiếp công dân; nhận xử lý đơn khiếu nại, tố cáo là góp phần giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cải cách thủ tục hành chính trong công tác tiếp công dân nhằm phát triển kinh tế xã hội ở Phú Thọ (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)