Một số bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cải cách thủ tục hành chính trong công tác tiếp công dân nhằm phát triển kinh tế xã hội ở Phú Thọ (Trang 60 - 68)

Từ thực tiễn công tác tiếp công dân 5 năm qua trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tôi mạnh dạn rút ra một số kinh nghiệm bƣớc đầu trong công tác này:

Một là, nâng cao vai trò của công tác tiếp công dân.

Xem việc tiếp công dân là bƣớc đầu giải quyết khiếu nại; tố cáo của công dân trong hoạt động quản lý Nhà nƣớc và bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể, của nhân dân. Với vai trò “dân là gốc” Đảng và Nhà nƣớc ta vô cùng coi trọng và quan tâm đến việc tiếp công dân.

Qua đó nắm bắt kịp thời các thông tin để lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành Nhà nƣớc ngày một tốt hơn, nhằm đƣa đƣờng lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc thành hiện thực.

- Tiếp công dân là tạo điều kiện để nhân dân trực tiếp tham gia quản lý Nhà nƣớc, quản lý xã hội

Tổ chức tốt công tác tiếp dân là biểu hiện cụ thể quan điểm “dân là gốc” của Đảng và Nhà nƣớc ta. Thông qua công tác tiếp dân, mối quan hệ máu thịt giữa dân với Đảng, Nhà nƣớc càng gắn bó hơn, để Đảng và Nhà nƣớc hiểu dân hơn và để cho nhân dân hiểu rõ hơn về Đảng, Nhà nƣớc, về phẩm chất, năng lực của cán bộ, công chức.

Thông qua việc tiếp dân, các cơ quan Nhà nƣớc nắm đƣợc tâm tƣ, nguyện vọng của nhân dân đối với các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc để kịp thời chấn chỉnh, bổ sung, sửa đổi hoặc huỷ bỏ các nội dung không còn phù hợp. Đồng thời Đảng và Nhà nƣớc nắm đƣợc tình hình thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc ở các địa phƣơng, nắm đƣợc phẩm chất, năng lực của cán bộ, công chức. Qua đó để nâng cao, hoàn thiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý trong tổ chức Đảng và cơ quan Nhà nƣớc.

- Tiếp công dân là bƣớc đầu giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân Tiếp công dân là một khâu rất quan trọng đầu tiên trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Vì công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các cấp, các ngành luôn luôn dựa vào dân để nhân dân cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ cho việc giải quyết khiếu nại, tố cáo phù hợp với thực tiễn hoạt động của địa phƣơng, đơn vị.

Thực tiễn cho thấy, nếu tổ chức tốt công tác tiếp dân; tiếp dân có hiệu quả thì hạn chế rất nhiều việc công dân khiếu nại tố cáo tiếp theo. Nếu trong

tiếp dân các cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức xã hội, ngƣời có thẩm quyền không quan tâm giải quyết thoả đáng các khiếu nại tố cáo, thỉnh cầu của dân, thì dân vẫn khiếu kiện tiếp và khiếu kiện vƣợt cấp.

Hai là, tổ chức chỉ đạo thật tốt công tác hoà giải ở cơ sở, phải phát huy đƣợc vai trò các tổ chức đoàn thể tham gia việc hoà giải kịp thời, phát huy, khơi gợi quan hệ tốt đẹp của tình làng nghĩa xóm, quan hệ họ mạc, dòng tộc. Làm tốt việc giải thích, thuyết phục, tuyên truyền hoà giải trong nội bộ nhân dân, tránh đƣợc những phát sinh khiếu kiện lên các cấp, các ngành. Cụ thể cần thể hiện đƣợc vai trò của các đơn vị tại cơ sở nhƣ:

- Vai trò của cấp ủy Đảng, ngƣời đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nƣớc cấp xã, huyện:

Công tác tiếp dân giải quyết KNTC đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà nƣớc. Làm tốt công tác này có nghĩa to lớn trong việc tạo niềm tin của nhân dân với Đảng, bộ máy chính quyền. Vì vậy cần phải phát huy vai trò sức mạnh của cả hệ thống chính trị, ngƣời đứng đầu các cơ quan hành chính trong việc tiếp dân, giải quyết KNTC. Từ thực tiễn công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa phƣơng cho thấy: nơi nào đƣợc sự quan tâm đúng mức của các cấp ủy Đảng, của ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị thì nơi đó công tác tiếp dân, giải quyết KNTC đạt hiệu quả cao, và ngƣợc lại.

- Vai trò của các tổ chức đoàn thể:

Khiếu nại, tố cáo phát sinh ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đối tƣợng khiếu kiện phần lớn thuộc thành viên trong các đoàn thể nhƣ: nông dân, hội phụ nữ, cựu chiến binh, đoàn thanh niên,…do vậy cần đề cao vai trò tổ chức hội tham gia vào quá trình giải quyết đơn thƣ, tự hòa giải, xác minh, củng cố hồ sơ chứng cứ đơn thƣ đến thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nếu thực hiện tốt sự phối hợp giữa các đoàn thể thì các khiếu kiện

đơn giản sẽ đƣợc giải quyết ngay từ khi mới phát sinh, tránh “cái sẩy nẩy cái ung” trong khiếu kiện của công dân.

- Vai trò của các cơ quan đơn vị, cơ sở xã:

Các vụ việc phát sinh từ cơ sở nếu đƣợc các cấp ủy quan tâm, định hƣớng giải quyết, UBND xã thực hiện triệt để, kịp thời và đúng pháp luật thì sẽ chấm dứt khiếu kiện. Còn nếu ở đâu giải quyết đơn thƣ hời hợt, né tránh thì ở đó nhân dân càng bức xúc dẫn đến tình trạng đơn thƣ vƣợt cấp, làm cho tình hình thêm phức tạp, vấn đề giải quyết đơn thƣ càng thêm khó khăn.

Do đó có thể khẳng định giải quyết KNTC ở cơ sở tốt, sẽ giảm đƣợc đơn thƣ vƣợt cấp, khiếu kiện đông ngƣời.

- Vai trò thanh tra huyện:

Là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; đòi hỏi đội ngũ cán bộ thanh tra phải có đủ năng lực, trình độ chuyên môn và tâm huyết với nghề nghiệp; cán bộ thanh tra cần có những hiểu biết nhất định về các ngành, các lĩnh vực khác nhau, có nhƣ vậy cán bộ thanh tra mới có thể làm tốt nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, thanh tra huyện còn phải thƣờng xuyên đổi mới công tác tiếp dân, cải tiến quy trình giải quyết đơn thƣ phù hợp với đặc thù của địa phƣơng, đồng thời phải là cơ quan tham mƣu đắc lực cho UBND huyện tháo gỡ những vụ việc phức tạp, hạn chế mức độ thấp nhất đơn thƣ vƣợt cấp khiếu kiện đông ngƣời.

Các đơn vị, tổ chức trên ngoài việc thể hiện vai trò trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cũng cần phải công khai, minh bạch các cơ chế chính sách, pháp luật của nhà nƣớc tại đơn vị mình.

Một trong những nguyên nhân xảy ra khiếu kiện đó chính là tính công khai, minh bạch của cơ chế, chính sách của nhà nƣớc còn hạn chế. Nếu chính sách pháp luật của nhà nƣớc đƣợc công khai minh bạch để nhân dân biết đƣợc cụ thể, kịp thời sẽ là một trong những yếu tố góp phần hạn chế khiếu kiện của

công dân. Vì vậy những vấn đề thu - chi tài chính, ngân sách của địa phƣơng, quy hoạch sử dụng đất đai, bầu cử, ứng cử… cần phải đƣợc công khai rộng rãi, dân chủ bằng nhiều hình thức khác nhau đã trở thành nhu cầu bức thiết của nhân dân.

Ba là, khi đã phát sinh khiếu kiện thì cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phải thụ lý để giải quyết. Phải nắm bắt đƣợc thông tin, tâm lý của ngƣời đi khiếu kiện, bản chất của mỗi vụ việc thông qua công tác tiếp công dân.

Ngƣời tiếp công dân phải có trình độ hiểu biết pháp luật, có sức thuyết phục đối với công dân. Công dân cung cấp chứng cứ thì ngƣời tiếp nhận phải biết sàng lọc, lắng nghe và thu thập đầy đủ, phải lập biên bản chốt lại những nội dung cơ bản cần phải giải quyết.

Đối với những khiếu kiện bức xúc, đông ngƣời, gay gắt thì lãnh đạo của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phải tiếp xúc và trực tiếp đối thoại với công dân, biết khai thác những mặt tốt của công dân. Phƣơng pháp, cách thức giải quyết phải thận trọng, tế nhị, mềm dẻo về cách làm, làm từng bƣớc, bóc tách từng vấn đề, từ đơn giản đến phức tạp. Phân từng nhóm đối tƣợng để có đối sách phù hợp, bƣớc đầu phải bằng mọi cách làm dịu tình hình căng thẳng bằng cách tạo sự ân cần, chu đáo, lịch sự, trang trọng nơi tiếp công dân, tôn trọng dân, lắng nghe dân trình bày, ghi chép đầy đủ. Chính điều đó đã tạo ra không khí dân chủ, làm cho buổi tiếp xúc với dân đỡ căng thẳng, hạn chế đƣợc những bất bình, phẫn nộ, gay gắt của dân.

Bốn là, để hạn chế đƣợc khiếu nại, tố cáo phức tạp đông ngƣời, các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng phải chủ động kiểm tra thƣờng xuyên việc chấp hành các chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Tuyên truyền pháp luật sâu rộng trong nhân dân, giáo dục cho công dân đề cao cảnh giác trƣớc những hành động tự phát, vô chính phủ, vi phạm pháp luật của những phần tử xấu lợi dụng quyền dân chủ để gây rối tình hình chính trị - xã hội ở

địa phƣơng. Kiên quyết xử lý nghiêm minh đối với cán bộ, Đảng viên vi phạm pháp luật và kể cả nguyên đơn theo quy định của pháp luật.

Tăng cƣờng công tác thanh tra trách nhiệm thủ trƣởng trong việc thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là việc thực hiện các Quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thủ trƣởng các sở - ngành, nâng cao trách nhiệm vai trò ngƣời đứng đầu trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tập trung tổ chức thi hành Quyết định giải quyết khiếu nại, tranh chấp, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật trên địa bàn tỉnh.

Thanh tra các cấp tăng cƣờng thanh tra trách nhiệm, làm tốt chức năng tham mƣu, giúp thủ trƣởng cùng cấp quản lý nhà nƣớc và giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Xem xét kiến nghị phê bình ngƣời đứng đầu đơn vị, cá nhân thực hiện không nghiêm túc và kịp thời biểu dƣơng, khen thƣởng những đơn vị, cá nhân làm tốt.

Các cấp, các ngành phải chủ động rà soát và tổ chức thực hiện nghiêm túc các kết luận, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, đặc biệt là các quyết định, kết luận giải quyết của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh; những quyết định, kết luận còn tồn đọng phải có kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thể, đối với những vụ việc phức tạp, vƣợt quá thẩm quyền phải báo cáo Uỷ ban Nhân dân tỉnh xem xét cho ý kiến chỉ đạo.

Các vụ việc liên quan đến trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đƣợc ƣu tiên sửa sai trong thời gian sớm nhất nhằm chấm dứt khiếu kiện.

Năm là, đặc biệt chú trọng đến công tác đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại nhằm nắm bắt đƣợc nguyện vọng của các bên liên quan, đặc biệt là của ngƣời khiếu nại.

Đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính đƣợc hiểu là việc gặp gỡ, trao đổi, thƣơng lƣợng giữa ngƣời khiếu nại, ngƣời bị khiếu nại, ngƣời có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và ngƣời có liên quan nhằm tìm kiếm giải pháp để chấm dứt khiếu nại.

Mục đích của đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính là nhằm chấm dứt khiếu nại. Việc chấm dứt khiếu nại có thể đƣợc hiểu là ngƣời khiếu nại rút khiếu nại trong quá trình giải quyết hoặc giữa ngƣời khiếu nại, ngƣời bị khiếu nại và ngƣời có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cùng thống nhất đƣợc các vấn đề có liên quan đến nội dung khiếu nại, nhƣ tính đúng đắn của quyết định hành chính, hành vi hành chính; quyền và nghĩa vụ phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi từ quyết định hành chính, hành vi hành chính; cũng nhƣ hậu quả pháp lý khác của quyết định hành chính, hành vi hành chính và các vấn đề có liên quan. Nhƣ vậy, với mục đích chung là nhằm chấm dứt khiếu nại, đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính có những ý nghĩa sau:

- Thứ nhất là giúp các bên có liên quan trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính hiểu đƣợc quyền, nghĩa vụ của mình và hiểu đƣợc các vấn đề khác có liên quan đến nội dung khiếu nại.

- Thứ hai là giúp đảm bảo tính khả thi và hiệu lực thi hành của các quyết định giải quyết khiếu nại hành chính.

Thông qua đối thoại, các bên có liên quan trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính sẽ dễ dàng hơn nhằm đạt đƣợc sự đồng thuận khi cùng nhìn nhận về nội dung khiếu nại trong bối cảnh bình đẳng và cởi mở hơn. Trên cơ sở đó, các quyết định giải quyết khiếu nại sẽ có tính khả thi và hiệu lực thi hành cao hơn do đƣợc đƣa ra dựa trên sự thống nhất giữa các bên có liên quan sau khi đã có cơ hội bày tỏ đầy đủ quan điểm, nguyện vọng của mình về vụ việc khiếu nại. Kết quả đối thoại cũng sẽ là căn cứ quan trọng giúp các cơ quan có thẩm quyền thực thi một cách nhanh chóng và có hiệu

quả quyết định giải quyết khiếu nại hành chính có hiệu lực pháp luật do bản thân ngƣời khiếu nại hoặc ngƣời bị khiếu nại cũng đã hiểu đúng về tình huống phát sinh khiếu nại và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng trong việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền giải quyết.

- Thứ ba là giúp giảm tình trạng khiếu nại kéo dài, khiếu nại vƣợt cấp hoặc hình thành các “điểm nóng” trong hoạt động quản lý nhà nƣớc.

Đối thoại sẽ giúp tăng cƣờng sự gắn kết và hiểu biết lẫn nhau giữa ngƣời giải quyết khiếu nại hành chính, ngƣời bị khiếu nại và ngƣời khiếu nại. Đồng thời việc tổ chức đối thoại một cách cởi mở cũng sẽ giúp ngƣời khiếu nại tin tƣởng vào tính khách quan, công tâm và đúng đắn trong quá trình giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nƣớc hoặc ngƣời có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nƣớc, đặc biệt là từ cấp cơ sở và ở ngay những giai đoạn đầu tiên của quá trình giải quyết. Chính điều này sẽ giúp giảm tình trạng khiếu nại vƣợt cấp do thiếu tin tƣởng vào ngƣời có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc hạn chế tình trạng tụ tập đông ngƣời nhằm gây sức ép với cơ quan hoặc ngƣời có thẩm quyền giải quyết. Đối thoại cũng chính là cơ hội để chính các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật để cá nhân, tổ chức và ngƣời dân nói chung nắm bắt và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, đặc biệt là các quy định về quy trình, trình tự, thủ tục liên quan đến việc thực hiện quyền khiếu nại, nhƣ quy định về tiếp công dân, tiếp nhận, thụ lý và giải quyết khiếu nại.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

TRONG CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cải cách thủ tục hành chính trong công tác tiếp công dân nhằm phát triển kinh tế xã hội ở Phú Thọ (Trang 60 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)