Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và quan điểm về cơ chế phân bổ NSĐP của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện cơ chế phân bổ ngân sách địa phương tại tỉnh Nghệ An (Trang 32 - 34)

2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến phân bổ NSĐP tỉnh Nghệ An

2.1.2Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và quan điểm về cơ chế phân bổ NSĐP của

NSĐP của Nghệ An

2.1.2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Trong cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, Nhà nước đóng vai trò là người quản lý vĩ mô nền kinh tế - xã hội, mọi hoạt động của đời sống kinh tế - xã

hội hầu như vận hành theo các quy luật kinh tế thị trường. Lúc này, phân bổ NSĐP có những thay đổi căn bản, cơ chế phân bổ chủ yếu phục vụ cho định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc sắp xếp thứ tự, tỷ trọng các khoản chi là yếu tố quan trọng, tạo điều kiện và môi trường để mọi nguồn lực xã hội được huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả cho mục tiêu phát triển.

Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương là nâng cao đời sống kinh tế - xã hội là cơ sở nền tảng của các hoạt động NSĐP. Phân bổ ngân sách cũng chủ yếu phục vụ các hoạt động kinh tế - xã hội. Do vậy, cơ chế phân bổ ngân sách chỉ mang tính hiện thực khi nó bám sát chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, có tác động tích cực đến thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của từng thời kỳ nói chung và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong năm kế hoạch nói riêng.

Việc phân bổ và sử dụng NSĐP - quỹ tiền tệ tập trung của địa phương có tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc chu chuyển cũng như việc phân bổ nguồn lực xã hội giữa và trong các khu vực, các ngành, các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Qua đó làm cho nền kinh tế phát triển cân đối, đảm bảo sự phát triển đồng đều giữa các vùng địa lý, hạn chế chênh lệch thu nhập bình quân của các vùng, các ngành nghề, góp phần thực hiện các mục tiêu đã định trong từng thời kỳ.

2.2.1.2. Quan niệm về cơ chế phân bổ ngân sách địa phương

Cơ chế là tổng thể các yếu tố có quan hệ hữu cơ, tác động vào sự vận hành của một hệ thống nhất định theo những mục tiêu nhất định. Về cơ bản, cơ chế bao gồm những yếu tố thể hiện những tác động điều khiển của chủ thể quản lý đối với hệ thống như: hình thức, phương pháp, công cụ... và những yếu tố tự phát tác động theo quy luật vận hành khách quan của hệ thống.

Như vậy, cơ chế phân bổ NSĐP là tổng thể các quy định pháp lý, quy trình, bộ máy tổ chức, … mà cơ quan quản lý tài chính phân chia ngân sách cho các đối tượng thụ hưởng NSĐP để thực hiện các nhiệm vụ được giao theo chủ trương, mục tiêu của địa phương trong từng thời kỳ.

Để cơ chế phân bổ NSĐP đem lại kết quả tốt thì cần phải quán triệt các yêu cầu sau:

Một là, cơ chế phân bổ phải được xây dựng một cách khoa học. Từ việc phân loại đối tượng đến trình tự, cách thức xây dựng định mức, chế độ phải được tiến

hành một cách chặt chẽ và có cơ sở khoa học xác đáng. Nhờ đó mà các định mức chi đảm bảo được tính phù hợp với mỗi loại hình hoạt động, phù hợp với từng đơn vị. Bởi vậy, sự đồng nhất một cách rộng rãi các loại hình đơn vị hay các loại hình hoạt động; hoặc việc làm tắt đi một bước công việc nào đó sẽ làm giảm, thậm chí có thể làm triệt tiêu tính khoa học của định mức phân bổ.

Hai là, cơ chế phân bổ NSĐP phải phản ánh mức độ phù hợp của các định mức với nhu cầu kinh phí cho các hoạt động. Chỉ có như vậy thì định mức chi mới trở thành chuẩn mực cho cả quá trình quản lý ngân sách địa phương.

Ba là, định mức chi phải đảm bảo thống nhất đối với từng khoản chi và với từng đối tượng thụ hưởng NSNN cùng loại hình hoặc cùng loại hoạt động.

Bốn là, cơ chế phân bổ NSĐP phải đảm bảo tính pháp lý cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện cơ chế phân bổ ngân sách địa phương tại tỉnh Nghệ An (Trang 32 - 34)