Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bất bình đẳng thu nhập giữa nông thôn và thành thị ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 36)

Hàn Quốc, nước được xem là xây dựng nông thôn mới thành công nhất trên thế giới.

Hàn Quốc là một nước từng bị đô hộ từ cuối thế kỷ 19, xuất phát điểm là một trong những quốc gia nghèo đói. Đầu thập kỷ 60, GDP bình quân đầu người chỉ có 85 USD, phần lớn người dân không đủ ăn, nghèo đói cùng cực, dân số tăng nhanh, thất nghiệp tràn lan, 80% người dân nông thôn vẫn không có điện thắp sáng và phải dùng đèn dầu, ở trong những căn nhà lợp bằng lá. Khắp đất nước, lũ lụt và hạn hạn lại xảy ra thường xuyên. Nóng lòng công nghiệp hóa, trong 10 năm, Hàn Quốc dốc toàn lực đầu tư phát triển các ngành công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp là 10-10,5%, trong khi nông nghiệp tăng trưởng giảm từ 5,3% xuống 2,5%. Thành thị phát triển đối nghịch với nông thôn lạc hậu. Nông dân di cư ra làm quá tải thành thị. Xã hội Hàn Quốc thời đó là một xã hội hỗn độn và bế tắc. Mối lo lớn nhất của Chính phủ là làm sao thoát khỏi đói nghèo.

Sau trận lụt năm 1969, người dân phải tu sửa lại nhà cửa và đường sá mà không có sự trợ giúp của Chính phủ. Điều này làm Tổng thống suy nghĩ rất nhiều và nhận ra rằng “Viện trợ của Chính phủ cũng là vô nghĩa nếu người dân không nghĩ cách tự giúp chính mình”. Hơn thế nữa, khuyến khích người dân tự hợp tác và giúp đỡ nhau là điểm mấu chốt để phát triển nông thôn. Những ý tưởng này chính là nền tảng của phong trào xây dựng nông thôn mới của Hàn Quốc sau này (Saemaul Udong). Tới năm 1974, chỉ sau 4 năm phát động “Saemaulundong”, sản lượng lúa tăng đến mức có thể tự túc lương thực, phổ biến kiến thức nông nghiệp đã tạo nên một cuộc cách mạng trong phương pháp canh tác, thu nhập một năm của hộ nông dân (674 nghìn won tương đương 562 USD) cao hơn so với hộ ở thành thị (644 nghìn won tương đương 537 USD).

Sau 40 năm phát động phong trào Saemaul Udong đã thu được những thành tựu rất to lớn, đưa đất nước Hàn Quốc từ nghèo đói sang một nước phát triển, nằm trong tốp G20 của thế giới với thu nhập bình quân đầu người hơn 30.000 USD/năm.

Để xây dựng thành công nông thôn mới, Hàn Quốc đã áp dụng những giải pháp chính sau đây:

Một là, đoàn kết nhân nhân, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường trong nhân dân để xây dựng nông thôn mới:

Phong trào Saemaul Udong không đơn thuần là một kế hoạch hành động mà còn là cả một cuộc cải tổ về ý thức dựa trên tinh thần. Ngay từ đầu, Chính phủ đã truyền cho người dân ý thức “nhất định phải làm”, “đã làm là được”, “tất cả đều có thể làm được”.

Nhờ tuyên truyền tốt, người dân nhận thức được phong trào Saemaul Udong là một cuộc cải tổ vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho cả cộng đồng chứ

không chỉ đối với từng cá nhân đơn lẻ. Sự thịnh vượng ở đây không chỉ bó hẹp ở ý nghĩa vật chất, nó còn bao hàm cả ý nghĩa tinh thần, không chỉ cho thế hệ hôm nay mà còn cho cả con cháu mai sau. Mục tiêu của phong trào Saemaul Udong là xây dựng nền tảng cho một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mỗi gia đình, làng xã góp phần vào sự tiến bộ chung của cả quốc gia.

Để đoàn kết, tập hợp nhân dân trong sự nghiệp chung, phong trào Saemaul Udong đề cao ba phẩm chất chính, đó là “Sự cần cù, tự lực và hợp tác”. Cần cù mang lại tính chân thật, không cho phép sự giả tạo và thói kiêu căng ngạo mạn. Tính tự lực giúp cho con người tự quyết định vận mệnh của chính mình, không phải nhờ cậy đến bất kỳ sự giúp đỡ nào từ bên ngoài. Hợp tác dựa trên mong muốn phát triển chung cả cộng đồng để nỗ lực vì mục tiêu chung.

Chính vì vậy, ba nguyên tắc chủ yếu của phong trào Saemaul cũng chính là hạt nhân của công cuộc xây dựng một xã hội tiên tiến và một quốc gia thịnh vượng.

Hai là, kích thích sự tham gia bằng những lợi ích thiết thực:

Giai đoạn đầu của sự nghiệp xây dựng nông thôn mới, Chính phủ Hàn Quốc không có nhiều kinh phí, do đó, Chính phủ đã khéo léo sử dụng chính sách kích cầu đầu tư, huy động sức mạnh của nhân dân.

Năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc đưa ra thử nghiệm 10 dự án lớn trong phát triển nông thôn, bao gồm mở rộng và nắn thẳng đường sá, làm lại mái nhà bếp và hàng rào, xây dựng giếng nước công cộng và khu giặt giũ công cộng… vv. Kinh phí để thực hiện các dự án này phần lớn dựa vào quỹ của xã và lực lượng lao động sẵn có, Chính phủ chỉ cấp miễn phí cho mỗi xã trung bình 355 bao xi măng. Kế hoạch triển khai trên quy mô toàn quốc và hơn 33.000 xã được nhận hỗ trợ. Kết quả 16.000 xã, chiếm tỷ lệ gần 50% số xã ở

nông thôn đã được cải thiện rõ rệt. Toàn bộ kế hoạch đều do chính ủy ban xã đó quản lý.

Tới năm thứ hai, Chính phủ quyết định tiếp tục giúp đỡ những xã đã tự biết đứng lên bằng cách cấp thêm cho mỗi xã 500 bao xi măng và một tấn thép. Nhờ đó, nhà tranh vách đất dần được thay thế bằng nhà mái ngói và tường xây. Khắp nơi trên các làng xã, đường sá được mở rộng, đê điều được tu bổ và cầu cống được xây dựng. Làng xã phát triển nhanh chóng, người dân nông thôn lấy lại được sự tự tin vốn có, những người trước đây rất bàng quan giờ cũng bắt tay xây dựng lại ngôi làng của chính mình.

Năm thứ 3, Chính phủ Hàn Quốc đã đề ra chủ trương những làng tích cực thì được hỗ trợ nhiều. Chính phủ đã chia tổng số xã của cả nước thành 3 nhóm, trong đó, nhóm làng tích cực chiếm 6,7%, nhóm làng trung bình chiếm 40,2%, nhóm làng cơ bản chiếm 53,1%. Chính phủ quy định, những làng thăng hạng sẽ được thưởng 2000 USD. Chỉ sau 3 năm (từ 1974-1976), tỷ lệ nhóm làng cơ bản chỉ còn 0,9%. Những làng làm tốt cảm thấy họ được Chính phủ đền ơn. Nhờ đó mà nông thôn nước Hàn đã thay đổi mạnh mẽ.

Kết quả sau 8 năm (1971-1978), cả nước Hàn Quốc đã làm được: 43.631 km đường giao thông liên làng (nhựa và bê tông); 42.220 km đường giao thông ngõ xóm (nhựa và vê tông); 68.797 cầu nông thôn (bê tông, cốt thép); 7.839 km đê được cứng hóa; 24.140 hồ chứa nước được xây dựng; 98% hộ được dùng điện.

Nhờ khơi dậy nội lực của nông dân mà nông thôn Hàn Quốc đã có những biến đổi to lớn. Cuối những năm 80, nông thôn Hàn Quốc đã có những dấu hiệu của sự phát triển và đô thị hóa.

Ba là, phát triển kinh tế hộ và các loại hình kinh tế có sức cạnh tranh cao:

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ. Quan điểm của Hàn Quốc là không kêu gọi đầu tư nước ngoài cho nông nghiệp, vì lo ngại lợi nhuận các công ty nước ngoài hưởng, còn nông dân suốt đời làm thuê. Chính vì vậy, Chính phủ Hàn Quốc chủ trương hỗ trợ để nông dân tự mình đứng lên trở thành người chủ đích thực.

- Thành lập các khu liên hiệp nông nghiệp trồng các sản phẩm đem lại lợi nhuận cao như nấm, thuốc lá để gia tăng tổng thu nhập. Các khu liên hiệp này trồng cây trong nhà kính, sản phẩm rau sạch có thể thu hoạch ngay giữa mùa đông. Khi làm việc tập thể, người nông dân cũng giảm được các chi phí không cần thiết so với làm việc đơn lẻ nên làm tăng hiệu quả sản xuất.

- Chính phủ cho xây dựng các nhà máy ở nông thôn để gia tăng thu nhập. Các nhà máy đã tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhiều phụ nữ. Kết quả là thu nhập ở nông thôn tăng đều đặn. Năm 1977, có 98% các xã đã có thể độc lập về kinh tế.

Bốn là, đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân:

Chính phủ luôn đóng vai trò cốt yếu trong việc gia tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Đi kèm với việc phát triển hạ tầng và tăng cường các cơ sở đào tạo nghề nông, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, các loại giống mới như nấm, cây thuốc lá… vào sản xuất. Các làng xã và xí nghiệp đều được trang bị thư viện và các phương tiện vui chơi giải trí khác. Đặc biệt, thư viện ở nông thôn đều có sách về các phương pháp canh tác mới. Đây là bước đột phá lớn ở nông thôn và là nguyên nhân chính gia tăng thu nhập.

Khi đất nước đã giàu có, Chính phủ Hàn Quốc có thêm nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, thôn thôn. Năm 1995, Trung tâm Nghiên cứu và Xúc tiến Phát triển nông nghiệp

(ARPC) được thành lập. Trung tâm này đảm nhận hỗ trợ nghiên cứu và triển khai (R&D) trong nông nghiệp với kinh phí hoạt động lên tới 358 triệu USD và hàng năm lại tăng thêm 6,4% (trong khi thu ngân sách chỉ tăng 4,1%/năm). Ngoài ra, Chính phủ còn đầu tư vào chương trình hỗ trợ phát triển cụm nông nghiệp với kinh phí rất lớn (năm 2005 là 12,6 triệu USD, năm 2006 là 20,9 triệu USD) nhằm mục đích phát triển hệ thống liên vùng kết nối giữa các nhà nghiên cứu, các viện nghiên cứu, các ngành công nghiệp và chính quyền địa phương nhằm giúp nông dân tiếp cận nhanh nhất với dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và marketing.

Năm là, xây dựng trật tự, kỷ cương và nếp sống lành mạnh:

Thành công của phong trào Seamaul ở nông thôn lan tới các vùng không làm nông nghiệp như trường học, công sở, thành phố, nhà máy với nhiều lĩnh vực khác nhau. Các thành phố bắt đầu các dự án chống tham nhũng và xây dựng một đô thị hoàn hảo. Ba chiến dịch Seamaul Udong đã được phát động là chiến dịch tinh thần, cư xử và môi trường.

Chiến dịch tinh thần bao gồm mối quan hệ thân thiện hơn với láng giềng, kế thừa và phát huy những truyền thống dân tộc dựa trên lòng hiếu thảo và nâng cao ý thức cộng đồng. Chiến dịch cư xử nhấn mạnh tới trật tự công cộng trên đường phố, những cách ứng xử tích cực, hành vi nơi công cộng và cấm say rượu dẫn tới cư xử không đúng đắn. Chiến dịch môi trường nhấn mạnh vấn đề vệ sinh khu vực đang sống và làm việc, gìn giữ môi trường đường phố và phát triển màu xanh ở thành phố cũng như các con sông.

Tại nơi làm việc, các chiến dịch tập trung chủ yếu vào việc tạo ra các giá trị và niềm tin lành mạnh cùng với cung cách ứng xử xã hội đúng mực giữa những người đồng nghiệp. Mục tiêu chính là tạo ra sự thống nhất và kỷ cương, giúp phát triển nông thôn và giúp những người vô gia cư.

Sáu là, phân cấp phân quyền và thực hiện dân chủ trong quản lý và thực hiện dự án:

Trong thời kỳ đầu, phong trào Saemaul bắt đầu bằng việc Chính phủ giao quyền tự quản rộng rãi cho chính quyền xã. Hội đồng xã và thị trấn thành lập Ủy ban điều hành để đảm bảo kế hoạch được thực thi suôn sẻ. Các làng đều có một người lãnh đạo (nam hoặc nữ) song hành cùng với ban phát triển tự quản. Ban phát triển tự quản có hai phân ban chính của phụ nữ và thanh niên cùng với một số tiểu ban khác. Họ có nhiệm vụ lập kế hoạch và điều hành các tiểu ban để tăng được thu nhập xã và thúc đẩy những giá trị và tư tưởng tiến bộ.

Các dự án Saemaul do hội đồng cấp huyện quyết định và phải có sự nhất trí của Chánh án. Tiêu chí chọn dự án mới là sự cần thiết đối với người dân, điều kiện sống được cải thiện cho tất cả người dân trong vùng và lợi ích lâu dài của dự án.

Mỗi tháng ít nhất hai lần có viên chức nhà nước tới để kiểm tra và hướng dẫn tiến độ của sáng kiến quốc gia theo chức trách. Lãnh đạo của các phân ban có nhiệm vụ báo cáo tóm tắt hàng tháng và tổng kết tiến độ hàng năm. Đánh giá từng giai đoạn là một bước rất quan trọng. Có ba báo cáo chính: báo cáo tiền dự án, báo cáo lâm thời và báo cáo tổng kết dự án. Hiệu quả của dự án trước được nghiên cứu rất kỹ lưỡng để phát triển tiếp những dự án mới. Các bản báo cáo tổng kết dự án được sử dụng rộng rãi trong chế độ bổ nhiệm cán bộ xã.

Bẩy là, tăng cường năng lực của lãnh đạo địa phương:

Sau một năm thực hiện kế hoạch, Chính phủ đã nhận ra tầm quan trọng của người lãnh đạo. Những nơi có người lãnh đạo giỏi đã triển khai dự án rất

tốt, theo đúng đường lối của Nhà nước, còn những nơi khác thường tiêu phí tài nguyên vô ích. Chính vì vậy, phải có người lãnh đạo tận tâm.

Nhận ra được tầm quan trọng của người cầm đầu dự án, năm 1972, Chính phủ đã thành lập Học viện Bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo Saemaul. Mỗi xã được phép cử một cán bộ (nam hoặc nữ) đi học. Khoá học bồi dưỡng lãnh đạo nhấn mạnh vào sự cống hiến quên mình và nêu gương cho quần chúng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thực sự là tiền đề để phong trào Saemaul phát triển trên khắp đất nước Hàn Quốc.

Tám là, thực hiện các chính sách hỗ trợ cho nông dân:

Để nông thôn có đủ nguồn lực và liên tục phát triển, Hàn Quốc đã tìm mọi cách. Cụ thể là:

– Áp dụng chính sách miễn thuế xăng dầu, máy nông nghiệp, điện giá rẻ cho chế biến nông sản;

– Cho nông dân thuê máy nông nghiệp;

– Giảm lãi suất tiền vay 2% so với các ngành nghề khác cho những dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

– Ban hành đạo Luật “Các ngành phải trợ giúp nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân và ngư dân”.

Chính phù Hàn Quốc nhận thấy rằng mở cửa thị trường, nông dân bao giờ cũng bị tổn thương nặng nhất. Năm 1993, Tổng thống Hàn Quốc đã phải xin lỗi với nông dân khi mở cửa thị trường làm nông dân lao đao. Kể từ đó, Chính phủ cam kết đầu tư mạnh mẽ cho nông nghiệp. Khi lao động làm việc ở nông thôn ngày càng ít đi (năm 2007 dân số ở nông thôn chỉ còn 6,7%) và thu nhập giữa nông thôn và thành phố chênh lệch lớn, Chính phủ đã cho triển khai Dự án Khám phá làng nông thôn truyền thống. Cơ quan phát triển nông

thôn Hàn Quốc được giao triển khai dự án này. Có 141 làng nằm trong dự án, mỗi làng được nhận khoản tiền đầu tư 200.000 USD. Mục đích của Dự án là kéo người dân thành phố về với nông thôn.

Đồng thời, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia mô hình du lịch làng với chiến dịch “Mỗi công ty – Một làng nông nghiệp”. Thường thì mỗi doanh nghiệp đăng ký “đỡ đầu” cho một làng, mức tiền đầu tư mà Nhà nước khuyến khích là tối thiểu 300.000 USD/làng. Tập đoàn Hyundai hiện đang giúp đỡ 66 làng trên toàn quốc. Hàng năm Hyundai bố trí một lực lượng nhân viên, công nhân của mình về các làng này giúp đỡ nông dân gặt lúa, thu hoạch mùa màng, tham gia sửa nhà, sửa đường, chữa xe và khuyến khích nhân viên tiêu thụ các loại nông sản cho nông dân.

Bên cạnh đó, Chính Phủ Hàn Quốc còn thực hiện:

- Hỗ trợ tài chính cho nông dân: Những nông dân có độ tuổi trên 65 được hỗ trợ nhượng bán hoặc cho thuê đất. Chương trình này bắt đầu từ năm 1997, theo đó, người trên 65 tuổi khi nhượng, bán hoặc cho thuê đất với thời hạn trên 5 năm sẽ được hỗ trợ 3000 USD/ha.

- Thực hiện hỗ trợ cho lao động trẻ nhằm chống lại xu hướng già hóa lực lượng lao động nông nghiệp và khuyến khích chuyên môn hóa. Theo đó, hàng năm, Nhà nước chọn khoảng 1.000 lao động trẻ dưới 35 tuổi cho họ tiếp nhận khoản vốn vay ưu đãi với mức tối đa tương đương 75.000 USD để họ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bất bình đẳng thu nhập giữa nông thôn và thành thị ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)