Năm 1994, thu nhập bình quân một người ở nông thôn Việt Nam là 172.000 đồng. Từ năm 2002, thu nhập bình quân của người dân nông thôn đã tăng từ 275.000 đồng/người/tháng lên 378.000 đồng/người/tháng năm 2004, năm 2006 là 506.000 đồng/người /tháng, năm 2008 là 762.000 đồng/người /tháng và năm 2010 là 1.070.000 đồng/người/tháng.
Theo hộ gia đình, năm 2006, thu nhập bình quân một hộ nông thôn đạt 26,1 triệu đồng, tăng 11,3 triệu đồng (75,8%) so với năm 2002. Tại thời điểm 1/7/2011, tích lũy bình quân một hộ nông thôn bằng tiền mặt và các khoản khác đạt 17,4 triệu đồng (trung bình tích lũy đạt 4.461.000 đồng/người/năm), so với tại thời điểm 1/7/2006 là 6,7 triệu đồng (trung bình tích lũy đạt 1.592.000 đồng/người/năm), tăng gấp 2,6 lần (con số tương ứng của năm 2006 so với năm 2001 là 3,2 triệu đồng, tăng gấp 2,1 lần).
Tuy nhiên, mức độ chênh lệch về tích lũy giữa các vùng ngày càng tăng. Năm 2011, vùng Đông Nam bộ có mức tích lũy cao nhất với mức tích lũy bình quân 24,2 triệu đồng/hộ, trong khi vùng trung du miền núi phía Bắc chỉ đạt mức tích lũy bình quân 9,1 triệu đồng/hộ.
cao, trong đó hộ thương nghiệp có vốn tích lũy bình quân cao nhất là 34,9 triệu đồng /hộ, tiếp đến là hộ dịch vụ khác 25,5 triệu đồng/hộ. Hộ thủy sản cũng đạt cao với mức 25,2 triệu đồng, tiếp theo là hộ vận tải và hộ công nghiệp đạt 20,7 triệu đồng. Nhóm các hộ có mức vốn tích lũy bình quân thấp dưới 15 triệu đồng gồm hộ xây dựng là 14,8 triệu đồng, hộ nông nghiệp 12,9 triệu đồng, hộ lâm nghiệp 7,8 triệu đồng, hộ diêm dân có vốn tích lũy bình quân thấp nhất là 6 triệu đồng, chỉ bằng 35% mức bình quân chung. Mức tích lũy của hộ thương nghiệp gấp 5,8 lần của hộ diêm nghiệp, gấp 4,5 lần thu nhập của hộ lâm nghiệp và gấp gần 2,7 lần của hộ nông nghiệp.
Bảng 2.1: Thu nhập, chi tiêu, tích lũy bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế của cả nước và phân theo thành thị, nông thôn
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Năm Thu nhập Chi tiêu Tích lũy
Cả nước Thành thị Nông thôn Tỷ lệ chênh lệch Cả nước Thành thị Nông thôn Tỷ lệ chênh lệch Cả nước Thành thị Nông thôn Tỷ lệ chênh lệch 1999 295 517 225 2,3 247 418 194 2,15 48 99 31 3,19 2002 356 622 275 2,26 293 498 232 2,1 63 124 43 2,88 2004 484 815 378 2,15 397 652 314 2,08 87 163 64 2,55 2006 636 1058 506 2,1 511 812 401 2,02 125 246 105 2,34 2008 995 1605 762 2,1 792 1245 619 2,01 203 360 143 2,52 2010 1387 2130 1070 2 1211 1828 950 1,92 176 302 120 2,52
Nguồn: Niên giám thống kê 2010
Tại thời điểm năm 2006, tích lũy bằng tiền và các khoản khác của một hộ nông thôn là 5,9 triệu đồng, chiếm 90,2% tổng vốn tích lũy bình quân. Ước tính tổng vốn tích lũy của các hộ nông thôn khoảng 87,7 nghìn tỉ đồng. Vốn
tích lũy bình quân cao nhất là hộ vận tải 13,4 triệu đồng, tiếp đến là hộ thương nghiệp 12 triệu đồng, hộ thủy sản 10,3 triệu đồng và thấp nhất là hộ nông nghiệp 5 triệu đồng. Vốn tích lũy bình quân bằng tiền mặt và các khoản khác một hộ cao nhất là vùng Đông Nam Bộ là 9,6 triệu đồng, thấp nhất là vùng Tây Bắc Bộ 3,05 triệu đồng. Những địa phương có vốn tích lũy bình quân một hộ nông thôn từ 10 triệu đồng trở lên bao gồm: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bình Định, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu. Đến năm 2011, vốn tích lũy bình quân bằng tiền mặt và các khoản khác một hộ cao nhất là vùng Đông Nam Bộ là 22,6 triệu đồng, thấp nhất là vùng Tây Bắc Bộ 7,3 triệu đồng. Trong khi tích lũy bằng tiền và các khoản khác của một hộ nông thôn của cả nước là 15,6 triệu đồng, chiếm 89,6% tổng vốn tích lũy bình quân. Ước tính tổng vốn tích lũy bằng tiền mặt và các khoản khác của các hộ nông thôn khoảng 238,7 nghìn tỉ đồng.
Với người dân thành thị tại Việt Nam, năm 1999, thu nhập bình quân đầu người đạt 517.000 đồng. Đến năm 2002 là 622.000 đồng, năm 2006 là 1.058.000 đồng, năm 2008 là 1.605.000 đồng, tăng 51,7% so với năm 2006 và năm 2010 tăng lên 2.130.000 đồng, tăng 32,7% so với năm 2008.
Dù tích lũy của người dân nông thôn có tăng nhanh trong những năm gần đây nhưng vẫn còn thấp, khó có thể đầu tư sản xuất có hiệu quả, sức mua yếu. Theo điều tra của Trung tâm nghiên cứu khoa học gia đình và phụ nữ ở đồng bằng sông Hồng trong 3 năm 2001-2004, cho thấy: do mức sống khởi điểm thấp, chưa có hệ thống an sinh xã hội, môi trường đầu tư ở nông thôn rủi ro cao, lợi nhuận thấp và nông dân chủ yếu đầu tư xây dựng và nâng cấp nhà ở, chi cho ăn uống, mua sắm tiêu dùng, hiếu hỷ, chi phí học tập nên rất ít gia đình đầu tư tái sản xuất mở rộng. Đến năm 2010 tình trạng này diễn ra ở ngay cả các vùng nông thôn có thu nhập cao như vùng trồng cà phê Tây Nguyên,
Chỉ xét đến các hộ nông dân, trị giá đồ dùng lâu bền bình quân 1 hộ nông dân từ 6.025.000 đồng năm 2002 tăng lên 10.026.000 đồng năm 2006. Đến năm 2011, trong 9,8 triệu hộ nông dân (chiếm 62% số hộ ở nông thôn), tỷ lệ hộ có tài sản sản xuất cố định thấp. Các chuồng trại chăn nuôi nhiều nhất cũng chỉ chiếm 30%. Các tài sản cố định khác như vườn cây, trâu bò, ngựa kéo/sinh sản, lợn nái, lợn đực giống, bình bơm thuốc trừ sâu… mới chiếm 15%. Các tài sản cố định khác như nhà xưởng, ô tô, máy kéo… chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Với nguồn tích lũy nhỏ nên khả năng mở rộng và hiện đại hóa kinh doanh nông nghiệp rất hạn hẹp. Năm 2010, vốn tích lũy bình quân của một hộ nông dân là 7 triệu đồng và sử dụng 0,6 ha đất sản xuất rất khó tiến hành sản xuất lớn, hiện đại. Năm 2011, cả nước có 20.028 trang trại, nhưng chỉ chiếm 0,2% tổng số hộ nông dân. Bình quân một trang trại sử dụng 4,5 ha đất nông nghiệp, tương đương với một hộ nông dân nhỏ ở Thái Lan.