Các giải pháp cơ bản để giải quyết vấn đề bất bình đẳng về thu nhập giữa nông thôn và thành thị ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bất bình đẳng thu nhập giữa nông thôn và thành thị ở việt nam hiện nay (Trang 83 - 97)

nhập giữa nông thôn và thành thị ở nước ta hiện nay

Có một số biện pháp nhằm tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho những người có thu nhập thấp, có một số biện pháp nhằm phân phối lại thu nhập và của cải. Cả 2 cách tiếp cận đều rất cần thiết tuy nhiên mỗi cách tiếp cận đều có những tác động tiêu cực vì thế nên Việt Nam cần xem xét kỹ để xây dựng và điều chỉnh chính sách cho phù hợp nhằm đạt được mục tiêu với hiệu quả cao nhất. Nói chung có các giải pháp cơ bản sau:

Nâng cao năng suất nông nghiệp

Đây là cách trực tiếp nhất nhằm nâng cao đời sống của người nông dân. Cải tổ đất đai và tự do hóa nông nghiệp thường có những tác động lớn, mặc dù chỉ một lần và tạo ra những khuyến khích đối với quy mô sản xuất. Cải tiến nông nghiệp dựa trên những giống cây trồng mới và hệ thống tưới tiêu - Cuộc cách mạng xanh - đã tạo ra nhiều thành công rực rỡ ở nhiều nước. Sự đa dạng hóa đối với các loại cây công nghiệp và việc chăn nuôi gia súc cũng là một hướng giải quyết khác. Tuy nhiên, Việt Nam ít nhiều đều đã thử áp dụng các phương pháp này và liệu có phương pháp khác có thể thúc đẩy nâng cao năng suất nông nghiệp hay không vẫn còn chưa có câu trả lời chắc chắn. Hiệu quả sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay là khá cao, và đất được chia thành những mảnh nhỏ, đặc biệt là ở phía Bắc. Những cải tiến về kỹ thuật nông nghiệp và tổ chức, đưa thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp cũng nên được xem xét. Nhưng nếu chỉ cải thiện được năng suất một phần nào và không thể làm người nông dân giàu lên được thì cần phải xem xét đến các biện pháp khác.

Về vấn đề lao động, đây là nhu cầu cấp thiết để phát triển nông nghiệp và nông thôn. Nhà nước nên tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn. Hỗ trợ tạo việc làm và phát triển thị trường lao động giai đoạn 2011-2015, đặc biệt ở khu vực nông thôn nhằm giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống 40% lao động xã hội vào năm 2015, và giảm tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn.

Năm 2011 là năm thứ 2 cả nước thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn (đề án 1956). Sau 6 tháng thực hiện, cả nước đã tổ chức dạy nghề cho 267.032 lao động nông thôn, đạt 53% kế hoạch cả năm. Trong đó, xu hướng thiên về các ngành nghề phi nông nghiệp của lao động học nghề được thể hiện rõ nhất qua con số 51% và chỉ 48% số lao động lựa chọn học các nghề nông nghiệp. Đặc biệt, tỷ lệ lao động học nghề được tạo việc làm sau đào tạo ở các địa phương trên cả nước đạt mức cao, trung bình khoảng 70%.

Ngoài việc được đào tạo những kỹ năng nghề, lao động học nghề còn được trang bị thêm kỹ năng về khởi sự doanh nghiệp và những kỹ năng “mềm” khác rất hữu ích trong cuộc sống như: bình đẳng giới, kỹ năng tạo mối quan hệ trong cộng đồng...

Ngân sách Nhà nước năm 2011 đã bố trí 1.000 tỉ đồng cho dạy nghề lao động ở nông thôn. Báo cáo của Chính phủ có đề nghị cân đối tối thiểu 3% tổng chi ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011-2015 cho thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong đó có chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Chính phủ cần xem xét nâng tỷ lệ này lên tối thiểu là 4% cho việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có chương trình quốc gia về việc làm.

- Trí thức hóa nông thôn là một biện pháp cơ bản để giải quyết các vấn đề phát triển ở khu vực này. Nhưng khoảng cách giữa thành thị và nông thôn đã cản trở việc thu hút trí thức về nông thôn. Các trường đại học phải có các khoa đào tạo những nghề có thể làm việc và sống tốt với mức thu nhập ở nông thôn. Ở nhiều nước đã tổ chức các đại học nông dân để đào tạo cán bộ cho nông thôn. Vì vậy, Nhà nước nên có chính sách ưu đãi để tuyển các cán bộ chuyên môn cho các tổ chức ở nông thôn với mức tiền lương thu hút.

Đa dạng hóa sinh kế cho nông dân, tạo các việc làm để tăng thu nhập

cho người dân nông thôn. Đa dạng hóa sinh kế là một phong trào của nông dân thế giới được nhiều nước hỗ trợ. Mục tiêu của thương mại nông nghiệp là tăng giá trị gia tăng của nông sản, còn mục tiêu của phát triển nông thôn là tăng sinh kế của nông dân. Đa dạng hóa sinh kế là tạo việc làm cho nông dân ở những lúc nông nhàn, bằng cách đa dạng hóa sản xuất, phát triển công nghiệp, dịch vụ, thị trường, du lịch, di cư tạm thời, học tập...

+ Gắn chương trình giải quyết việc làm với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn chỉ có thể được giải quyết căn bản khi gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh hiện đại hóa nông nhiệp, nông thôn trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần. Một mặt đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng hiện đại. Đồng thời phát triển các cụm công nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cơ sở tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, xây dựng, thương mại dịch vụ, du lịch.

+ Xác định giá trị quyền sử dụng đất và hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất theo nguyên tắc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Mở rộng cầu lao động bằng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tập trung, phát triển thị trường ở nông thôn.

+ Khuyến khích các ngành dịch vụ ở nông thôn

Khu vực nông thôn là khu vực chiếm dân số đông nhưng thu nhập bình quân trên đầu người còn thấp. Để khắc phục tình trạng này cần có những biện pháp để đẩy mạnh sản xuất ở nông thôn, nâng cao sản lượng sản xuất ở khu vực này ví dụ như công nghiệp hóa nông thôn, xây dựng các làng nghề thủ công mỹ nghệ…

Có thể xem xét, quy hoạch các vùng để phát triển du lịch nông thôn ở Việt Nam. Bao gồm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa (lịch sử, nông nghiệp, làng nghề, ẩm thực, Phật giáo, giải trí, nghỉ ngơi). Du lịch nông thôn cần do cộng đồng nông thôn quản lý để bảo đảm thu nhập cho nông dân. Một hệ thống nhà nghỉ nông thôn giá rẻ để phục vụ nhu cầu du lịch của người thu nhập trung bình.

+ Tăng đầu tư, lập vùng chuyên canh nông nghiệp

Cần đẩy mạnh đầu tư cho nông nghiệp để thúc đẩy sự phát triển ổn định lâu dài cho khu vực nông thôn là vấn đề ưu tiên hàng đầu hiện nay. Ở Hàn Quốc, chi phí khuyến nông đầu tư cho 1 héc ta làm nông nghiệp là 850 đô la Mỹ. Hiện ở Việt Nam, mức đầu tư này chỉ 1 đô la Mỹ/héc ta, bằng 1/850 lần so với Hàn Quốc. Giải quyết tình trạng này, Chính phủ nên quan tâm tăng tỷ lệ đầu tư vào nông nghiệp.

Để thiết lập được vùng chuyên canh trong nông nghiệp với số lượng hàng hóa lớn, chất lượng ổn định, nông dân phải tích tụ được đất đai canh tác. Nhưng thực tế, việc tích tụ đất đai cũng đang gặp nhiều bất cập. Với hạn mức giao đất nông nghiệp tối đa là 3 héc ta/hộ, Việt Nam có trên 9 triệu héc ta đất

có hộ không có đất đai. Theo kinh nghiệm từ Đài Loan, Nhà nước mua đất để cho nông dân mượn đất canh tác. Nông dân được hỗ trợ tích tụ bằng công nghệ, chế biến các sản phẩm, hình thành vùng thương mại hàng hóa với quy mô lớn. Điều này sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận cho nông dân hơn là tích tụ quyền sở hữu ruộng đất.

Thiết lập những cơ chế phân phối lại thu nhập

- Phân phối lại thu nhập làm giảm khoảng cách giàu nghèo, nâng cao tổng lợi ích của toàn xã hội. Để thực hiện được cơ chế này, các loại thuế, trợ cấp khác nhau, các biện pháp kiểm soát giá và ưu đãi khác (các hành động kiên quyết) cần phải được áp dụng. Những biện pháp này có thể tạo ra những hậu quả về tài chính và những lệch lạc về thị trường, do vậy việc áp dụng chúng cần hết sức thận trọng và có mục tiêu thích hợp để tránh các khủng hoảng về ngân sách, cũng như chính trị. Phân phối lại có thể đi ngược lại xu thế tự do hoá nền kinh tế nhưng nó cần thiết để giảm bớt sự bất mãn về chính trị tại các nước đang tăng trưởng mạnh. Tại Nhật Bản sau thế chiến thứ 2, Chính phủ đã tiến hành việc phân bổ lại các nguồn lực giữa các thành phố công nghiệp bị đánh bom với các khu vực nông thôn thông qua việc phân bổ lại ngân sách trung ương và địa phương, trợ cấp và bảo hộ nông dân, ưu tiên đầu tư các dự án công tại khu vực nông thôn. Chính sách này đã giúp Chính phủ Nhật Bản ổn định tình hình chính trị trong nước tuy nhiên lại gây cản trở cho sự đổi mới trong nông nghiệp. Một khía cạnh khác của vấn đề phân phối lại là thời hạn áp dụng; bảo hộ rất khó xoá bỏ thậm chí ngay khả khi sự tồn tại của nó không còn ý nghĩa nữa.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống bảo hiểm thích ứng với nền kinh tế thị trường. Xây dựng một xã hội có nhiều người giàu, không có người nghèo đói, hoặc có người nghèo đói nhưng được xã hội trợ giúp, quan tâm – đó là

một định hướng mà Việt Nam lựa chọn. Chương trình xóa đói, giảm nghèo đã được Chính phủ Việt Nam thực hiện có kết quả trong nhiều năm là một sự thể hiện rõ quyết tâm đó. Kết quả thu được là rõ nét – đã giảm được hơn một nửa số người nghèo đói trong vòng 10 năm. Có thể nói chương trình xóa đói, giảm nghèo theo nghĩa rộng nhất đã bao gồm toàn bộ chương trình phát triển của Việt Nam, nhưng theo nghĩa hẹp nó chỉ tập trung vào những trợ giúp cho các vùng, các tầng lớp nghèo đói. Tuy nhiên có thể còn phải có những cố gắng tiếp tục hoàn thiện chương trình này theo hướng xây dựng một hệ thống an sinh xã hội hoàn thiện hơn, bảo đảm an toàn hơn cho những người gặp rủi ro, cơ nhỡ, hỗ trợ tốt hơn cho những vùng nghèo, khu vực bị thiên tai. Căn cứ vào tình hình thực tế của mình, Việt Nam cần phải xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội hóa, nhiều tầng nhiều nấc. Bảo hiểm dưỡng lão, y tế, giáo dục… cần phải xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa xã hội và cá nhân, giữa công bằng và hiệu quả, thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới hơn nữa ở Việt Nam.

- Bên cạnh đó, chính sách của Nhà nước phải hướng tới việc khuyến khích và tạo cơ hội để người nghèo và các nhóm yếu thế tham gia hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo mọi người dân đều được chia sẻ thành quả của sự phát triển bằng cách quan tâm tới ba lĩnh vực: giáo dục, y tế và an sinh xã hội, không để người dân rơi vào “bẫy nghèo” vì chi phí đào tạo và dịch vụ y tế quá cao. Trong thực tế, thời gian qua, chúng ta đã quan tâm đến vấn đề này và đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, để có thể duy trì mức tăng trưởng cao và bền vững cần phải thực hiện tốt hơn nữa.

Tiếp tục khuyến khích mọi người, các chính phủ, tổ chức nước ngoài tài trợ, giúp đỡ cho những người, khu vực nghèo khó của Việt Nam. Việc này cải thiện phần nào về thu nhập, kinh tế cho những người, khu vực nông thôn,

Bên cạnh việc sử dụng các công cụ chính sách để trực tiếp giải quyết vấn đề bất bình đẳng, có thể chú tâm khơi dậy và phát huy những nét văn hóa và đức tính tốt đẹp tiềm ẩn trong con người Việt để hỗ trợ cho quá trình này. Suy cho cùng thì sự thành công của chính sách cũng do yếu tố con người mà ra (từ người làm chính sách cho đến người mà chính sách nhắm đến). Tinh thần tương thân tương ái, lòng trắc ẩn, tinh thần vì tổ quốc... là những nét đẹp không những làm xã hội đẹp hơn mà còn giúp kiến tạo những chính sách có hiệu quả trong công cuộc thúc đẩy phát triển đất nước một cách công bằng hơn.

- Có chính sách thu hút kiều hối và tạo điều kiện cho người dân đi xuất khẩu lao động. Kiều hối mỗi năm khoảng 8 tỷ USD, trong đó khoảng 1,8 – 2 tỷ, bằng khoảng 25% là do người đi xuất khẩu lao động gửi về. Dự kiến năm 2012 dự kiến có khoảng 9 tỷ USD kiều hối được gửi về. Lượng kiều hối được gửi về vùng nông thôn sẽ làm tăng thu nhập đáng kể cho khu vực này.

- Điều chỉnh sự bất bình đẳng về tài sản. Thừa kế tài sản từ bố mẹ là một trong những nguyên nhân gây bất bình đẳng. Nhiều người có đất ở thành phố bất ngờ trở thành triệu phú. Nhiều người khác giàu có lên nhờ quen biết và tham nhũng. Tuy nhiên, thậm chí ngay cả đối với những người giàu có một cách chân chính nhờ lao động và trí óc thì vấn đề đánh thuế tài sản để phân phối lại cho một bộ phận dân chúng còn nghèo khổ vẫn còn là vấn đề tranh luận. Tại thời điểm hiện nay, Việt Nam vẫn chưa áp dụng bất cứ chính sách thuế nào nhằm điều chỉnh sự bất bình đẳng về tài sản. Các chính sách, pháp luật của Nhà nước như thuế thừa kế, thuế tài sản, thuế đầu tư v.v. cần được nghiên cứu và triển khai theo các trình tự hợp lý.

Xây dựng các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng giao thông và cung cấp cấp điện có thể mang lại lợi ích cho các vùng trọng điểm thông qua hai kênh chính. Thứ nhất là tạo công ăn việc làm trong quá trình xây dựng và thứ hai là cung cấp dịch vụ sau khi quá trình thi công các công trình hoàn tất. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, đầu tư công là con dao hai lưỡi. Rất nhiều dự án công tiêu tốn rất nhiều chi phí của ngân sách nhưng không đem lại mấy hiệu quả cho người dân địa phương. Kinh tế và chính trị luôn luôn có tác động qua lại, tuy nhiên cũng cần phải dựa trên các tiêu chí về kinh tế để đánh giá hiệu quả của dự án.

Điều chỉnh lại chiến lược đầu tư công để hiệu quả và phù hợp với thực tế, đẩy mạnh đầu tư vào khu vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nếu chuyển bớt nguồn lực đầu tư vào những ngành công nghiệp làm ăn không hiệu quả sang phát triển nông nghiệp và nông thôn thì không những giúp tăng hiệu quả kinh tế mà còn cải thiện đời sống của rất nhiều người nghèo và giảm bớt tình trạng di cư vào các thành phố lớn (vốn đã quá tải) để kiếm sống. Chi tiết hơn, bên cạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng và cải thiện các dịch vụ cốt yếu cho người nông dân, cần tạo điều kiện giúp những hộ nông dân có thể dễ dàng vay vốn ưu đãi nhằm giúp họ phát huy sản xuất.

Chính phủ cũng cần xem xét lại các tiêu chí phân bổ đầu tư phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bất bình đẳng thu nhập giữa nông thôn và thành thị ở việt nam hiện nay (Trang 83 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)