thôn và thành thị
thôn và thành thị
Chuyển dịch từ nền kinh kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường thường khiến cho bất bình đẳng tăng cao, chúng ta có thể nói rằng chuyển dịch từ quá trình bình đẳng sang quá trình không bình đẳng, nếu để cho thị trường hoàn toàn điều phối xã hội. Ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa trước đây, chính phủ luôn theo đuổi bình đẳng và đó là vấn đề về nguyên tắc, đánh đổi với hiệu quả kinh tế. Thu nhập trước đây tuy thấp nhưng xã hội lại công bằng, các sản phẩm thiết yếu như lương thực, quần áo, nhà cửa ít nhiều đều được phân phối công bằng, không có địa chủ, bình đẳng giới được đảm bảo, giáo dục cơ bản và y tế được đảm bảo cho tất cả mọi người – mặc dù chất lượng dịch vụ có thể không cao.
Bên cạnh nguyên nhân về sắc tộc, về tôn giáo, thì sự chênh lệch về cuộc sống, khoảng cách giàu nghèo về cơ hội phát triển của cư dân nông thôn và cư dân đô thị là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự bất ổn xã hội, dẫn đến bất ổn về môi trường. Ở Việt Nam đối với nông dân nông thôn vấn đề cơ hội, vấn đề công bằng của họ trong quá trình phát triển công nghiệp hóa và đô thị hóa không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề ổn định chính trị xã hội và môi trường. Trong sự ổn định chính trị xã hội này, vấn đề công bằng xã hội ở nông thôn phải luôn luôn chú ý, nếu chủ quan, làm không đúng thì nó sẽ là nguy cơ gây bất ổn.
Có thể Nhà nước Việt Nam đã nhìn thấy mối nguy tiềm ẩn về sự bất ổn ở nông thôn, nên chính vì vậy vào năm 2008 Trung ương Đảng Cộng sản Việt