Khoảng cách thực tế về thu nhập giữa nông thôn và thành thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bất bình đẳng thu nhập giữa nông thôn và thành thị ở việt nam hiện nay (Trang 50 - 58)

Theo số liệu công bố hiện hành thì khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị không phải là cao, chỉ khoảng 2 lần. Tuy nhiên, xét đến thu nhập của người dân vẫn còn rất thấp, đặc biệt là người dân nông thôn, nhiều cuộc phỏng vấn cá biệt cho thấy, những người dân nông thôn được hỏi trả lời không thể kiếm được dù chỉ 500 – 1000 đồng/ngày. Số liệu của Ban chỉ đạo Tây Nam bộ công bố cho biết đồng bằng sông Cửu Long thu nhập của nhóm hộ nghèo nhất phổ biến chỉ từ 4.000-6.000 đồng/người/ngày và vì vậy họ phải

ra thành thị để tìm việc làm tạo thu nhập. Thêm vào đó việc tìm kiếm một việc làm tạo thu nhập ở nông thôn rất khó khăn, dù số liệu thống kê chính thức công bố tỷ lệ thất nghiệp 6 tháng đầu năm trong năm 2012 của lao động trong độ tuổi là 2,29%; trong đó khu vực thành thị là 3,62% và khu vực nông thôn là 1,65%.

So sánh với cùng kỳ năm 2011 có tỷ lệ thất nghiệp chung là 2,58%, thất nghiệp thành thị là 3,96% và nông thôn là 2,02% thì tỷ lệ thất nghiệp sáu tháng đầu năm 2012 tương đối thấp, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế vẫn tiếp tục tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên sáu tháng đầu năm 2012, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 3,06%; trong đó khu vực thành thị là 1,92%, khu vực nông thôn là 3,6%. Tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn thấp trong khi ở thành thị cao một phần do lao động không có việc làm ở nông thôn đã ra thành thị tìm việc. Con số thiếu việc làm của lao động ở nông thôn cao hơn thành thị cũng phản ánh công việc ở nông thôn không đầy đủ như ở thành thị.

Khi nhìn nhận về việc làm tại khu vực nông thôn, người lao động thường có cách nhìn nhận đơn giản là không thiếu việc làm. Nhưng công việc nghề nông thường chiếm tương đối lớn thời gian trong khi thu nhập thấp, chỉ giúp duy trì nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Nếu nhìn nhận về khía cạnh tìm kiếm công việc những lúc nông nhàn hay khi mất đất cần chuyển đổi công việc thì vô cùng khó khăn, hoặc nếu có thì không mang lại hiệu quả cao và ổn định. Tự tạo việc tự làm là tương đối quan trọng hơn ở khu vực nông thôn (chiếm hơn 70% tổng số việc làm) so với khu vực thành thị (chiếm dưới 10% tổng số việc làm). Điều này phản ánh cơ cấu việc làm và tầm quan trọng của các doanh nghiệp quy mô nhỏ ở nông thôn hơn ở thành thị. Nói chung, tự tạo việc làm giản đơn có thu nhập tương đối thấp không mang lại hiệu quả cao

Làm việc bán thời gian cũng phổ biến ở nông thôn hơn ở thành thị. Do đặc thù làm nông nghiệp theo mùa vụ nên lao động nông thôn có xu hướng tìm các công việc bán thời gian, điều này ảnh hưởng tới tập quán và tác phong công việc. Tại nhiều địa phương các công việc bán thời gian phục vụ mục đích duy trì cuộc sống hàng ngày ở mức thấp chứ chưa theo thói quen làm việc lâu dài, ổn định để tích lũy. Do làm việc bán thời gian không duy trì thường xuyên nên khó tạo thu nhập ổn định.

Việc làm và thu nhập là những chỉ tiêu cơ bản mà các cuộc điều tra lao động và việc làm đều cố gắng thu thập. Tuy nhiên, thu nhập là chỉ tiêu khó thu thập chính xác, nhất là đối với những lao động không phải là người làm công ăn lương như những người lao động tự do, người làm nông nghiệp.

Nhưng cần nói thêm là các số liệu thống kê chỉ cho thấy những con số có thể thu thập được. Chúng không phản ánh những nguồn thu nhập bất chính không được khai báo. Do đó, thực tế bất bình đẳng ở Việt Nam có thể cao hơn những con số được công bố. Ngoài ra, vấn đề càng trầm trọng hơn một khi người dân cảm thấy rằng một phần nào đó của bất bình đẳng không phải là do khả năng thực thụ đem lại.

Nhóm người có thu nhập thấp nhất ở nông thôn thu nhập theo giá thực tế tăng 3,3 lần từ năm 2002 đến 2010 thì nhóm thu nhập cao nhất ở nông thôn tăng 4,1 lần. Trong khi ở thành thị thu nhập của nhóm người có thu nhập thấp nhất theo giá thực tế tăng 3,44 lần từ năm 2002 đến 2010 và nhóm thu nhập cao nhất tăng 3,36 lần. Ta thấy các nhóm dân cư ở nông thôn và thành thị thu nhập đều tăng, cuộc sống đều cải thiện nhưng nhóm thu nhập thấp nhất ở nông thôn tăng chậm nhất và nhóm thu nhập cao nhất ở nông thôn tăng nhanh

nhất. Điều đó cũng giải thích con số chỉ khoảng cách giàu nghèo ở nông thôn nói riêng và cả nước nói chung đều tăng.

So sánh giữa nhóm có thu nhập cao nhất ở thành thị và nhóm có thu nhập thấp nhất ở nông thôn ta thấy mặc dù tỷ lệ không thay đổi nhiều qua các năm nhưng lại ở mức rất cao: năm 2002 là 14,9 lần, năm 2006 là 14,5 lần và năm 2010 là 15,1 lần. Điều này cho thấy khoảng cách lớn của các “cực thu nhập” giữa hai khu vực này.

Trong những năm qua nông nghiệp, nông dân và nông thôn nước ta đã có bước phát triển khá toàn diện và to lớn. Nhưng hiện nay, sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, thu nhập của nông dân từ sản xuất nông nghiệp còn thấp, đời sống của nông dân nhìn chung vẫn còn khó khăn. Hơn 85% số hộ nghèo của cả nước hiện đang sống ở các vùng nông thôn.

Gần đây, nhờ vào các nguồn dữ kiện mới (thí dụ như Vietnam Household Living Standards Surveys 2002-2003 và 2007-2008 hay Multi- Purpose Household Survey của Tổng cục Thống kê Việt Nam), các nhà kinh tế Việt Nam và nước ngoài đã làm một số nghiên cứu ứng dụng về phân phối và chênh lệch thu nhập/tiêu thụ tại Việt Nam (Pham, L.H. & Pham. T.V. 2010 tóm tắt phần lớn các nghiên cứu này). Rất nhiều nghiên cứu về phân phối (ví dụ như Dollar & Glewwe 2008, Glewwe, Gragnolati & Zaman 2010, Liu 2011, v.v) tập trung vào tiêu thụ thay vì thu nhập. Tuy số liệu thu nhập của Việt Nam chưa khả tín và phương pháp nghiên cứu chưa hoàn hảo, các phát hiện của những công trình nghiên cứu này khá đồng nhất với nhau. Các kết luận chính là: Tuy chênh lệch mức sống tại Việt nam có xu hướng tăng lên sau đổi mới, mức độ chênh lệch thu nhập tại Việt Nam tương đối thấp so với các nước láng giềng; phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn tại Việt

Nam tăng lên và khoảng cách kinh tế giữa các vùng tại Việt Nam cũng tăng lên.

Một điểm nữa cũng cần lưu tâm là nếu xét từ năm 2005-2009, tốc độ tăng giá của GDP hơn 50% nhưng sự thay đổi giá USD chỉ vào khoảng 14%. Như vậy, việc tính GDP bình quân đầu người theo USD như hiện nay (lấy GDP theo giá hiện hành chia cho tỷ giá liên ngân hàng) về thực chất không thể hiện đúng mức thu nhập vì nếu đồng tiền Việt Nam mất giá nhanh hơn đồng USD thì cũng đẩy thu nhập bình quân đầu người tính theo USD cao hơn. Số liệu thống kê cho thấy trong khi GDP bình quân đầu người năm 2009 tăng 1,14% so với năm 2008, thì tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người lại giảm 1,2%. Ở khu vực nông thôn thu nhập đã thấp hơn thành thị thì lại càng nghèo khó hơn.

Về chi tiêu, chi tiêu cho đời sống ở nông thôn năm 2010 là 890.000

đồng, chiếm 93,7% tổng chi và tăng 62,4% so với năm 2008. Ở khu vực thành thị chi tiêu cho đời sống là 1.726.000 đồng, chiếm 94,4% tổng chi và tăng 54,8% so với năm 2008. Trên cả nước, nhóm hộ giàu nhất có mức chi tiêu những hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng ngoài ăn uống lớn gấp 7,5 lần so với nhóm hộ nghèo nhất, trong đó chi về nhà ở, điện nước, vệ sinh gấp 11,7 lần, chi thiết bị vệ sinh và đồ dùng gia đình gấp 5,8 lần, chi văn hóa thể thao giải trí gấp 131. Khi phân tích số liệu của cả nước thì lưu ý là năm 2010, có 85% số dân thành thị thuộc 2 nhóm ngũ vị phân cao, trong khi gần 50% số dân nông thôn thuộc 2 nhóm ngũ vị phân thấp.

Tỉ lệ nghèo đói ở cả hai khu vực nông thôn và đô thị đều giảm dần

trong những năm gần đây, nhưng ở nông thôn không giảm nhanh bằng đô thị. Điều này đã làm cho sự chênh lệch về tỉ lệ nghèo giữa nông thôn và thành thị ngày càng doãng ra từ 2,4 lần (năm 1996) lên 2,46 lần (năm 2004), 2,52 lần

(năm 2010) và 3,11 lần (năm 2011). Từ 1996 đến 2011, tỷ lệ hộ nghèo của thành thị giảm 4,36 lần trong khi ở nông thôn chỉ giảm 3,39. Điều đó cũng có nghĩa rằng sự bất bình đẳng về tỉ lệ nghèo giữa nông thôn và thành thị ngày càng lớn, tức là nông thôn ngày càng nghèo đi “tương đối” nhiều hơn so với thành thị.

Sau khi mức chuẩn nghèo được điều chỉnh từ thu nhập 350.000 đồng /người/tháng lên 400.000 đồng/người/tháng tại nông thôn; từ 440.000 đồng /người/tháng lên 500.000 đồng/người/tháng tại khu vực thành thị thì năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo của cả nước tăng lên thành 14,2%, trong đó nông thôn là 17,4% và thành thị là 6,9%. Năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo của cả nước giảm xuống 12,6%, trong đó nông thôn là 15,9% và thành thị là 5,1%.

Khoảng cách giầu nghèo của cả nước năm 2002 và 2006 là 8,1 và 8,4; tăng mạnh lên 9,2 năm 2010. Trong khi tương ứng khoản cách này ở thành thị là 8,0; 8,2 và 7,9. Còn khu vực nông thôn là 6,6; 6,5 và tăng cao lên 7,5 vào năm 2010. Như vậy, khoảng cách giàu nghèo ở thành thị tương đối ổn định thì ở nông thôn lại có xu hướng tăng mạnh.

Vấn đề khác cũng rất cần lưu ý là thu nhập liên quan đến tài sản.

Chênh lệch tài sản ở Việt Nam trong những năm gần đây còn tăng nhanh hơn chênh lệch thu nhập, với sự tích tụ của cải hay nguồn lực của xã hội (đặc biệt là đất đai, vốn, quyền khai thác tài nguyên, quyền kinh doanh một số lĩnh vực có lợi nhuận cao…) ở quy mô lớn vào tay một số ít người, đồng thời làm cho một số lớn hơn nhiều bị mất hoặc giảm mạnh tài sản của mình (như nông dân mất đất canh tác). Tham nhũng, lãng phí lan rộng với mức độ ngày càng nặng nề cũng góp phần quan trọng tạo nên chênh lệch tài sản lớn hơn.

Có chuyên gia cho rằng chênh lệch tài sản lại làm tăng chênh lệch thu nhập. Thu nhập từ tài sản có thể lớn hơn nhiều so với các thu nhập khác của

những người thu nhập cao, trong khi mất tài sản có thể làm triệt tiêu nguồn thu nhập lâu dài, thậm chí kéo dài nhiều thế hệ, của nhiều gia đình. Không có số liệu thống kê chính thức nhưng khoảng cách chênh lệch về tài sản giữa nông thôn và thành thị chắc chắn lớn hơn khoảng cách chênh lệch về thu nhập.

Xét về mức độ đầu tư: Vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp trong

năm 2008 chỉ chiếm 0,32% trong tổng đầu tư FDI của cả nước. Năm 2009, tỷ lệ này chỉ ở mức 0,58%. Giai đoạn từ năm 1988-2009, trong 21 năm, vốn FDI đầu tư cho ngành nông nghiệp cũng chỉ chiếm tỷ lệ 2,3%, dù giai đoạn này nông nghiệp chiếm đến 27,7% GDP. Tính đến ngày 14/7/2010, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nông nghiệp còn hiệu lực là 485 dự án với tổng số vốn đầu tư là 3,076 tỷ USD, chiếm 4,1% tổng số dự án và 1,63% tổng số vốn của dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực của cả nước. Theo thống kê gần đây FDI đầu tư cho ngành nông nghiệp xuống còn dưới 1% tổng nguồn vốn mà Việt Nam thu hút được, còn đầu tư của tư nhân trong nước thì chỉ chiếm từ 13% đến 15% tổng số đầu tư mới của mỗi năm.

Đầu tư cho nông nghiệp năm 2009 chỉ bằng 6,26% tổng đầu tư toàn xã hội (trong khi GDP của ngành này là 20,91%) và hiện đầu tư vào nông nghiệp chỉ chiếm chưa đến 3% tổng GDP.

Theo báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, giai đoạn 2006-2011, tổng đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ là 432.788 tỷ đồng, bằng 49,67% tổng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ. Trong đó, đầu tư cho phát triển sản xuất các ngành nông – lâm - ngư nghiệp là 153.548 tỷ đồng, chiếm 35,48%. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, giảm nghèo ở nông thôn là 279.240 tỷ đồng, chiếm 64,52%.

Như vậy, khu vực nông thôn chiếm 70% dân số nhưng chỉ được đầu tư 50% từ vốn ngân sách nhà nước. Vốn đầu tư FDI cho nông nghiệp hiện chỉ

đạt 1% và đầu tư của tư nhân chỉ đạt 13% – 15%. Người dân nông thôn sẽ nhận thấy được đầu tư ít hơn thành thị rất nhiều, tài sản ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn.

Tổng đầu tư xã hội ở nước ta khoảng 35 - 40% GDP. Trong đó, chi tiêu Nhà nước chiếm hơn 50%. Chi của Nhà nước có nhiều khoản, chi phí văn phòng, mua xe cũng thất thoát nhưng thất thoát trong nguồn vốn đầu tư phát triển (khoảng 30% tổng đầu tư xã hội) được biết đến nhiều nhất. Mà nếu để thất thoát khoảng 25% lượng vốn này thì nó tương đương 4-5% GDP, cũng có thể hiểu thất thoát ấy sẽ kéo tụt tốc độ tăng GDP xuống từ 4- 5%. Những nguồn thất thoát, thu nhập bất chính này ở lại thành thị nhiều hơn. Người dân cảm nhận rõ ràng thấy người dân thành thị giầu hơn nông thôn. Những khoản thu nhập này không được thể hiện trong số liệu thống kê chính thức của Nhà nước ở mục trên. Hệ số Gini của Việt Nam hiện là 0,43, hệ số này chưa tính tới bất bình đẳng bắt nguồn từ chênh lệch về tài sản và thu nhập, từ thừa kế, đầu cơ đất đai, chứng khoán, tham nhũng… Do vậy trên thực tế tình trạng bất bình đẳng thu nhập thực tế ở thành thị so với nông thôn của Việt Nam có thể cao hơn mức phản ánh của hệ số Gini và số liệu đã công bố.

Trong lúc tổng thu nhập quốc gia ngày càng nhỏ so với GDP (năm 2000 tỷ lệ này là 98,6% GDP đến năm 2009 giảm còn 94% GDP) thì tỷ lệ tiết kiệm từ nền kinh tế cũng giảm nhanh chóng, đặc biệt từ 2006 đến nay (từ 36% xuống còn 29% GDP). Tiết kiệm của nội bộ nền kinh tế là nguồn cơ bản để đầu tư, thế nhưng tỷ lệ tiết kiệm trên tổng vốn đầu tư hàng năm lại giảm nhanh, từ 87% của năm 2006 xuống chỉ còn 67% trong năm 2009. Như vậy là trong 4 năm, tỷ lệ này giảm gần 20%.

Hiện tại các con số thực tế về chênh lệch thu nhập của các nhóm dân cư, nhóm ngành nghề, thậm chí nhóm các vùng miền đang gia tăng khoảng

cách và gia tăng số người có thu nhập thấp do khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp triền miền đặc biệt là những ngành nghề sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ, thủ công, nông nghiệp, chế biến, sản phẩm công nghiệp, lắp giáp... vì khả năng tiêu thụ sản phẩm giảm mạnh trên cả thị trường trong nước và quốc tế.

Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kỉnh tế của Việt

Nam cũng bị ảnh hưởng, mặc dù thu nhập của người dân thành thị và nông thôn đều tăng nhưng chi tiêu cũng tăng cao. Từ năm 2008 đến năm 2010, chi tiêu của người dân thành thị tăng 1,46 lần thì người dân nông thôn tăng 1,53 lần, trong khi tích lũy bằng tiền mặt của người dân thành thị nông thôn đều giảm 1,19 lần và người dân nông thôn giảm 1,19. Mức tích lũy của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bất bình đẳng thu nhập giữa nông thôn và thành thị ở việt nam hiện nay (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)