Tổ chức đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân viên kinh doanh của tổng công ty cổ phần bưu chính viettel (Trang 30 - 32)

1.3. Quy trình đào tạo

1.3.4. Tổ chức đào tạo

- Thời gian, địa điểm đào tạo:

Thời gian cho một chƣơng trình đào tạo cần phải đƣợc xác định kỹ ngay khi lập kế hoạch vì việc này có thể giúp tổ chức chủ động hơn trong việc phân bổ chỉ tiêu học, chi phí đào tạo, giáo viên đƣợc lựa chọn phù hợp. Tùy vào nội dung chƣơng trình đào tạo, đối tƣợng đƣợc đào tạo, và giáo viên giảng dạy để bố trí thời gian cho phù hợp với khóa học nhằm vừa đảm bảo nhu cầu sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Thời gian đào tạo có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn và phụ thuộc vào các yếu tố khác nhƣ thời gian đào tạo định kỳ cho một số lĩnh vực mà cấp trên giao, đào tạo gấp khi cần thiết mà không cố định thời gian định kỳ.

- Ngân sách cho đào tạo:

Trƣớc khi thực hiện đào tạo, căn cứ vào tình hình tài chính, doanh nghiệp cần phải tiến hành dự tính chi phí cho đào tạo để lựa chọn hình thức đào tạo cho phù hợp. Chi phí đào tạo cũng là căn cứ để đánh giá hiệu quả đào tạo sau này.

Chi phí đào tạo là toàn bộ những chi phí di n ra trong quá trình ngƣời lao động tham gia khóa học và những chi phí khác liên quan đến quá trình đào tạo. Các chi phí này bao gồm: chi phí thuê giáo viên, thuê cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, chi phí về dụng cụ học tập của học viên, chi phí về lƣơng của ngƣời lao động khi đi học. Ngoài ra, còn có chi phí cơ hội và khoản chi phí bỏ lỡ cho học viên khi không tham gia lao động.

Vấn đề đặt ra là phải tiết kiệm chi phí đào tạo ra sao, để vừa đảm bảo hiệu quả đào tạo vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Trong thực tế, các doanh nghiệp thƣờng rất d tính toán các khoản chi phí trong đào tạo, nhƣng lại rất khó xác định đƣợc hiệu quả, lợi ích do đào tạo mang lại, nhất là đối với các khóa đào tạo để bồi dƣỡng nâng cao năng lực quản trị. Đây cũng là lý do chính khiến không ít doanh nghiệp ngần ngại trong việc đầu tƣ vào việc đào tạo và phát triển lực lƣợng lao động, nguồn nhân sự của doanh nghiệp; mà thƣờng có khuynh hƣớng tuyển dụng các nhân viên đã đƣợc đào tạo sẵn, tức là đã có đủ năng lực, chuyên môn cho yêu cầu công việc của doanh nghiệp. Cho nên trên thị trƣờng lao động thực tế, đã có những doanh nghiệp cạnh tranh rút chất xám hoặc các nhân sự giỏi, có chất lƣợng của nhau, thay vì có kế hoạch chủ động đào tạo, phát triển nhân viên tại chỗ.

Doanh nghiệp phải tính toán để xác định chi phí đào tạo cho hợp lý và có hiệu quả.

- Lựa chọn giáo viên:

tạo là rất quan trọng và cần thiết. Giáo viên có thể là nhân viên lành nghề, các cấp lãnh đạo tại tổ chức (ngƣời có thâm niên làm việc lâu, có kinh nghiệm giảng dạy, am hiểu trong lĩnh vực cần đào tạo…), hoặc có thể kí hợp đồng thuê giáo viên ngoài từ các trung tâm đào tạo chuyên nghiệp, giảng viên từ các trƣờng đại học, giáo sƣ, tiến sĩ …để có thể thiết kế nội dung và chƣơng trình đào tạo phù hợp nhất với tình hình thực tế tại tổ chức. Việc kết hợp giáo viên bên ngoài cùng với những ngƣời có kinh nghiệm lâu năm của tổ chức giúp học viên có thể tiếp cận đƣợc với nhiều cái kiến thức mới mà không xa rời với thực tế làm việc. Các giáo viên cần phải đƣợc tuyển chọn kỹ càng, đƣợc tập huấn nắm vững những mục tiêu cơ cấu của các chƣơng trình đào tạo chung của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân viên kinh doanh của tổng công ty cổ phần bưu chính viettel (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)