3.4.2 .Xác định nhu cầu đào tạo
3.4.7. Đánh giá sau đào tạo
Đánh giá đào tạo là khâu cuối cùng trong một chu trình đào tạo nhƣng lại là tiền đề cho một chu trình đào tạo mới. Căn cứ kết quả đánh giá đào tạo của mỗi chƣơng trình đào tạo, nhà quản trị và ngƣời làm công tác đào tạo có thêm căn cứ để xác định nhu cầu đào tạo cho giai đoạn tiếp theo của doanh nghiệp. Với lý do nhƣ vậy, đánh giá đào tạo đƣợc coi là một nội dung quan trọng của công tác đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp.
Tại TCT Bƣu chính Viettel, đánh giá đào tạo đang đƣợc thực hiện với 2 nội dung là đánh giá kết quả học tập của nhân viên kinh doanh sau đào tạo và đánh giá công tác tổ chức đào tạo nói chung.
Với nội dung thứ nhất về đánh giá kết quả học tập của học viên sau đào tạo, hiện TCT mới chỉ tập trung đánh giá kết quả học tập, tiếp thu kiến thức sau mỗi khóa đào tạo. Cụ thể là tổ chức cho nhân viên làm bài kiểm tra trực tiếp ngay sau khi đào tạo và lấy kết quả đó làm thƣớc đo đánh giá mức độ hoàn thành khóa đào tạo. Việc kiểm tra đánh giá thƣờng đƣợc thực hiện theo hình thức thi trả lời câu hỏi trắc nghiệm trên hệ thống đào tạo nội bộ của Tổng
công ty và đƣợc áp dụng đối với cả nội dung đào tạo kiến thức về sản phẩm dịch vụ, nghiệp vụ và đào tạo về kỹ năng. Với hệ thống elearning này, học viên sau khi làm bài kiểm tra sẽ biết đƣợc ngay kết quả. Nhƣ vậy, còn một phần quan trọng nữa của việc đánh giá học viên sau đào tạo là đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học viên thì Tổng công ty hiện chƣa có dữ liệu đánh giá một cách chính thức. Việc đánh giá này là rất quan trọng để đánh giá tính hiệu quả của việc đào tạo. Bởi mỗi chƣơng trình đào tạo đều phát sinh chi phí và doanh nghiệp đều có mục tiêu và mong muốn một cách rõ ràng là kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhân viên phải tốt lên sau khi đƣợc đào tạo, đối với nhân viên kinh doanh thì cần phải đạt doanh số cao hơn so với trƣớc khi đào tạo. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải đƣợc thực hiện sau một khoảng thời gian nhất định thì mới đánh giá đƣợc và Tổng công ty hiện chƣa có hệ thống theo dõi một cách toàn diện quá trình này để giúp cho các nhà quản lý và những ngƣời làm công tác đào tạo có công cụ để thực hiện việc đánh giá.
Một số kết quả đánh giá đào tạo của công ty đƣợc thể hiện tại Bảng 3.8:
Bảng 3.8. Đánh giá kết quả đào tạo
Nội dung \ Năm 2015 2016 2017 2018
Tổng số nhân viên kinh doanh đƣợc
đào tạo 168 224 275 303 - Kết quả Đạt Số lƣợng 150 205 246 283 Tỉ lệ 89,3% 91,5% 89,5% 93,4% - Kết quả Không đạt Số lƣợng 18 19 26 20 Tỉ lệ 10,7% 8,5% 9,5% 6,6% (Nguồn: Phòng Tổ chức lao động)
Nhìn vào bảng trên cho thấy tỉ lệ nhân viên kinh doanh có kết quả kiểm tra ở mức “Đạt” là rất cao và cơ bản có sự tiến bộ qua các năm. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát đối với nhân viên kinh doanh tham gia đào tạo, vẫn còn khoảng hơn 21,5% có ý kiến rằng nội dung câu hỏi kiểm tra của một số chƣơng trình đào tạo còn ở mức đơn giản hoặc không liên quan đến nội dung đào tạo. Tuy nhiên, số liệu tại Bảng 3.9 lại cho thấy một số lƣợng không nhỏ nhân viên kinh doanh (43,4%) cho rằng hiệu quả công việc của mình không cải thiện hơn sau khi đƣợc đào tạo. Có thể có bốn trƣờng hợp xảy ra: Trƣờng hợp thứ nhất, nội dung các khóa đào tạo chƣa thực sự gắn liền với công việc kinh doanh của nhân viên; trƣờng hợp thứ hai, nội dung của khóa học gắn liền với công việc kinh doanh của nhân viên nhƣng các nhân viên tham gia khóa học chƣa áp dụng đƣợc những kiến thức đã đƣợc đào tạo vào công việc của mình; trƣờng hợp thứ ba, phƣơng pháp giảng dạy, cách thức truyền đạt của giảng viên chƣa tiếp cận đƣợc đến ngƣời học; trƣờng hợp thứ tƣ, ngƣời học chƣa thực sự cầu tiến trong việc tham gia các khóa đào tạo, chủ yếu tham gia vì quy định, và vì các bài kiểm tra định kỳ của Tổng công ty.
Bảng 3.9. Đánh giá của nhân viên về nội dung kiểm tra sau đào tạo
Nội dung đánh giá Đồng ý Không
đồng ý Tổng cộng
Anh/chị có ít nhất một lần cho rằng nội dung bài kiểm tra sau khóa đào tạo là đơn giản hoặc không liên quan đến nội dung kiến thức đƣợc đào tạo
61 222 283
21,5% 88,5% 100%
Anh/chị có cảm nhận đƣợc mình làm việc có hiệu quả hơn sau mỗi khóa đào tạo
123 160 283
43,4% 56,6% 100%
Với nội dung thứ hai về đánh giá chính bản thân công tác tổ chức đào tạo, theo ghi nhận của tác giả, sau mỗi chƣơng trình đào tạo, Phòng Tổ chức lao động của TCT đều đã có báo cáo đánh giá kết quả, trong đó có rút kinh nghiệm các điểm đạt đƣợc và hạn chế của chƣơng trình đào tạo đó. Nhƣ vậy, những ngƣời làm công tác đào tạo của công ty đều đã có ý thức nhìn nhận và đánh giá lại chính công việc của mình để có biện pháp cải tiến, khắc phục những tồn tại để hƣớng tới những kết quả tốt hơn trong tƣơng lai.
Nhìn nhận lại hoạt động đánh giá đào tạo của TCT Bƣu chính Viettel giai đoạn này, có thể thấy công ty đã đạt đƣợc một số ƣu điểm, nhƣng cũng còn tồn tại những hạn chế nhất định cụ thể nhƣ sau:
Về ưu điểm:
- Hoạt động đánh giá đào tạo có sự chuẩn bị khá tốt và đƣợc định hƣớng ngay từ khâu lập kế hoạch đào tạo. Các nội dung câu hỏi, đề thi kiểm tra học viên sau đào tạo đƣợc chuẩn bị sẵn trên hệ thống elearning.
- Việc chấm điểm, đánh giá kết quả học tập của học viên đảm bảo tính khách quan do việc kiểm tra và chấm điểm đƣợc thực hiện trực trực tiếp trên máy tính và không có sự can thiệp của con ngƣời.
Về hạn chế:
Chƣa triển khai đƣợc một cách có hệ thống việc đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên kinh doanh sau mỗi khóa đào tạo, mặc dù việc đánh giá này là cần thiết và quan trọng hơn nhiều so với đánh giá việc ghi nhớ và học hiểu của nhân viên thông qua thi, kiểm tra. Vì mục tiêu của đào tạo là để nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên, góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT.